Điều kiện áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế? Quy định về trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế? Quy định về sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn?
Trong giai đoạn hiện nay, việc ký kết các thoả thuận quốc tế ngày càng trở nên phổ biến và đã góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng, phức tạp như bảo vệ chủ quyền biển đảo, đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia. Thông qua các thoả thuận quốc tế đất nước ta đã tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, triển khai nhiều chương trình kinh tế – xã hội, trong đó có xóa đói, giảm nghèo, khắc phục thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế vẫn còn nhiều phức tạp, nhiều trường hợp chỉ cần áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn để đảm bảo việc ký kết diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Điều kiện áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế:
Điều kiện áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế được quy định cụ thể như sau:
– Trình tự, thủ tục rút gọn được áp dụng đối với việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ trong trường hợp đáp ứng các điều kiện cụ thể sau đây:
+ Trình tự, thủ tục rút gọn được áp dụng đối với việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ khi việc ký kết thỏa thuận quốc tế phải phù hợp với chủ trương, đề án đã được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội phê duyệt hoặc đã được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội kiến nghị cấp có thẩm quyền và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ủy quyền ký.
+ Một điều kiện nữa đó là cần phải xử lý gấp do yêu cầu về chính trị, đối ngoại.
– Trình tự, thủ tục rút gọn áp dụng đối với việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cơ quan trung ương của tổ chức trong trường hợp đáp ứng một trong các điều kiện cụ thể sau đây:
+ Trình tự, thủ tục rút gọn áp dụng đối với việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cơ quan trung ương của tổ chức khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép ký trong chuyến thăm của đoàn cấp cao Việt Nam tại nước ngoài hoặc của đoàn cấp cao nước ngoài tại Việt Nam.
+ Trình tự, thủ tục rút gọn áp dụng đối với việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cơ quan trung ương của tổ chức khi cần phải xử lý gấp do yêu cầu về chính trị, đối ngoại, cứu trợ khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.
Như vậy, để được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế thì cần đáp ứng các điều kiện pháp luật cụ thể được nêu trên. Trong trường hợp khi các chủ thể không đáp ứng các điều kiện này thì trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế sẽ được thực hiện theo trình tự, thủ tục thông thường theo đúng quy định pháp luật.
2. Quy định về trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế:
Trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước được quy định cụ thể như sau:
– Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sẽ gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế để lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.
– Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 40 của Luật Thoả thuận quốc tế.
– Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế theo chủ trương, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật Thoả thuận quốc tế.
– Dối với trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến về sự cần thiết ký kết thỏa thuận quốc tế; việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật Thoả thuận quốc tế. Điều kiện áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật Thoả thuận quốc tế, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm kiến nghị Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước. Hồ sơ trình bao gồm các tài liệu quy định tại Điều 28 của Luật Thoả thuận quốc tế. Việc ký kết thỏa thuận quốc tế được tiến hành sau khi có văn bản đồng ý của Chủ tịch nước và tuân theo đúng các quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội được quy định cụ thể như sau:
– Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế để lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.
– Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 40 của Luật Thoả thuận quốc tế.
– Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế theo chủ trương, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật Thoả thuận quốc tế.
– Đối với trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội với cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến về sự cần thiết ký kết thỏa thuận quốc tế; việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật Thoả thuận quốc tế; điều kiện áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật Thoả thuận quốc tế, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội có trách nhiệm trình Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách đối ngoại của Quốc hội cho ý kiến về việc ký kết thỏa thuận quốc tế trước khi trình Chủ tịch Quốc hội quyết định việc ký kết. Hồ sơ trình bao gồm các tài liệu quy định tại Điều 28 của Luật Thoả thuận quốc tế. Việc ký kết thỏa thuận quốc tế được tiến hành sau khi có văn bản đồng ý của Chủ tịch Quốc hội.
Trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ được quy định cụ thể như sau:
– Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế để lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.
– Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 40 của Luật Thoả thuận quốc tế.
– Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế theo chủ trương, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật Thoả thuận quốc tế.
– Đối với trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến về sự cần thiết ký kết thỏa thuận quốc tế; việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tai Điều 3 của Luật Thoả thuận quốc tế; điều kiện áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật Thoả thuận quốc tế, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ. Hồ sơ trình bao gồm các tài liệu quy định tại Điều 28 của Luật Thoả thuận quốc tế. Việc ký kết thỏa thuận quốc tế được tiến hành sau khi có văn bản đồng ý của Thủ tướng Chính phủ và tuân theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức được quy định cụ thể như sau:
– Cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế để lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.
– Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 40 của Luật Thoả thuận quốc tế.
Như vậy, pháp luật đã ban hành quy định cụ thể về trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước; trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội; trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ; trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức. Các chủ thể khi tiến hành ký kết thỏa thuận quốc tế theo thủ tục rút gọn cần căn cứ vào các quy định được nêu trên để đảm bảo quá trình thực hiện thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế diễn ra chính xác và đúng thẩm quyền.
3. Quy định về sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn:
Việc sửa đổi bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế theo trình tự thủ tục rút gọn mang lại những tối ưu về mặt thời gian, thủ tục nhanh gọn và dễ dàng hơn
Việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn được quy định như sau:
– Đối với những sửa đổi, bổ sung, gia hạn thoả thuận quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn mang tính chất kỹ thuật, thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và không ký kết thỏa thuận quốc tế mới, cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cơ quan trung ương của tổ chức không nhất thiết phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan.
Đối với trường hợp được lấy ý kiến, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn được pháp luật quy định cụ thể là ba ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến.
– Đối với trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ định cụ thể đối với cơ quan được sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận quốc tế thì cơ quan đó sẽ có thẩm quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung mà không phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan, trừ trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền quyết định ký kết thỏa thuận quốc tế có quyết định khác. luật
Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn sẽ được thực hiện cụ thể theo quy định được nêu trên. Việc quy định như vậy là hợp lý nhằm để đảm bảo chức năng, vai trò cụ thể của các cơ quan, tổ chức khi tham gia ký kết thỏa thuận quốc tế.