Án phí dân sự là một trong những nội dung quan trọng nhất được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng dân sự, là nội dung phải được Hội đồng xét xử thể hiện trong bản án dân sự về giải quyết vụ án dân sự. Án phí dân sự bao gồm án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm.
Mục lục bài viết
1. Án phí dân sự phúc thẩm là gì?
Án phí dân sự là khoản tiền mà đương sự phải nộp vào ngân sách nhà nước khi
Án phí dân sự bao gồm có án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm. Sở dĩ có sự phân chia như vậy là bởi vì pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam thực hiện theo nguyên tắc chế độ hai cấp xét xử bao gồm có xét xử ở cấp sơ thẩm thực hiện đối với tất cả các vụ án dân sự và xét xử phúc thẩm khi bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định.
Xét xử sơ thẩm là xét xử lần đầu vụ án dân sự, đồng thời giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án, nên có thể nói rằng trình tự sơ thẩm là “thước đo” của quy định về mức án phí và nghĩa vụ chịu án phí. Xét xử phúc thẩm là xem xét những nội dung có kháng cáo, kháng nghị, nên việc xem xét án phí chỉ đặt ra đối với chủ thể có kháng cáo và cũng chỉ thu theo một số tiền nhất định.
Như vậy, án phí dân sự phúc thẩm là một bộ phận của án phí dân sự, là số tiền mà đương sự kháng cáo phải nộp vào công quỹ nhà nước, theo quy định của pháp luật để giải quyết phúc thẩm vụ án dân sự và chỉ được xử lý khi bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật. Án phí dân sự phúc thẩm chỉ áp dụng theo một số tiền nhất định dựa trên loại việc tranh chấp được giải quyết.
Xét xử phúc thẩm là việc xét lại những vấn đề đã được giải quyết tại cấp sơ thẩm nên hoạt động của Toà án ở giai đoạn này thường không tốn nhiều chi phí bằng cấp sơ thẩm (các hoạt động thu thập chứng cứ cũng hạn chế, thành phần Hội đồng xét xử là các cán bộ Toà án, phạm vi xét xử trong nôi dung có kháng cáo, kháng nghị), đồng thời cũng để tránh tình trạng tính phí hai lần trên cùng một tài sản, nên án phí phúc thẩm chỉ có một mức và có tính chất giống án phí sơ thẩm vụ án dân sự không có giá ngạch.
2. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm:
Việc xác định nghĩa vụ chịu án phí xuất phát từ đương sự kháng cáo, dựa trên nguyên tắc được quy định tại Khoản 1, Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự: “Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.”. Theo nguyên tắc này, nếu việc Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, thì đương sự kháng cáo đang là người có “lỗi” trong việc làm phát sinh hoạt động xét xử phúc thẩm không có căn cứ, đều này sẽ tác động đến nhận thức và giúp đương sự xem xét kỹ hơn đến việc có nên kháng cáo hay không.
Pháp luật tố tụng hiện hành cũng chưa có quy định để áp dụng trong trường hợp khi có nhiều dương sự cùng chung yêu cầu kháng cáo. Có thể do án phí phúc thẩm được xác định ở một mức duy nhất, không thể lên tới số tiền quá lớn nên pháp luật hiện hành không quy định về vấn đề này. Nhưng với tính chất cũng giống như yêu cầu không có giá ngạch ở cấp sơ thẩm, nếu cùng một yêu cầu kháng cáo, cùng một thủ tục phúc thẩm do toà án tiến hành lại bị tính nhiều lần án phí chỉ vì có nhiều người kháng cáo như vậy là chưa thực sự hợp lý.
Về căn cứ xác định nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm, có thể thấy, thủ tục phúc thẩm chỉ phát sinh khi có kháng cáo, kháng nghị yêu cầu xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm đối với một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Nghĩa vụ chịu án phí được đặt ra đối với đương sự có kháng cáo nếu kết quả xét xử phúc thẩm cho thấy việc kháng cáo của đương sự là không có căn cứ.
Ngược lại, nếu kết quả xét xử phúc thẩm cho thấy việc đương sự kháng cáo bảo vệ quyền lợi của mình là đúng, là có căn cứ để chấp nhận, dẫn đến phải sửa đổi hoặc huỷ bỏ bản án, quyết định sơ thẩm để xét xử lại thì đương sự không phải chịu án phí phúc thẩm (Khoản 2, 3 Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự).
Cần lưu ý, không phải tất cả đương sự kháng cáo đều không phải chịu án phí phúc thẩm, mà chỉ đương sự kháng cáo liên quan đến phần bản án, quyết định phải sửa mới không phải chịu án phí phúc thẩm, còn những đương sự kháng cáo khác mà không được Tòa án chấp nhận thì họ vẫn phải chịu án phí theo quy định (Khoản 2, Điều 29,
Pháp luật hiện chỉ mới quy định nghĩa vụ chịu án phí trong trường hợp cấp phúc thảm hủy bản án sơ thẩm, còn trường hợp hủy một phần bản án để giải quyết lại thì chưa có quy định rõ ràng. Trong trường hợp này, cần hiểu và áp dụng tương tự như cách xác định án phí phúc thẩm khi bản án sơ thẩm bị sửa một phần nêu trên, tức đương sự kháng cáo liên quan đến phần bản án sơ thẩm bị hủy sẽ không phải chịu án phí phúc thẩm, còn nếu kháng cáo những phần khác không bị hủy thì đương sự kháng cáo vẫn phải chịu án phí phúc thẩm căn cứ theo kết quả giải quyết của Tòa án.
Tính phức tạp về án phí dân sự ở cấp phúc thẩm đó là việc Tòa án phải giả quyết về cả hai khoản án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm trong bản án, quyết định của mình. Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm sẽ được xác định theo bản án, quyết định sơ thẩm khi vụ án được giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc được tòa án cấp phúc thẩm xác định lại theo quyền nghĩa vụ các bên mà bản án phúc thẩm đã sửa. Theo quy định tại Khoản 4, Điều 18
Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm và được bị đơn đồng ý thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu 50% mức án phí dân sự phúc thẩm. Khác với trường hợp rút đơn khởi kiện tại cấp sơ thẩm, khi đã lên tới cấp phúc thẩm mà rút đơn thì đương sự vẫn có nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm. Nghĩa vụ chịu án phí nếu có thể xóa bỏ bất cứ khi nào đương sự rút yêu cầu trong quá trình tố tụng sẽ gây tình trạng làm quyền từ phía đương sự, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước. Không những thế, tại cấp phúc thẩm, dù nguyên đơn rút yêu cầu trước hay tại phiên tòa thì tòa cấp phúc thẩm vẫn phải mở xét xử để ban hành bản án, quyết định xác định hiệu lực của bản án sơ thẩm là giữ nguyên, sửa hay hủy, do đó việc phát sinh phí là không thể tránh khỏi.
3. Một số trường hợp lưu ý về nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm:
Ngoài những phân tích ở trên, nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm còn đặt ra trong một số trường hợp được quy định cụ thể tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 như:
– Đương sự rút kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm phải chịu 50% mức án phí dân sự phúc thẩm. Đương sự rút kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm phải chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm.
– Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp án phí dân sự phúc thẩm thì những người khác vẫn phải chịu án phí dân sự phúc thẩm
– Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm thì đương sự kháng cáo phải chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm, về án phí dân sự sơ thẩm, nếu các đương sự tự thỏa thuận được với nhau thì các đương sự chịu án phí dân sự sơ thẩm theo thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án xác định lại án phí dân sự sơ thẩm theo nội dung thỏa thuận về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm.
Như vậy, có thể thấy, trên cơ sở nguyên tắc về xác định nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm được quy định ở Bộ luật tố tụng dân sự, Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 đã cụ thể hóa rõ ràng hơn, làm cơ sở pháp lý quan trọng để tòa án cũng như đương sự nắm bắt và hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình.