Án phí là khoản chi phí về xét xử một vụ án mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Án phí bao gồm án phí hình sự, án phí dân sự và án phí hành chính. Vậy án phí dân sự có giá ngạch trong vụ án dân sự là gì?
Mục lục bài viết
1. Án phí dân sự không có giá ngạch và án phí dân sự có giá ngạch trong vụ án dân sự là gì?
Các loại án phí trong vụ án dân sự bao gồm án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm. Trong đó án phí dân sự sơ thẩm thì có án án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch và án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch.
1.1. Án phí dân sự không có giá ngạch trong vụ án dân sự:
– Theo khoản 2 Điều 24
Ví dụ: Trong một vụ án ly hôn chị A và anh B chỉ yêu cầu Tòa án giải quyết về vấn đề ly hôn mà không yêu cầu Tòa án giải quyết về vấn đề tài sản.
1.2. Án phí dân sự có giá ngạch trong vụ án dân sự:
Theo khoản 3 Điều 24 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.
Ví dụ: Tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, tranh chấp về chia thừa kế, tranh chấp về các loại hợp đồng,.. Các tranh chấp này Tòa phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu sử dụng đất theo phần.
Theo đó điểm khác biệt giữa vụ án dân sự có giá ngạch và vụ án dân sự không có giá ngạch là trong vụ án dân sự có giá ngạch thì đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề về tài sản, còn trong vụ án dân sự không có giá ngạch thì đương sự không có yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề về tài sản.
2. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí trong vụ án dân sự:
2.1. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự:
– Sau khi Tòa án nhận đầy đủ hồ sơ nguyên đơn trong vụ án dân sự thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Sau 05 ngày làm việc thì thẩm phán được phân công phải xem xét đơn khởi kiện nếu đơn khởi kiện. Nếu đơn khởi kiện đúng theo quy định của pháp luật và hồ sơ đầy đủ thì Tòa án sẽ
-Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
– Nếu đương sự yêu cầu xét xử phúc thẩm thì rong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án cấp sơ thẩm về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
2.2. Thời hạn nộp tiền án phí:
– Tại khoản 5 Điều 17 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 có quy định người có nghĩa vụ nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án phải nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
– Có thể thấy về thời hạn để nộp tiền án phí không được pháp luật quy định rõ ràng như thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí. Bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án sẽ có hiệu lực pháp sau 15 ngày kể từ ngày ra bản án, mà không kháng cáo của đương sự. Sau thời điểm này người có nghĩa vụ nộp án phí mới phải thực hiện việc nộp tiền án phí.
3. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí và tiền án phí dân sự sơ thẩm:
3.1. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm:
– Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí quy định tại Điều 11 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14
– Trong trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn mà mỗi nguyên đơn có yêu cầu độc lập thì mỗi nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các nguyên đơn cùng chung một yêu cầu thì các nguyên đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.
– Trường hợp vụ án có nhiều bị đơn mà mỗi bị đơn có yêu cầu phản tố độc lập thì mỗi bị đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các bị đơn cùng chung một yêu cầu phản tố thì các bị đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.
– Trường hợp vụ án có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì mỗi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng chung một yêu cầu độc lập thì họ phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.
– Trường hợp đình chỉ việc dân sự và thụ lý vụ án để giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 397 của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án phải yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
3.2. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm:
– Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.
– Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.
– Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.
– Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận.
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận.
– Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch.
– Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án đó. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 3 Điều 320 của Bộ luật tố tụng dân sự thì các đương sự phải chịu 50% án phí giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.
– Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm thì những người khác vẫn phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều này.
– Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật
– Nguyên đơn trong vụ án dân sự do cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của người khác không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí của Tòa án.