Ai là người có quyền ra quyết định đặc xá cho phạm nhân? Điều kiện để được đề nghị đặc xá? Phân biệt đặc xá và đại xá?
Đặc xá có ý nghĩa quan trọng. Có thể nói, không có một biện pháp cưỡng chế, răn đe hay giáo dục, cải tạo nào có tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến tâm lý của người phạm tội như công tác đặc xá. Việc các chủ thể được hưởng đặc xá trên thực tế sẽ không chỉ ghi nhận sự cố gắng cải tạo, rèn luyện, chấp hành tốt các nội quy, quy định tại trại giam của phạm nhân mà còn giúp cho họ sớm có cơ hội được trở về đoàn tụ cùng gia đình và tái hòa nhập lại với xã hội. Đặc xá về bản chất chính là sự nhân đạo mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành cho những người phạm tội và bị kết án phạt tù. Vậy, ai là người có quyền ra quyết định đặc xá cho phạm nhân?
Mục lục bài viết
1. Ai là người có quyền ra quyết định đặc xá cho phạm nhân?
Khoản 1, Điều 3 Luật Đặc xá 2018 quy định “1. Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.”. Đồng thời, Điều 88 Hiến pháp nước Cộng hòa xã Hội chủ nghĩa Việt Nam cũng ghi nhận quyết định đặc xá” là một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước.
Đặc xá thực chất chính là hình thức miễn giảm trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt cho từng người cụ thể đã thực hiện tội phạm. Bằng việc công bố quyết định đặc xá, người phạm tội trong phạm vi được đặc xá chưa bị kết án có thể được miễn trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án có thể được miễn hình phạt; người đang chấp hành hình phạt có thể được đình chỉ chấp hành hình phạt; người đã chấp hành hình phạt có thể được xoá án tích…
Như vậy, theo những quy định này thì thẩm quyền quyết định đặc xá sẽ thuộc về Chủ tịch nước.
Ngoài ra, bên cạnh việc quyết định đặc xá của Chủ tịch nước thì việc thực hiện Quyết định đặc xá cũng là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước khác cụ thể như:
Sau khi Chủ tịch nước ban hành quyết định đặc xá thì đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan do Chủ tịch nước quyết định thành lập Hội đồng tư vấn đặc xá để triển khai thực hiện Quyết định về đặc xá và tham mưu, tư vấn cho Chủ tịch nước trong việc thực hiện hoạt động đặc xá. Đồng thời, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan do Hội đồng tư vấn đặc xá quyết định thành lập Tổ thẩm định liên ngành để thẩm định danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá.
Như vậy, đặc xá được hiểu cơ bản chính là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.
Trong những năm gần đây, thông thường Chủ tịch nước ra quyết định đặc xá đối với người phạm tội bị kết án phạt tù. Để nhằm mục đích có thể thực hiện thẩm quyền của mình, Chủ tịch nước thành lập Hội đồng đặc xá để tư vấn cho việc ra các quyết định đặc xá cụ thể. Các Hội đồng đặc xá địa phương và trung ương thực hiện nhiệm vụ theo thủ tục quy định cụ thể. Trên cơ sở danh sách những người đủ điều kiện được Hội đồng đặc xá Trung ương trình lên, Chủ tịch nước xem xét và ra quyết định đặc xá đối với từng trường hợp cụ thể.
Bản chất của đặc xá đó là miễn toàn bộ hoặc một phần hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt, kể cả miễn trách nhiệm hình sự hoặc xóa án đối với một hoặc một số người nhất định hoặc một số đông người đang chấp hành hình phạt, trong trường hợp họ lập được công lớn hoặc đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thường được áp dụng Nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước và Trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước đối với người phạm tội đang trong giai đoạn thi hành án phạt tù (tù có thời hạn, tù chung thân).
Nói tóm lại, chủ tịch nước là người có thẩm quyền Quyết định đặc xá còn việc thực hiện quyết định đặc xá sẽ do các cơ quan nhà nước khác cùng phối hợp thực hiện theo quy định của pháp luật về Đặc xá.
2. Điều kiện để được đề nghị đặc xá:
Căn cứ theo quy định tại pháp luật, chủ thể là người bị kết án phạt tù được đề nghị đặc xá khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Căn cứ theo quy định tại pháp luật, chủ thể là người bị kết án phạt tù được đề nghị đặc xá khi trong quá trình thi hành án phạt tù đã có biểu hiện tốt, chấp hành tốt các nội quy, quy chế của nơi giam giữ, được xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên.
– Căn cứ theo quy định tại pháp luật, chủ thể là người bị kết án phạt tù được đề nghị đặc xá khi đã chấp hành hình phạt tù được một thời gian nhất định theo quyết định của Chủ tịch nước, trong đó phải đảm bảo điều kiện: nếu là người đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn thì ít nhất phải chấp hành được 1/3 thời gian phạt tù phải chấp hành theo nội dung bản án; nếu là người đang chấp hành án tù chung thân thì ít nhất phải chấp hành được 14 năm. Trường hợp người phạm tội đã từng được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù thì thời gian đã được giảm sẽ không được tính vào thời gian đã chấp hành hình phạt tù.
Trong đó cần lưu ý: Đối với những trường hợp người phạm tội bị kết án tù nhưng chấp hành tốt quy chế nội quy, cải tạo được xếp loại khá và đã thực hiện xong các vấn đề hình phạt bổ sung (nếu là phạm tội về tham nhũng hoặc một số tội khác theo quy định) thì thời gian đã chấp hành án phạt tù phải đáp ứng để được xem xét đề nghị “đặc xá” có thể ngắn hơn thời gian quy định nêu trên nếu thuộc một trong các trường hợp như:
+ Lập công lớn.
+ Người có công với cách mạng là thương binh, bệnh binh, anh hùng lực lượng vũ trang được tặng thưởng huân, huy chương kháng chiến, danh hiệu dũng sĩ và các trường hợp là thân nhân gia đình liệt sĩ, con của bà mẹ Việt nam anh hùng hoặc con của người có công với cách mạng.
+ Bị bệnh hiểm nghèo, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
+ Người chưa thành niên phạm tội, bị kết án tù; người già cả từ đủ 70 tuổi trở lên.
+ Gia đình đặc biệt khó khăn mà họ là lao động duy nhất tạo ra thu nhập nuôi sống thân nhân có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định
+ Trường hợp khác theo quyết định của Chủ tịch nước.
– Căn cứ theo quy định tại pháp luật, chủ thể là người bị kết án phạt tù được đề nghị đặc xá khi phải chấp hành xong các hình phạt bổ sung khác (như phạt tiền, tiền bồi thường, án phí, nghĩa vụ khác) nếu người đề nghị đặc xá là người bị kết án về các tội về tham nhũng hoặc một số tội khác theo quy định của Chủ tịch nước.
– Căn cứ theo quy định tại pháp luật, chủ thể là người bị kết án phạt tù được đề nghị đặc xá khi chủ thể đó không thuộc vào một trong các trường hợp không được đề nghị đặc xá theo quy định của Luật đặc xá, cụ thể không thuộc trường hợp:
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác.
+ Đã từng được đặc xá.
+ Người bị kết án đang có ít nhất hai tiền án trở lên.
+ Đang trong quá trình giải quyết kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án mà người bị kết án này đang phải chấp hành.
– Căn cứ theo quy định tại pháp luật, chủ thể là người bị kết án phạt tù được đề nghị đặc xá khi đã thực hiện đầy đủ hồ sơ đề nghị đặc xá.
3. Phân biệt đặc xá và đại xá:
Đặc xá và đại xá là hình thức của ân xá. Dưới đây là bảng phân biệt đặc xá và đại xá:
Tiêu chí | Đặc xá | Đại xá |
Khái niệm | Đặc xá được hiểu là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt. | Đại xá được hiểu cơ bản chính là sự khoan hồng của Nhà nước nhằm tha tội hoàn toàn cho một số loại tội phạm nhất định với hàng loạt người phạm tội nhân sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước. |
Bản chất | Bản chất của đặc xá là miễn toàn bộ hoặc một phần hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt, kể cả miễn trách nhiệm hình sự hoặc xóa án đối với một hoặc một số người nhất định hoặc một số đông người đang chấp hành hình phạt, trong trường hợp họ lập được công lớn hoặc đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thường được áp dụng Nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước và Trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước | Bản chất của đại xá đó là Tha, miễn hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt cho một số loại tội phạm hoặc một loạt người phạm tội đã hoăc chưa bị truy tố, xét xử, thi hành án |
Thẩm quyền | Chủ tịch nước có thẩm quyền. | Quốc hội có thẩm quyền. |
Đối tượng áp dụng | Chủ thể là người phạm tội đang trong giai đoạn thi hành án phạt tù (tù có thời hạn, tù chung thân). | Chủ thể là người phạm tội trong bất kỳ giai đoạn nào, từ truy tố, xét xử đến thi hành án. |
Hậu quả | Người được đặc xá sẽ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại nhưng không được xóa án tích ngay và vẫn có tiền án trong lí lịch tư pháp. | Người được đại xá sẽ là người không có tội và cũng sẽ không có án tích trong lý lịch tư pháp của mình |