Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ ăn ngon tại Phú Xuyên, Hà Nội để liên hoan, gặp mặt,... hay đơn giản, chỉ là để thưởng thức bữa ăn gia đình mà chưa biết nên chọn địa chỉ nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi Ăn gì ngon, chơi gì vui khi đến huyện Phú Xuyên (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Ăn gì ngon khi đến huyện Phú Xuyên (Hà Nội):
Bánh đúc cá
Khi bạn có dịp ghé tới huyện Phú Xuyên vào cái khoảng thời gian mùa thu mà không khí se lạnh và hanh thì thật sự tuyệt vời khi thưởng thức một món gì đó nóng hổi và ấm bụng thì bạn không thể bỏ qua một món đặc sản của con người Phú Xuyên, đó là món bánh đúc cá.
Thay vì cách ăn bánh đúc nóng quấy với thịt băm và hành khô thì người dân Phú Xuyên, Hà Nội lại làm bánh đúc với ruốc cá, đây là món ăn đặc biệt của người dân Phú Xuyên.
Món bánh đúc cá đã xuất hiện ở Phú Xuyên rất lâu đời nhưng chỉ còn duy nhất một hộ gia đình còn lưu truyền món ăn này, đó là bánh đúc cá gia truyền của nhà cô Hà Miện. Món ăn này đã được lưu từ đời bà của cô sang đến đời cô, cô đã làm và bán món ăn này cũng đã được 18 năm nay vì vậy nó đã trở thành một thương hiệu mỗi khi người ta nhắc đến bánh đúc cá là nhớ đến bánh đúc cá nhà cô Miện.
Dù bánh đúc của cô đắt hàng như vậy nhưng Những bát bánh đúc cá được cô Miện bán với giá rất phù hợp với nhu cầu của học sinh và người dân ở đây, được chia ra làm hai loại: Người lớn thì 10.000đ/1 bát và học sinh chỉ 5.000đ/bát.
Quán Vịt Cỏ Phương Thanh
Nằm trong khu Nội Hợp, Phú Xuyên, không gian không quá rộng nhưng bàn ghế đước sắp xếp rất gọn gàng, hai dãy bàn 2 bên và lối đi ở giữa. Chủ quán luôn vui vẻ, nhiệt tình, thoải mái và đặc biệt là hiếu khách. Những món ăn ở đây đều chế biến cầu kì, mang hương vị đặc trưng của vịt cỏ. Vịt tươi thấm đẫm hương vị sốt đặc trưng, cắn miếng thịt mềm nóng hổi đậm vị, chắc chắn bạn sẽ tan chảy ngay lần đầu chạm lưỡi. Món vịt rang muối lạ miệng sẽ đánh gục vị giác của bạn. Thịt vịt sau khi chiên lên sẽ cho một màu vàng rất đẹp mắt, da vịt giòn thấm đẫm gia, thịt bên trong mềm vị kết hợp cùng vị mặn mặn lạ miệng của lớp muối rang và mùi thơm đặc trưng đến từ những nguyên liệu đi kèm sẽ khiến thực khách không thể chối từ ngay lần thưởng thức đầu tiên. Vịt rang muối tại Quán Vịt Cỏ Phương Thanh được tẩm ướp bằng muối chuyên dụng với công thức riêng, nên khi ăn bạn sẽ không cảm thấy mặn chát như khi rang với muối ăn thông thường mà đậm đà, vừa miệng
Địa chỉ: Nội Hợp, Phú Xuyên, Hà Nội
Điện thoại: 0373 792 268
Giờ mở cửa: 06:30–23:00
Món bún hến nổi tiếng:
Bún hến là món ăn nổi tiếng ở Phú Xuyên từ thời xa xưa, chủ yếu là những người cao tuổi ngồi bán. Bún hến thường được bán vào buổi chiều. Nhiều người bán thức quà này cho biết, hiện nay, mua hến khó hơn mua thịt lợn bởi hến ưa sống ở những vùng nước sạch, nhưng hiện nay các sông ngòi ngày càng ô nhiễm nên chúng ngày càng hiếm.
Bún hến xứ Huế mộng mơ thì thường ăn khô với nước mắm, bánh đa, rau sống. Nhưng ở Phú Xuyên, Hà Nội, bún hến lại là dạng bún nước, say lòng thực khách bởi vị ngọt thanh từ chính những con hến, “nhỏ mà có võ”.
Bún được nấu chín cùng nước hến, chứ không trần hoặc nhúng qua bún với nước sôi rồi chan nước dùng vào như mọi quán vẫn làm. Nước hến và bún được nấu sôi rồi mới múc ra bát, sau đó thêm hến xào cùng hành lá, thì là, thơm nức mũi.
Bún hến Phú Xuyên thường được ăn kèm với sung muối, đậu rán chấm nước mắm tỏi ớt chua ngọt và chả hến. Điểm đặc biệt ở chả hến chính từ vị ngọt làm từ con hến tươi. Miếng chả ở đây đậm đà ngọt dai vị hến, man mát thơm mùi thì là, hạt tiêu chấm nước mắm tỏi ớt cùng đĩa đậu phụ cắt mỏng rán giòn vàng rụm trông rất ngon mắt, khiến thực khách đã thử một lần thì đều mê đắm không quên.
2. Chơi gì vui khi đến huyện Phú Xuyên (Hà Nội):
Du lịch làng nghề đan cỏ tế Phú Xuyên Hà Nội
Chỉ cần dành một ngày khám phá làng Lưu Thượng, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội là du khách đã có thể tận mắt chứng kiến quy trình cho ra đời những sản phẩm đầy tinh tế được làm từ cây cỏ tế nơi đây. Nằm cách Hà Nội chừng 40 km, làng Lưu Thượng, xã Phú Túc, Phú Xuyên, Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng với nghề đan cỏ tế có lịch sử hơn 400 năm.
