Chỉ định thương nhân xuất nhập khẩu được xem là một trong những biện pháp hành chính, biện pháp này hướng tới mục đích hạn chế số lượng và hạn chế khối lượng hàng hóa đi ra hoặc đi vào lãnh thổ của nước Việt Nam. Dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề áp dụng các biện pháp chỉ định thương nhân xuất nhập khẩu.
Mục lục bài viết
1. Áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất nhập khẩu:
Biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực quản lý ngoại thương. Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Luật quản lý ngoại thương năm 2017 có giải thích cụ thể về biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, chỉ định thương nhân xuất nhập khẩu được xem là một biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng trong lĩnh vực ngoại thương để quyết định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa nhất định vào lãnh thổ của nước Việt Nam.
Theo đó thì có thể nói, chúng ta hoàn toàn có thể thấy rằng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu được xem là một trong những biện pháp hành chính hướng tới mục đích hạn chế số lượng, hạn chế khối lượng hàng hóa đi ra/đi vào lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối với biện pháp chỉ định thương nhân xuất nhập khẩu, chỉ những thương nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn thì mới được phép thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với một số mặt hàng nhất định vào lãnh thổ Việt Nam. Những thương nhân không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định sẽ không được phép thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu đối với các loại hàng hóa đó.
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Luật quản lý ngoại thương năm 2017 có quy định về hoạt động áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể như sau:
– Áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp cơ bản sau đây:
+ Theo các điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Hàng hóa độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật về thương mại;
+ Hàng hóa thuộc trường hợp phải áp dụng các biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong lĩnh vực quản lý gọi thường theo quy định tại Chương V của Luật quản lý ngoại thương năm 2017.
– Việc áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu cần phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, vô tư khách quan, quá trình áp dụng cần phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhà nước và quyền lợi của các thương nhân được chỉ định thực hiện hoạt động ngoại thương.
Theo căn cứ nêu trên thì có thể thấy, áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Theo các điều quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên;
– Hàng hóa độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật về thương mại;
– Hàng hóa thuộc trường hợp phải áp dụng các biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong lĩnh vực quản lý ngoại thương căn cứ theo quy định tại Chương V của Luật quản lý ngoại thương năm 2017. Đối với trường hợp này, chúng ta có thẩm quyền sẽ quyết định chỉ định các thương nhân xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc các trường hợp như sau:
+ Hàng hóa đến từ các quốc gia, đến từ vùng lãnh thổ, các khu vực địa lý xảy ra chiến tranh, tham gia vào quá trình chiến tranh, xung đột hoặc có nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp ảnh hưởng hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh và lợi ích quốc gia của nước Việt Nam;
+ Hàng hóa đến từ các quốc gia, đến từ các vùng lãnh thổ, đến từ các khu vực địa lý xảy ra nhiều thiên tai dịch bệnh, xảy ra nhiều sự cố môi trường và cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước Việt Nam có thông tin một cách công khai/chứng minh được có mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng hàng hóa đó.
2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Luật quản lý ngoại thương năm 2017 có quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể như sau:
– Chính phủ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định Danh mục hàng hóa và điều kiện chỉ định thương nhân xuất nhập khẩu, quy định các Bộ ban ngành, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa theo Danh mục đó;
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm quản lý hàng hóa theo Danh mục sẽ thực hiện chỉ định thương nhân xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của mình, đồng thời chịu trách nhiệm thanh tra kiểm tra về quá trình thực hiện hoạt động ngoại thương của các thương nhân mà mình chỉ định.
Theo đó thì có thể nói, Chính phủ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể Danh mục hàng hóa và điều kiện chỉ định thương nhân xuất nhập khẩu, quy định các bộ/cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa theo Danh mục đó.
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, có quy định cụ thể về vấn đề chỉ định thương nhân xuất nhập khẩu. Cụ thể như sau:
– Ban hành Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo phương thức chỉ định thương nhân căn cứ theo quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
– Quá trình chỉ định thương nhân xuất nhập khẩu sẽ được thực hiện theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể tại phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
Lưu ý: Việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo phương thức chỉ định thương nhân được hướng dẫn bởi Thông tư 38/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Danh mục hàng hóa chỉ định thương nhân xuất nhập khẩu:
Danh mục hàng hóa chỉ định thương nhân xuất nhập khẩu hiện nay được ghi nhận tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương. Cụ thể như sau:
STT | Hàng hóa nhập khẩu | Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý |
1 | Phôi kim loại sử dụng để đúc, dập tiền kim loại. | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
2 | Giấy in tiền. | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
3 | Mực in tiền. | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
4 | Máy ép phôi chống giả và phôi chống giả để sử dụng cho tiền, sử dụng cho ngân phiếu thanh toán và các loại ấn chỉ, giấy tờ có giá khác thuộc ngành Ngân hàng phát hành và quản lý. | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
5 | Máy in tiền. | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
6 | Máy đúc, dập tiền kim loại. | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
7 | Thuốc lá điếu và xì gà. | Bộ Công Thương |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý ngoại thương 2017;
– Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
– Thông tư 173/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc công bố danh mục cụ thể hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Quốc phòng theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ;
– Thông tư 38/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
– Thông tư 07/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 38/2018/TT-NHNN ngày 25/12/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: