Quy định của pháp luật về pháp luật chuyên ngành thay luật doanh nghiệp? Khi nào áp dụng pháp luật chuyên ngành thay luật doanh nghiệp? Việc lựa chọn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật?
Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam đang được xây dựng và phát triển để phù hợp với thực tế của xã hội, có rất nhiều các quy định khác nhau về các lĩnh vực và việc áp dụng pháp luật cũng đang được quan tâm, vậy làm sao để áp dụng đúng quy định của pháp luật hay trong các trường hợp cụ thể như Khi nào áp dụng pháp luật chuyên ngành thay luật doanh nghiệp thì được quy định cụ thể như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật 2015
Mục lục bài viết
1. Quy định về áp dụng pháp luật chuyên ngành thay luật doanh nghiệp:
Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và các cơ quan hay nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, để nhằm các biệt hóa quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, các trường hợp đối với cá nhân, đối với các tổ chức cụ thể quy định. Hay đó là hành vi của cơ quan nhà nước, đối với các cán bộ, các công chức có thẩm quyền hay một tổ chức được giao quyền, và căn cứ vào quy định của pháp luật để giải quyết một trường hợp cụ thể theo quy định. Việc áp dụng pháp luật chuyên nghành trong một số trường hợp đê thay thế cho luật doanh nghiệp căn cứ dựa trên
Ví dụ: Xử một việc phạm tội, giải quyết một vụ tranh chấp về dân sự, kinh tế… xác định quyền hoặc nghĩa vụ của một công dân,…. Áp dụng pháp luật chuyên ngành cần phải tiến hành theo trình tự, các thủ tục do pháp luật quy định trong chuyên nganh đó thay thế cho Luật Doanh nghiệp theo quy định, luật cụ thể hay kết hợp những văn bản khác liên quan trực tiếp đến vấn đề cần giải quyết để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
2. Khi nào áp dụng pháp luật chuyên ngành thay luật doanh nghiệp:
Tại Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về vấn đề áp dụng pháp luật doanh nghiệp và pháp luật chuyên ngành như sau: “Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của Luật đó.”
Như vậy, theo quy định trên thì các vấn đề liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp nếu được quy định cụ thể tại các văn bản chuyên ngành thì áp dụng các quy định trong văn bản đó. Các luật chuyên ngành liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lí, tổ chức lại, giải thể và hoạt động của doanh nghiệp như trong các văn bản luật hay các văn bản chuyên ngành dưới luật như các nghị định, thông tư.
Ví dụ khi tiến hành đăng kí kinh doanh,
3. Việc lựa chọn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật:
Tại Điều 156 Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH 13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 quy định về áp dụng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.
Như vậy, Theo quy định trên, khi lựa chọn văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng, cần lưu ý một số điểm đó là Đầu tiên về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật thì Văn bản quy phạm pháp luật được quy định áp dụng theo các nguyên tắc theo quy định đó là: Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực thi hành. Theo quy định tại Điều 151
1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
2. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
Như vậy, Đối với các Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có quy định hiệu lực trở về trước, thì áp dụng theo quy định đó Thứ hai đó là việc lựa chọn áp dụng văn bản pháp luật trong các trường hợp khác nhau như:
– Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Hiệu lực pháp lý của từng nhóm văn bản quy định pháp luật được trình bày ở trên.
– Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau, thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
Trên thực tế, có những trường hợp hai văn bản cùng quy định về một vấn đề, ví dụ như việc thay thế các văn bản pháp luật chuyên ngành thay cho Luật Doanh nghiệp, trong đó một văn bản quy định một cách chung nhất và một văn bản quy định mang tính chất chuyên sâu trong một lĩnh vực quản lý cụ thể của pháp luật. Đối với các trường hợp này, thông thường văn bản quy định chuyên sâu phù hợp với điều kiện quản lý đặc thù của từng ngành, với từng lĩnh vực hơn văn bản quy định chung khác nhau và Nếu văn bản chuyên ngành ban hành sau văn bản quy định chung thì việc lựa chọn văn bản chuyên ngành để áp dụng không trái với quy định của pháp luật, nhưng nếu văn bản chuyên ngành ban hành trước văn bản quy định chung thì lựa chọn văn bản nào để áp dụng là vấn đề khó khăn đối với việc áp dụng các quy định và tiềm ẩn khả năng áp dụng pháp luật không thống nhất với nhau. Trong trường hợp này, cần cân nhắc kỹ dối với từng vụ việc cụ thể để có sự lựa chọn phù hợp nhất theo quy định