Vai trò của hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ? Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ?
Hiện nay hóa đơn điện tử được xem là xu hương tất yếu của thời đại mà doanh nghiệp cần hòa nhập, có thể nói rằng hóa đơn điện tử rất có ý nghãi đối với nhu cầu điện tử hóa các thủ tục hành chính như hiện nay thì hóa đơn điện tử là một điển hình khi nói về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:
Căn cứ theo quy định tại nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ quy định cụ thể như sau:
” Điều 12. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
2. Doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và đảm bảo việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế (trừ trường hợp nêu tại khoản 3 Điều này và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế) khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
3. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
4. Hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện sổ sách kế toán, sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 03 (ba) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề từ 10 (mười) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc diện bắt buộc nhưng có thực hiện sổ sách kế toán, có yêu cầu thì cũng được áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định.
5. Hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, bán lẻ hàng tiêu dùng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng tại một số địa bàn có điều kiện thuận lợi thì triển khai thí điểm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế từ năm 2018. Trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm sẽ triển khai trên toàn quốc.
6. Hộ, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế tại khoản 4 Điều này nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh và phải khai, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
7. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc thực hiện đối với các trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế; hướng dẫn áp dụng hóa đơn điện tử đối với các trường hợp rủi ro cao về thuế; kết nối chuyển dữ liệu điện tử từ các ngân hàng thương mại hoặc cổng thanh toán điện tử quốc gia với cơ quan thuế; hướng dẫn việc cấp và khai xác định nghĩa vụ thuế khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh và các nội dung khác cần thiết theo yêu cầu quản lý.”
Như vậy căn cứ theo quy định này ta thấy rằng pháp luật đã đưa ra các quy định cụ thể để áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cụ thể thì đây là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP bằng phương tiện điện tử.
Bên cạnh đó thì hóa đơn điện tử dưới nhiều hình thức và hóa đơn điện tử có thể được khởi tạo từ máy tính tiền (Hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền không bắt buộc có chữ ký số và được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế (kể cả bản sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế) nhưng phải đảm nhận biết được.) có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo chuẩn định dạng dữ liệu của cơ quan thuế.
Theo đó cũng thấy rằng hóa đơn điện tử được xem là yếu tố cần thiết để gia tăng sự uy tín và cạnh tranh. Doanh nghiệp nếu vẫn dùng hình thức hóa đơn giấy truyền thống chính là đang tự ‘buộc chân’ mình, là rào cản để tiếp cận số hóa. Mọi giao thương thương mại điện tử có thể tiến hành trong vài phút. Người mua thanh toán qua internet, người bán gửi hóa đơn điện tử tức thì cho khách hàng chính vì thế nên cần tuân thủ quy định về áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ để thực hiện tốt hơn.
2. Vai trò của hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:
Thời đại kinh tế số là cơ hội kinh doanh, hợp tác cho doanh nghiệp trên toàn cầu. Doanh nghiệp có thể kết nối kinh doanh với doanh nghiệp trên thế giới thông qua internet. Các thủ tục hành chính cần thiết đang dần được điện tử hóa, trong đó không thể bỏ qua hóa đơn điện tử.
Hóa đơn điện tử được đánh giá là cú hích cải cách hành chính Thuế, giúp doanh nghiệp cải thiện và phát triển môi trường kinh doanh, từ đó làm lành mạnh hóa nền tài chính nước nhà. Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định chậm nhất là 1/7/2022 doanh nghiệp phải hoàn thành chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử.
Đây không chỉ là quy định bắt buộc của Chính phủ về thời gian áp dụng hóa đơn điện tử mà còn là cơ hội giúp doanh nghiệp chủ động và linh thời gian chuẩn bị chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử đồng bộ trên phạm vi toàn quốc.
Mang đến nhiều lợi ích tích cực cho doanh nghiệp, từ việc cung cấp đa dạng giải pháp thanh toán cho khách hàng, gửi và nhận thanh toán linh động. Lập hóa đơn điện tử ngay trên di động, thúc đẩy quá trình nhận thanh toán và hạch toán kế toán nhanh chóng. Từ đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa quy trình vận hành và bước đầu bước chân vào thời kỳ hội nhập toàn cầu.
Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố chuyên môn nghiệp vụ mà còn thể hiện ở lợi thế và thực lực trong việc tiếp nhận và xử lý yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng. Và hóa đơn điện tử chính là công cụ giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp khác trong thời đại công nghệ số.