Hiện nay hiện tượng ăn cắp vặt, ăn trộm vặt đang ngày một trở nên phổ biến và khó phát hiện bỏi các đối tượng sử dụng thủ đoạn tinh vi và giá trị tài sản bị lấy cắp thường không quá lớn nên khó bị phát giác. Vậy ăn cắp vặt bao nhiêu năm tù? Ăn trộm vặt nhiều lần có bị đi tù không?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là ăn cắp vặt, ăn trộm vặt?
Ăn cắp vặt, ăn trộm vặt được xác định chung là hành vi trộm cắp tài sản. Người thực hiện hành vi ăn cắp vặt, ăn trộm vặt thực hiện hành vi một cách lén lút, bí mật nhằm chiếm đoạt một tài sản nào đó của một người khác với giá trị rất nhỏ. Hành vi này được thực hiện bằng cách lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu tài sản hoặc người đang quản lý tài sản đó để lấy đi tài sản mà người đó không biết.
Bản chất của việc ăn cắp vặt, ăn trộm vặt cũng giống như bản chất của hành vi trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, tài sản ở đây là những tài sản có giá trị rất nhỏ như đồ ăn, đồ dùng cá nhân,….mà giá trị chưa đến mức 02 triệu đồng để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học thì ăn cắp vặt xuất phát là chứng kleptomania hay còn gọi là trộm cắp bệnh lý. Người mắc hội chứng bệnh lý này thường không thể ngăn cản ham muốn lấy trộm một đồ vật bất kỳ không phải do nhu cầu sử dụng đồ vật đó, cũng không phải do giá trị của đồ vật đó mà chỉ muốn lấy do mắc bệnh lý. Trộm cắp bệnh lý thuộc loại rối loạn kiểm soát xung động (impulse control disorder) – một rối loạn đặc trưng bởi các vấn đề liên quan đến khả năng tự kiểm soát cảm xúc và hành vi. Do đó, những người mắc hội chứng này không có khả năng chống lại các xung động thần kinh và gây ra những hành vi lặp đi lặp lại, có nghĩa là ăn cắp vặt, ăn trộm vặt nhiều lần.
2. Ăn cắp vặt bao nhiêu năm tù?
Để xác định ăn cắp vặt thì bị phạt bao nhiêu năm tù thì cần phải đối chiếu hành vi ăn cắp vặt, giá trị tài sản được cho là đối tượng ăn cắp vặt với bản chất của tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành.
Thông thường, người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 02 triệu trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà vẫn còn vi phạm;
– Đã bị kết án về tội này hoặc các tội được quy định tại các Điều 168,169,170,171,172,174,175 và 290 của Bộ luật Hình sự nhưng chưa được xoá án tích nhưng vẫn còn vi phạm;
– Hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Tài sản ăn cắp đó là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
– Tài sản ăn cắp là di vật, cổ vật.
Như vậy, nếu ăn cắp vặt mà thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trộm cắp tài sản và bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Tuy nhiên, ăn cắp vặt xảy ra trên thực tế hầu hết là hành vi lấy cắp những tài sản có giá trị nhỏ, không đạt đến mức giá trị tối thiểu là 02 triệu đồng. Theo đó, người có hành vi ăn cắp vặt sẽ không bị phạt tù mà bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành.
Theo quy định tại tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này thì người có hành vi trộm cắp tài sản của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức khác thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền xử phạt từ 02 triệu đồng đến 03 triệu đồng.
Bên cạnh việc nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính với hành vi trộm cắp tài sản thì người thực hiện hành vi ăn cắp vặt này sẽ buộc phải áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
– Tịch thu lại toàn bộ những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi ăn cắp vặt ( những đồ vật đã ăn cắp);
– Nếu người có hành vi ăn cắp vặt là người nước ngoài thì sẽ bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để hạn chế tiếp tục thực hiện hành vi.
3. Ăn trộm vặt nhiều lần có bị đi tù không?
Như đã phân tích thì hành vi ăn trộm vặt là hành vi trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, trộm cắp vặt nhiều lần nhưng mỗi lần đều chưa tới 02 triệu mà vẫn chưa bị xử phạt vi phạm hành chính giờ thì liệu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi ăn trộm vặt nhiều lần hay không?
Nhìn nhận được vấn đề giá trị tài sản bị trộm cắp từ 02 triệu đồng trở lên, Toà án nhân dân tối cao đã ra công văn giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, trong đó có hướng dẫn về việc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trộm cắp tài sản.
Công văn số 64/TANDTC-PC năm 2019 của Toà án nhân dân tối cao đã nêu rõ về việc
Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật Hình sự năm 1999 không còn hiệu lực và đã bị thay thế hoàn toàn bởi Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 nên cũng không thể nào áp dụng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch đó để giải quyết các vấn đề liên quan đến rị giá tài sản bị chiếm đoạt được. Theo đó, hiện nay vẫn chưa có Nghị quyết hướng dẫn quy định này trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
Nhìn nhận được vấn đề chưa có hướng dẫn thi hành đó mà Công văn số 64/TANDTC-PC năm 2019 đã quy định rõ vẫn vận dụng Thông tư liên tịch số 02 năm 2001 trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi xâm phạm quyền sở hữu mà mỗi lần trị giá của tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt khác được quy định tại Bộ luật để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời trong các lần thực hiện hành vi ăn trộm vặt đó chưa lần nào bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết hiệu lực xử phạt vi phạm hành chính thì nếu tổng giá trị tài sản ciuar các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người thực hiện hành vi ăn trộm vặt nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng theo tổng trị giá tài sản của các lần bị xâm phạm nếu các hành vi xâm phạm sở hữu tài sản đó được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.
Theo đó, nếu hành vi ăn trộm vặt được thực hiện một cách liên tục và kế tiếp nhau trong một thời gian dài mà không thuộc các trường hợp đặc biệt, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà tổng giá trị tài sản mỗi lần thực hiện hành vi ăn trộm văn nếu bằng hoặc trên mức tối thiểu là 02 triệu đồng thì người thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Như vậy, ăn trộm vặt nhiều lần sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và có thể bị phạt tù với mức thấp nhất là 06 tháng và cao nhất là 20 năm tù giam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2021 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;
–
– Công văn số 64/TANDTC-PC của Toà án nhân dân tối cao ban hành ngày 03 tháng 4 năm 2019 về việc