Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội tự nhiên xảy ra ở hầu hết các quốc gia và đều được pháp luật của các nước điều chỉnh. Xuất phát từ mục đích nhân văn tốt đẹp, nuôi con nuôi đáp ứng được lợi ích hài hòa của người được nhận nuôi và người nhận nuôi. Vậy ai sẽ được quyền ưu tiên khi nhiều người cùng xin nhận con nuôi?
Mục lục bài viết
1. Ai được ưu tiên khi nhiều người cùng xin nhận con nuôi?
Trẻ em được xem là một nhóm xã hội non nớt, dễ bị tổn thương. Hơn nữa, không phải tất cả trẻ em sinh ra đều có cha mẹ và đều may mắn được sống trong môi trường gia đình hạnh phúc. Trong xã hội còn rất nhiều trẻ em bị bỏ rơi, khuyết tật, mồ côi, sống trong các gia đình nghèo khó không đáp ứng đầy đủ điều kiện môi trường nuôi dưỡng, cần có một mái ấm gia đình thay thế. Vì vậy, chế định nuôi con nuôi là một trong những chế định nhân đạo của pháp luật Việt Nam. Nhìn chung, việc cho và nhận con nuôi là vấn đề cực kỳ hệ trọng, nhạy cảm, liên quan đến cuộc sống con người và quyền trẻ em.
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế. Cụ thể như sau:
– Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế theo quy định của pháp luật sẽ được thực hiện như sau:
+ Cha dượng, mẹ kế, cô ruột, cậu ruột, dì ruột, bác ruột, chú ruột của những người được nhận làm con nuôi;
+ Công dân Việt Nam thường trú trong nước;
+ Công dân nước ngoài thường trú trên lãnh thổ của nước Việt Nam;
+ Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
+ Người nước ngoài thường trú trên lãnh thổ của nước ngoài.
– Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên cùng nhau xin nhận một người làm con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền thì cần phải xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục con nuôi một cách tốt nhất.
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp nhiều người cùng xin nhận con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền thì sẽ ưu tiên lựa chọn theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:
– Cha dượng, mẹ kế, cô ruột, cậu ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột của những người được nhận làm con nuôi;
– Công dân mang quốc tịch Việt Nam thường trú trong nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Công dân nước ngoài thường trú trên lãnh thổ của nước Việt Nam;
– Công dân mang quốc tịch Việt Nam định cư trên lãnh thổ nước ngoài;
– Người nước ngoài thường trú trên lãnh thổ của nước ngoài.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, trong trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì cần phải xem xét và giải quyết cho những người có điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục con nuôi tốt hơn. Có thể kể đến một số tiêu chí cụ thể để so sánh như sau:
– Điều kiện về vật chất như sinh hoạt, điều kiện học tập, điều kiện ăn ở, các bên có thể sao kê bảng lương và chứng minh thu nhập của mình, chứng minh các nguồn tài chính khác, cách chăm sóc trẻ em … từ đó để có thể dành quyền ưu tiên xin nhận con nuôi;
– Chứng minh điều kiện về tinh thần như thời gian chăm sóc, thời gian dạy dỗ, thời gian giáo dục con nuôi, có nhiều tình cảm dành cho con, sự gắn bó với người được giới thiệu làm con nuôi, điều kiện cho con vui chơi giải trí, cách dạy dỗ nhân cách đạo đức đứa trẻ, trình độ học vấn của bản thân …
2. Việc giải quyết việc nuôi con nuôi phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi. Cụ thể như sau:
– Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần phải tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc;
– Việc nuôi con nuôi cần phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, cần phải xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện bình đẳng, không được phép có hành vi phân biệt đối xử nam nữ, không trái đạo đức xã hội và không trái quy định pháp luật;
– Chỉ cho trẻ em làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm thấy gia đình thay thế trong nước.
Đồng thời, pháp luật cũng quy định cụ thể về căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi. Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về các căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi. Theo đó, việc nuôi con nuôi có thể sẽ bị chấm dứt khi thuộc một trong những trường hợp cơ bản như sau:
– Con nuôi đã thành niên, đồng thời cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
– Con nuôi bị kết án về một trong những hành vi xâm phạm đến tính mạng sức khỏe, danh dự nhân phẩm của cha mẹ nuôi, con nuôi có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ cha mẹ nuôi, con nuôi có hành vi phát tán tài sản của cha mẹ nuôi;
– Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong những hành vi xâm phạm đến tính mạng sức khỏe con nuôi, xâm phạm danh dự nhân phẩm của con nuôi, có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ con nuôi;
– Vi phạm một trong những quy định cấm trong lĩnh vực nuôi con nuôi căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Luật nuôi con nuôi năm 2010. Cụ thể bao gồm các hành vi sau:
+ Nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi cá nhân, bóc lột sức lao động của trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, bắt cóc hoặc có hành vi mua bán trẻ em trái quy định của pháp luật;
+ Có hành vi giả mạo giấy tờ tài liệu để giải quyết việc nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền;
+ Có hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ;
+ Lợi dụng việc nuôi con nuôi để thực hiện các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về dân số;
+ Lợi dụng việc làm con nuôi của các thương binh, người có công với cách mạng, những người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng các chế độ và chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các đối tượng này;
+ Nghiêm cấm hành vi ông/bà nhận cháu làm con nuôi, anh/chị/em nhận nhau làm con nuôi;
+ Lợi dụng việc nuôi con nuôi để thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật, thực hiện các hành vi vi phạm phong tục tập quán, vi phạm truyền thống đạo đức văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
3. Đối tượng được nhận làm con nuôi bao gồm những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về người được nhận làm con nuôi. Cụ thể bao gồm:
– Trẻ em được xác định là người dưới 16 tuổi;
– Đối với những trẻ em trong độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Được cha dượng nhận làm con nuôi hoặc được mẹ kế nhận làm con nuôi;
+ Được cô ruột, cậu ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột nhận làm con nuôi.
– Một người sẽ chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người đang trong mối quan hệ là vợ chồng;
– Nhà nước hiện nay khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, nhận trẻ em bị bỏ rơi hoặc những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn làm con nuôi.
Như vậy, đối tượng được nhận làm con nuôi bao gồm:
– Trẻ em dưới 16 tuổi;
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi trong trường hợp đặc biệt. Cụ thể là làm con nuôi của cha dượng, mẹ kế, cô ruột, cậu ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột theo quy định của pháp luật;
– Trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật nuôi con nuôi 2010;
–
–
– Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 19/2011 hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi.
THAM KHẢO THÊM: