Kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo là một trong những hình thức kỷ luật ở mức độ thấp và thường được áp dụng. Vậy cảnh cáo là gì? Quy định về việc áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cảnh cáo là gì?
Cảnh cáo là một hình thức xử phạt vi phạm khi một người nào đó khi bị vi phạm kỉ luật, làm sai nguyên tắc, quy tắc hay yêu cầu ở mức có thể sửa sai. Hình thức kỷ luật cảnh cáo là hình thức xử phạt trong nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau: Xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật lao động, xử lý hình sự…
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi hiện là viên chức bị kỷ luật cảnh cáo, trong quyết định kỷ luật không ghi thời hạn là bao nhiêu tháng và cũng không ghi kéo dài thời gian nâng lương, như vậy tôi có bị kéo dài thời gian nâng lương không, nhưng theo Nghị định 27/2012/NĐ-CP thời hạn kỷ luật đối với viên chức tối đa 2 tháng, hiện nay đã 3 tháng rồi, vậy có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Nghị định 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2012 thời hạn xử lý kỷ luật viên chức áp dụng như sau:
“Điều 8. Thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
2. Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để làm rõ thêm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật, nhưng không quá 04 tháng.”
Bạn cần phải xem xét có thêm quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật hay không? phải xác định thời hạn xử lý có quá thời hạn mà pháp luật quy định không để yêu cầu giải quyết.
Tiếp theo là vấn đề kéo dài thời hạn nâng lương, áp dụng theo quy định của Thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 07 năm 2013, sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV. Trong thời gian giữ bậc lương hiện giữ, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định như sau:
+ Kéo dài 12 tháng (một năm) đối với các trường hợp:
– Cán bộ bị kỷ luật cách chức;
– Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;
– Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.
+ Kéo dài 06 (sáu) tháng đối với các trường hợp:
+ Kéo dài 03 tháng đối với viên chức bị kỷ luật khiển trách.
+ Trường hợp vừa bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
+ Trường hợp bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ do bị kỷ luật (cùng một hành vi vi phạm) thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo hình thức kỷ luật tương ứng quy định tại điểm a, b, c khoản này.
+ Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng: nếu đã có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật hành chính; nếu không có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật Đảng
2. Có được áp dụng đồng thời hai hình phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư: Ngày 30/01/2014, ông Trần Anh có hành vi xây dựng nhà trái phép. Ngày 01/02/2016, chủ tịch UBND quận X đã quyết định xử phạt hành chính đối với ông Trần Anh là cảnh cáo, phạt tiền và buộc tháo giỡ công trình xây dựng trái phép. Em hỏi là Quyết định của chủ tịch UBND quận X Đúng hay Sai?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 4 Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
“- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng là 01 năm.
– Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, quản lý phát triển nhà và công sở là 02 năm.
– Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
+ Khi người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện có vi phạm hành chính mà vi phạm hành chính này đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày dự án được bàn giao, đưa vào sử dụng;
+ Khi người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện có vi phạm hành chính mà vi phạm hành chính này đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
+ Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này. Thời gian cơ quan có thẩm quyền thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
– Trong thời hiệu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”
Điều 1 Thông tư 02/2014/TT-BXD quy định chi tiết thi hành điểm a, khoản 2, Điều 4 Nghị định 121/2013/NĐ-CP hướng dẫn như sau:
“- Thời điểm bàn giao, đưa vào sử dụng được xác định như sau:
+ Đối với công trình sử dụng vốn nhà nước là ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng hoặc ngày chủ đầu tư ký biên bản bàn giao công trình cho chủ quản lý, chủ sử dụng công trình;
+ Đối với công trình sử dụng vốn khác là ngày công trình, hạng mục công trình được đưa vào sử dụng.
– Đối với dự án có nhiều công trình, hạng mục công trình thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính đối với từng công trình, hạng mục công trình.”
Theo đó, khi phát hiện có vi phạm mà vi phạm hành chính này đã kết thúc thì thời điểm tính thời hiệu đối với hành vi vi phạm được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày dự án được bàn giao, đưa vào sử dụng.
Vậy nên thời điểm tính thời hiệu là khi căn nhà được xây xong đưa vào sử dụng. Nếu tính đến thời điểm này thời hiệu 02 năm vẫn chưa hết thì cơ quan có thẩm quyền ra
Căn cứ Điều 68 Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
“1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định này.( Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính; Buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ;Các biện pháp khác)“
Mặt khác, căn cứ Điều 21
“1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
3. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.”
Như vậy vậy, quyết định cảnh cáo, phạt tiền và buộc tháp giỡ công trình xây dựng trái phép là không đúng quy định của pháp luật vì đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính tức là UBND quận X chỉ được xử lý cảnh cáo hoặc phạt tiền, không được áp dụng đồng thời hai hình phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền.