Ban đầu, người dân làm nghề chẻ cỏ tế ở Lưu Thượng chỉ sản xuất để phục vụ cho các địa phương và một số huyện lân cận. Nhưng khi nhu cầu ngày càng lớn và tiếng thơm về những sản phẩm ngày một lan xa thì nhiều hộ gia đình trong xã đã đẩy mạnh sản xuất và đưa ra nhiều hơn những mặt hàng với mẫu mã đẹp và sáng tạo.
Tham quan làng Cựu cổ xưa hơn 500 tuổi
Điều đầu tiên khi bước vào bên trong làng, du khách sẽ nhìn thấy một dãy nhà cổ nằm san sát nhau cùng những bức tường bong tróc, bám đầy rêu phong. Song, những nét hoa văn, họa tiết độc đáo của kiến trúc Á Đông theo thời gian vẫn còn nguyên vẹn, mọi thứ trở nên mộc mạc, gần gũi đến lạ thường.
Theo các cụ cao niên ở Làng Cựu kể lại, ngôi làng đã có mặt hơn nửa thiên niên kỷ và ngôi nhà cổ nhất còn được giữ lại của làng là nhà cụ Phó Du. Trên gác mái có bộ tam đa Phước-Lộc-Thọ với dòng Hán tự Tam Tinh cung chiếu lạ mắt. Du khách đến tham quan đều không khỏi ngạc nhiên với tác phẩm trầm mặc và uy nghiêm của thế kỷ XX để lại.
3. Đặc điểm tự nghiên của Phú Xuyên (Hà Nội):
Với diện tích đất tự nhiên 17.104,6 ha; trong đó, đất canh tác trồng trọt là 11.329,9 ha chiếm 66,24%; đất ở 1.120,9 ha chiếm 6,95%; đất chuyên dùng chiếm 3.235,9 ha chiếm 18,92%; còn lại là đất chưa sử dụng. Phú Xuyên là huyện trũng nhất của Hà Nội, có sông Nhuệ chảy từ bắc xuống Nam. Trước đây Phú Xuyên là vùng đất trũng, có cốt đất thấp so với một số đơn vị lân cận, phía Đông cao hơn phía Tây, nên về mùa mưa bão hay bị ngập úng, lụt lội. Một số xã giáp sông Hồng có đất pha cát, còn gọi là đất màu, diện tích khoảng 2.000 ha.
Trên địa bàn huyện có trên 30 km sông chảy qua đó là sông Hồng, sông Nhuệ, sông Duy Tiên, sông Lương, sông Vân Đình. Phú Xuyên cũng có hệ thống giao thông rất thuận lợi, có tuyến đường sắt Bắc – Nam dài gần 12 km chạy qua, tuyến đường thủy sông Hồng dài 17 km, tuyến đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ dài 7 km, điểm đầu đường Cầu Giẽ – Ninh Bình, đường Quốc lộ 1 dài 12 km trên địa bàn huyện, đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – xã hội của Phú Xuyên.
4. Lịch sử của Phú Xuyên (Hà Nội):
Đời Trần, huyện có tên là Phù Lưu. Thời Lê Sơ đổi thành Phù Vân, sau lại đổi thành Phù Nguyên. Đến đời nhà Mạc, vì kỵ húy vua Mạc Phúc Nguyên nên đã đổi thành Phú Xuyên. Năm 1831, vua Minh Mạng đặt ra cấp tỉnh, huyện Phú Xuyên thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Nội. Năm 1888, tỉnh Cầu Đơ (sau này là Hà Đông) được thành lập, huyện Phú Xuyên được cắt sang thuộc tỉnh Hà Đông. Khi Hà Đông sáp nhập với Sơn Tây, Phú Xuyên thành tỉnh Hà Tây, sau đó khi Hà Tây sáp nhập với Hòa Bình thì Phú Xuyên thuộc Hà Sơn Bình, khi Hà Sơn Bình tách ra thì Phú Xuyên lại thuộc tỉnh Hà Tây.
Huyện Phú Xuyên khi đó gồm có 27 xã: Bạch Hạ, Châu Can, Chuyên Mỹ, Đại Thắng, Đại Xuyên, Hoàng Long, Hồng Minh, Hồng Thái, Khai Thái, Liên Hòa, Minh Tân, Nam Phong, Nam Triều, Phú Túc, Phú Yên, Phúc Tiến, Phượng Dực, Quang Lãng, Quang Trung, Sơn Hà, Tân Dân, Thụy Phú, Tri Thủy, Tri Trung, Văn Hoàng, Văn Nhân, Vân Từ.
Ngày 6 tháng 9 năm 1986, chuyển xã Liên Hòa thành thị trấn Phú Xuyên, thị trấn huyện lỵ huyện Phú Xuyên; thành lập thị trấn Phú Minh từ một phần diện tích và dân số của xã Văn Nhân. Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, giải thể toàn bộ tỉnh Hà Tây cũ. Theo đó, huyện Phú Xuyên thuộc thành phố Hà Nội.
Ngày 1 tháng 3 năm 2020, sáp nhập xã Thụy Phú và xã Văn Nhân thành xã Nam Tiến. Huyện Phú Xuyên có 2 thị trấn và 25 xã như hiện nay.
THAM KHẢO THÊM: