Ai phải đóng án phí ly hôn? Vợ hay chồng là người phải đóng án phí? Nghĩa vụ đóng tiền án phí khi ly hôn có yêu cầu phân chia tài sản chung?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của
Căn cứ pháp lý:
Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án
Mục lục bài viết
1. Ai là người đóng án phí ly hôn thuận tình?
Trong quá trình giải quyết ly hôn, thì tiến án phí được xác định theo quy định của
Còn đối với các vụ án ly hôn thì việc xác định ai là người phải đóng án phí còn căn cứ vào hình thức ly hôn các bên lựa chọn:
Trường hợp ly hôn thuận tình thì việc đóng tiền án phí được xác định như sau: Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí thì mỗi người phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí (Khoản 2 Điều 146
2. Ai là người đóng án phí ly hôn đơn phương?
2.1. Án phí sơ thẩm ly hôn đơn phương:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 147 và Khoản 5 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH như sau:
“Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.
*** Nếu trong trường hợp vụ án ly hôn có tranh chấp về việc chia tài sản chung thì án phí được xác định như sau:
“b)Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia
c) Trường hợp vợ chồng yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà Tòa án chấp nhận yêu cầu của vợ, chồng, thì người có nghĩa vụ về tài sản phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với giá trị phân tài sản mà họ phải thực hiện; nếu họ không thỏa thuận chia được với nhau mà gộp vào tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết thì mỗi người phải chịu án phí dân sự tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;
d) Trường hợp đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định trước khi Tòa án tiến hành hòa giải thì đương sự không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với việc phân chia tài sản chung;
đ) Trường hợp Tòa án đã tiến hành hòa giải, tại phiên hòa giải đương sự không thỏa thuận việc phân chia tài sản chung của vợ chồng nhưng đến trước khi mở phiên tòa các bên đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ, chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì được xem là các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án hòa giải trước khi mở phiên tòa và phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;
e) Trường hợp các đương sự có tranh chấp về việc chia tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng, Tòa án tiến hành hòa giải, các đương sự thống nhất thỏa thuận được về việc phân chia một số tài sản chung và nghĩa vụ về tai sản chung, còn một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung không thỏa thuận được thì các đương sự vẫn phải chịu án phí đối với việc chia toàn bộ tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng”.
*** Nếu trong trường hợp vụ án ly hôn có tranh chấp về mức cấp dưỡng cho con
“Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng trước khi mở phiên tòa nhưng có yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; trường hợp tại phiên tòa mới thỏa thuận được với nhau thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;
c) Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về phương thức cấp dưỡng (kể cả một lần), nhưng không thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;
d) Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về phương thức cấp dưỡng nhưng thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;
đ) Trường hợp các đương sự có tranh chấp về cấp dưỡng (tranh chấp về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng) và Tòa án quyết định mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng định, kỳ hàng tháng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch”.
Lưu ý: Đối với vụ án ly hôn được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức án phí bằng 50% mức án phí theo quy định. (Khoản 2 Điều 6 Nghị định 326/2016/UBTVQH)
2.2. Án phí phúc thẩm ly hôn đơn phương:
– Căn cứ Điều 148 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì:
+ Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm: nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.
+ Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm: Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa, hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo quy định.
Như vậy, số tiền án phí phải nộp nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào việc thuận tình ly hôn hay khởi kiện ly hôn, vụ án ly hôn có yêu cầu phân chia tài sản hay không?… Do đó để đảm bảo quyền lợi của mình, cũng như tránh việc tốn kém một khoản tiền lớn vào án phí khi ly hôn thì các bên cần có sự cân nhắc, lựa chọn phương pháp tối ưu để án phí phải đóng là nhỏ nhất có thể khi quyết định ly hôn như: lựa chọn hình thức ly hôn hoặc sự thỏa thuận tốt về việc phân chia tài sản…
3. Mức án phí có giá ngạch và mức án phí không có giá ngạch:
Nếu trong trường hợp ngoài yêu cầu tòa án vừa giải quyết vấn đề hôn nhân vừa giải quyết chế độ tài sản của hai vợ chồng thì ngoài việc phải nộp án phí sơ thẩm không có giá ngạch thì còn phải nộp án phí theo giá ngạch căn cứ vào tài sản tranh chấp. Mức án phí theo giá ngạch được xác định theo bảng dưới đây
II. Án phí dân sự | ||
1 | Án phí dân sự sơ thẩm | |
1.1 | Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch | 300.000 đồng |
1.2 | Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch | 3.000.000 đồng |
1.3 | Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch | |
a | Từ 6.000.000 đồng trở xuống | 300.000 đồng |
b | Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
c | Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
d | Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng |
đ | Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
e | Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng. |
1.4 | Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch | |
a | Từ 60.000.000 đồng trở xuống | 3.000.000 đồng |
b | Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% của giá trị tranh chấp |
c | Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
d | Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng |
đ | Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
e | Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng |
1.5 | Đối với tranh chấp về lao động có giá ngạch | |
a | Từ 6.000.000 đồng trở xuống | 300.000 đồng |
b | Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 3% giá trị tranh chấp, nhưng không thấp hơn 300.000 đồng |
c | Từ trên 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 12.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
d | Từ trên 2.000.000.000 đồng | 44.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
2 | Án phí dân sự phúc thẩm | |
2.1 | Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động | 300.000 đồng |
2.2 | Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại | 2.000.000 đồng |
DANH MỤC LỆ PHÍ TÒA ÁN
Stt | Tên lệ phí | Mức thu |
I | Lệ phí giải quyết việc dân sự | |
1 | Lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động | 300.000 đồng |
2 | Lệ phí phúc thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động | 300.000 đồng |