3. Bị cảnh cáo thì được xếp loại viên chức như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Tôi là giáo viên, năm học 2014-2015, do sai xót trong quá trình công tác nên tôi bị nhà trường đưa ra hội đồng kỉ luật hình thức cảnh cáo vào ngày 15/1/2015 tôi nhận quyết định kỉ luật và cuối năm học đó tôi được xếp mức: Hoàn thành nhiệm vụ. Vậy, theo luật một người bị kỉ luật ở mức cảnh cáo mà xếp hoàn thành nhiệm vụ là đúng không?
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp này xét về mức đánh giá xếp loại của bạn thì bạn là viên chức. Căn cứ Điều 2 Luật viên chức 2010 thì viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Việc đánh giá viên chức nhằm mục đích để làm căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức.
Căn cứ Điều 42 Luật viên chức 2010 thì việc đánh giá viên chức trên 4 mức độ:
– Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
– Hoàn thành tốt nhiệm vụ,
– Hoàn thành nhiệm vụ;
– Không hoàn thành nhiệm vụ.
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 90/2020/NĐ-CP thì tiêu chí đánh giá mức hoàn thành nhiệm vụ bao gồm:
– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành từ 70% đến dưới 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, trong đó có công việc còn chậm về tiến độ, hạn chế về chất lượng, hiệu quả; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
– Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;
– Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;
– Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân; có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
– Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.
Căn cứ mục 5.3 Hướng dẫn 1326/HD-UBDT quy định cụ thể các tiêu chí như sau:
– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành từ 70% đến dưới 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, trong đó có công việc còn chậm về tiến độ, hạn chế về chất lượng, hiệu quả; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
– Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;
– Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;
– Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân; có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
– Chủ trì hoặc tham gia ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.
Như vậy, nếu như bạn có sai xót trong khi thực hiện công việc của mình nhưng vẫn hoàn thành nhiệm vụ theo đúng tiêu chí trên thì việc xếp loại bạn hoàn thành nhiệm vụ là có cơ sở.
4. Hình phạt cảnh cáo theo Bộ luật hình sự:
Theo Điều 29 Bộ luật hình sự, “Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt”. So với các hình phạt chính khác, cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất vì nó không tước bỏ hoặc hạn chế bất cứ quyền lợi nào của người bị kết án mà chỉ lên án về tinh thần đối với họ.
Hình phạt cảnh cáo được áp dụng khi có các điều kiện sau:
– Tội phạm phải là tội ít nghiêm trọng. theo quy định tại khoản 3 điều 8 Bộ luật hình sự : “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù”. Tuy nhiên, có những tội vừa là tội ít nghiêm trọng, vừa là tội nghiêm trọng. Ví dụ như tội trộm cắp tài sản (Điều 138) có 5 khoản, trong đó có 4 khoản quy định hình phạt chính, ứng với 4 khung hình phạt, nhưng chỉ Khoản 1 là tội ít nghiêm trọng, các khoản còn lại đều là tội nghiêm trọng, nên mức cao nhất của khung hình phạt là 3 năm tù
– Có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nghĩa là ít nhất phải có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên theo quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, có thể có 1 tình tiết giảm nhẹ qui định tại khoản 1 và 1 tình tiết giảm nhẹ qui định tại khoản 2 Điều 46, thậm chí cả 2 tình tiết giảm nhẹ đều được qui định tại khoản 2 Điều 46 (trường hợp này Toà án phải ghi rõ trong bản án là tình tiết nào và vì sao lại áp dụng tình tiết đó).
Tòa án không được áp dụng hình phạt cảnh cáo với người phạm tội nếu thiếu một trong các điều kiện này. Khi áp dụng hình phạt cảnh cáo, tòa án phải cân nhức tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Khi bị cáo thuộc diện gần miễn hình phạt mới áp dụng hình phạt cảnh cáo với họ.
Về tội phạm mà người đó thực hiện chưa đến mức miễn hình phạt. Theo Điều 54 Bộ luật hình sự thì: “Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ được qui định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự”. Như vậy, trong trường hợp người phạm tội được miễn hình phạt thì tội phạm mà họ đã thực hiện phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ được qui định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự và họ đáng được khoan hồng đặc biệt, còn người bị áp dụng hình phạt cảnh cáo thì không được khoan hồng đặc biệt, vì vậy họ không được miễn hình phạt. Người bị phạt cảnh cáo sau một năm, nếu không phạm tội mới thì đương nhiên được xóa án tích t heo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự.
Hình phạt cảnh cáo về thực tế nó hình như lại không phải là hình phạt. Tuy nhiên, hậu quả pháp lí của nó có ý nghĩa to lớn trong một số trường hợp cần áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội như phạt tiền, trục xuất,…Về mặt lí luận, nó chưa thể hiện được bản chất của hình phạt, là sự cưỡng chế nghiêm khắc của nhà nước nhằm tước bỏ hay hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội, mà chỉ gây tổn thất về tinh thần với người bị kết án. nhiều nước trên thế giới không quy định hình phạt này trong hệ thống pháp luật của nước mình. Vì vậy, hiện nay vấn đề có nên bỏ hình phạt cảnh cáo trong hệ thống hình phạt nước ta vẫn đang được quan tâm và gây tranh cãi.