Như chúng ta đã biết, mỗi ngân hàng tín dụng của ngân hàng nhà nước Việt nam được lập ra với các hoạt động liên quan đến tín dụng với mục đích đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng thương mại. Vậy rủi ro tín dụng là gì? Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng với ngân hàng như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Rủi ro tín dụng là gì?
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm tổ chức tín dụng là ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.
Rủi ro là những tổn thất có thể xảy ra ngoài dự kiến. Phân chia rủi ro theo nguyên nhân- các nhân tố tác động- gồm có: Rủi ro tín dụng, rủi ro hồi đoái, rủi ro thanh quản, và các rủi ro do những nguyên nhân khác.
Rủi ro tín dụng (RRTD) là rủi ro phát sinh do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản của
2. Ảnh hưởng của rủi ro đối với ngân hàng:
Rủi ro gắn liền với các hoạt động của ngân hàng thương mại, phản ánh các tình huống bất thường xảy ra gây tổn thất cho ngân hàng. Khi tổn thất xảy ra, trước hết thu nhập của ngân hàng bị giảm sút, dẫn đến tỷ suất lợi tức và thị giá cổ phiếu của ngân hàng giảm. Việc cổ phiếu của ngân hàng giảm giá, nếu không được chấn chỉnh kịp thời sẽ kéo theo việc bán hàng loạt cổ phiếu trên thị trường, là điểm mở đầu của quá trình mua lại, sáp nhập hoặc thay thế ban quản lý ngân hàng. Rủi ro tín dụng và lãi suất có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản với việc hàng loạt người gửi tiền rút tiền ra khỏi ngân hàng, buộc ngân hàng phải đóng cửa và giảm vốn và quỹ của ngân hàng. Để đối phó với với tình huống trên ngân hàng có thể phải giảm tiền lương (hoặc chi phí khác), giảm lao động… dẫn đến các ảnh hưởng không tốt về nhân sự, về thị trường nguồn hoặc công nghệ.
Có nhiều nguyên nhân gây rủi ro cho ngân hàng chúng ta có thể nhắc đến như:
– Thứ nhất, do chủ quan của khách hàng: làm ăn thua lỗ hoặc kém hiệu quả, cố tình chây ì hoặc lừa đảo của khách hàng… dẫn đến không trả được nợ cho ngân hàng.
– Thứ hai, do quản lí yếu kém hoặc tham ô của nhân viên như không có khả năng đánh giá chất lượng các khoản cho vay, hoặc cố tình làm sai quy định để mưu lợi riêng.
– Thứ ba, do các thay đổi bất thường trên thị trường vượt quá khả năng phán đoán của ngân hàng như thay đổi lãi suất và tỷ giá, khủng hoảng nợ dây chuyền, những thay đổi trong quyết định của Chính phủ.
– Thứ tư, nguyên nhân từ môi trường: Cũng giống những hoạt động của các chủ thể kinh tế khác, hoạt động tín dụng của NHTM chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan từ môi trường kinh tế, môi trường chính trị, đặc điểm văn hóa – xã hội, môi trường pháp lý và các tác động chung của khu vực và địa phương…
– Thứ năm, nguyên nhân từ phía ngân hàng: bởi lẽ ngân hàng có khả năng và sẵn sàng để hứng chịu, khắc phục và vượt qua các rủi ro, do vậy, đây là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụng. Thêm vào đó, việc mở rộng tín dụng quá mức đồng nghĩa với việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng, khả năng giám sát của cán bộ tín dụng đối với việc sử dụng khoản vay giảm xuống đồng thời cũng làm cho việc tuân thủ chặt chẽ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng. Cùng với sự yếu kém của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng là nguy cơ rất cao xảy ra rủi ro tín dụng.
– Thứ sáu, nguyên nhân từ phía khách hàng: Nhiều khoản vay của khách hàng với mục đích đầu tư vào các danh mục đầu tư nhạy cảm với những biến động của thị trường; khách hàng cố tình lừa đảo để chiếm dụng vốn ngân hàng.
Ngoài ra, có nguyên nhân khác dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng thương mại là một số công ty, tổng công ty đứng ra bảo lãnh hoặc uỷ quyền cho các chi nhánh trực thuộc thực hiện vay vốn của ngân hàng thương mại để tránh sự kiểm tra giám sát của ngân hàng cho vay chính. Khi đơn vị vay vốn mất khả năng thanh toán, bên bảo lãnh và uỷ quyền không chịu thực hiện việc trả nợ thay.
Theo đó, rủi ro tín dụng dẫn đến nhiều hệ quả, cụ thể:
– Đối với bản thân ngân hàng: Nếu một ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ lớn, có những thông tin về việc ngân hàng có nhiều món vay không thu hồi được hoặc ngân hàng đó bị Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt thì uy tín của ngân hàng đó bị giảm sút nghiêm trọng. Chính vì đó, rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại đối với các nguồn tiền gửi.
– Đối với nền kinh tế: Một khi rủi ro tín dụng xảy ra, uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng ảnh hưởng đầu tiên. Tiếp đó, người dân và các tổ chức đang có tiền gửi tại ngân hàng kéo đến ồ ạt đến rút tiền và chấm dứt quan hệ.
Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không những là vấn đề sống còn đối với ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế, góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng là tối đa hóa lợi nhuận sau khi đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng với mức độ rủi ro trong giới hạn cho phép.
3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng:
Để phòng ngừa rủi ro tín dụng, nhiều biện pháp cần được áp dụng gồm:
– Thứ nhất, thiết lập chính sách tín dụng phù hợp: Chính sách tín dụng bao gồm: Chính sách khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng và chính sách lãi suất. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp giúp tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro, và nâng cao khả năng sinh lời.
– Thứ hai, phân tích tín dụng và thẩm định dự án đầu tư: Việc này nhằm đánh giá tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư mà khách hàng xin vay vốn, đồng thời đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, góp phần làm giảm thiểu rủi ro tín dụng.
– Thứ ba, xếp hạng tín dụng: Hệ thống xếp hạng tín dụng phải được xây dựng cho từng đối tượng khách hàng làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng.
– Thứ tư, bảo đảm tín dụng: Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tín dụng bằng tài sản nhằm phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
– Thứ năm, mua bảo hiểm tín dụng: Đây cũng là một biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng khá phù hợp với điều kiện ở Việt Nam hiện nay. Nếu khách hàng không may rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có thu nhập để trả nợ thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả.
– Thứ sáu, lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: Tất cả các ngân hàng thương mại đều phải lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng nhằm khắc phục các rủi ro nếu có các tình huống xấu xảy ra.
Theo đó, khi có rủi ro về tín dụng xảy ra thì có thể áp dụng các biện pháp xử lý khi rủi ro tín dụng như sau:
Khi rủi ro tín dụng đã xảy ra, các biện pháp cần được thực hiện bao gồm:
– Thứ nhất, biện pháp khai thác: Khi người vay gặp khó khăn về tài chính do tình hình kinh doanh không thuận lợi, ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp như: Đưa ra lời khuyên giúp người vay khôi phục tình hình kinh doanh dựa trên sự am hiểu về khách hàng và thị trường; Gia hạn nợ cho khách hàng: Gia hạn nợ vay là việc kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc (gốc, lãi) vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng đã ký.
Trong những trường hợp khách hàng có khả năng khôi phục tình hình kinh doanh, các ngân hàng có thể xem xét áp dụng biện pháp cấp phát thêm vốn để “nuôi nợ”. Bên cạnh đó, chuyển tín dụng ngân hàng thành vốn cổ phần của doanh nghiệp cũng là một trong những biện pháp khai thác được áp dụng.
– Thứ hai, biện pháp thanh lý: Các biện pháp thanh lý thường được áp dụng gồm: Ngân hàng thuyết phục khách hàng tự bán tài sản thế chấp; Ngân hàng bán tài sản tài chính để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng; Sử dụng biện pháp pháp lý để thu hồi nợ vay…