Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy của Việt Nam có những diễn biến phức tạp, mang lại nhiều hiểm họa cho mỗi gia đình, một quốc gia hay các dân tộc trên toàn thế giới. Để có thể phần nào đẩy lùi được tệ nạn này thì việc quản lý tình trạng nghiện ma túy phải được kiểm soát chặt chẽ. Vậy ai có thẩm quyền để xác định tình trạng nghiện ma túy?
Mục lục bài viết
1. Ai có thẩm quyền để xác định tình trạng nghiện ma túy?
Tệ nạn xã hội được biết đến là những hiện tượng tiêu cực, trái với chuẩn mực đạo đức, pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội. Hiện nay, Việt Nam đã ghi nhận bốn loại tệ nạn cơ bản trong đó có tệ nạn xã hội về ma túy. Để có thể kiểm soát được tệ nạn xuất hiện tràn lan thì có nhiều cách thức được áp dụng, trong đó phải kể đến việc xác định tình trạng nghiện ma túy. Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định thì việc xác định tình trạng nghiện ma túy sẽ chỉ được thực hiện bởi cá nhân có thẩm quyền và đáp ứng điều kiện về nhân sự, cụ thể:
– Cá nhân làm việc trong cơ sở cai nghiện thì phải là viên chức, phải đảm bảo chuyên ngành đào tạo thuộc một trong các ngành nghề như: y, dược, công tác xã hội, tâm lý, sư phạm, luật, kinh tế và các ngành nghề khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở, trong đó:
- Theo quy định thì người phụ trách 1 giai đoạn của quy trình cai nghiện tại Chương III Nghị định này phải có ít nhất một người chịu trách nhiệm và đảm bảo trình độ chuyên môn phù hợp;
- Cá nhân trực tiếp phụ trách y tế là y sĩ, bác sĩ, đã được đào tạo, tập huấn về xác định tình trạng nghiện, điều trị và cai nghiện ma túy.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 109/2021/NĐ-CP cũng đã có các nội dung quy định về các cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy. Theo đó, Cơ sở y tế tiến hành các hoạt động xác định tình trạng nghiện ma túy phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Cơ sở thực hiện việc nà thì phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền, đồng nghĩa với việc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh với phạm vi hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa nội hoặc chuyên khoa tâm thần hoặc điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy hoặc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; cơ sở giám định pháp y tâm thần.
- Cá nhân tham gia vào việc xác định tình trạng nghiện ma túy nếu là bác sỹ thì đảm bảo chuyên môn là có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa tâm thần hoặc đa khoa hoặc chuyên khoa nội hoặc chuyên khoa y học cổ truyền. Trường hợp bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa hoặc chuyên khoa nội hoặc chuyên khoa y học cổ truyền thì người này cũng phải có chứng nhận đã hoàn thành khóa tập huấn về xác định tình trạng nghiện ma túy do cơ sở có chức năng đào tạo cấp;
- Để đảm bảo sự chính xác trong quá trình xác định tình trạng nghiện ma túy thì khi sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng phải phù hợp thì mới bảo đảm thực hiện được quy trình chuyên môn xác định tình trạng nghiện ma túy, phù hợp với hình thức tổ chức, phạm vi hoạt động chuyên môn của chuyên khoa quy định tại Khoản 1 Điều này.
Vớ các nội dung đã trình bày thì y sĩ, bác sĩ là viên chức của cơ sở cai nghiện chính là cá nhân có thẩm quyền thực hiện xác định tình trạng nghiện. Cá nhân này thì phải đảm bảo về trình độ chuyên môn đã quy định.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người tự nguyện xác định tình trạng nghiện ma túy:
Để có thể xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người tự nguyện thực hiện vấn đề này thì hồ sơ thủ tục cần làm theo nội dung hướng dẫn tại Điều 4 Nghị định 109/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Hồ sơ xác định tình trạng nghiện ma túy gồm:
- Cần chuẩn bị 01 đơn đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy, được thực hiện theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (sau đây gọi tắt là Đơn đề nghị). Đối với những đối tượng dưới 18 tuổi; cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì chắc chắn phải có ý kiến đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người đó;
- Cung cấp được bệnh án theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
- Gửi kèm theo phiếu kết quả xác định tình trạng nghiện ma túy, thực hiện theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (sau đây gọi tắt là Phiếu kết quả).
– Trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy:
- Khi cá nhân tự nguyện xác định tình trạng nghiện ma túy thì chuẩn bị hồ sơ đã được hướng dẫn và nộp đơn, xuất trình cho cơ sở y tế một trong các giấy tờ sau: chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có ảnh, thông tin cá nhân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng;
- Trách nhiệm của cơ sở y tế: Khi nhận được hồ sơ thì có trách nhiệm tiếp nhận đơn đề nghị, tiếp nhận người bệnh, đối chiếu thông tin cá nhân, lập bệnh án;
- Khi tiến hành xác định tình trạng nghiện ma túy thì các cơ sở y tế sẽ phải thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế;
- Khi đã có kết quả các định tình trạng nghiện ma túy thì cơ sở y tế lập Phiếu kết quả xác định tình trạng này thành 02 bản theo mẫu quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này; 01 bản lưu bệnh án, 01 bản trả cho người tự nguyện xác định tình trạng nghiện ma túy.
3. Cá trường hợp phải tiến hành xác định tình trạng nghiện ma túy?
– Theo khoản 1 Điều 27 Luật Phòng, chống ma túy 2021, việc xác định tình trạng nghiện ma túy được thực hiện đối với người thuộc trường hợp sau đây:
- Trường hợp 1: Cá nhân sử dụng trái phép chất ma túy mà còn đang trong thời gian quản lý bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
- Trường hợp 2: Đối với cá nhân không có nơi cư trú ổn định thì việc xác tình trạng nghiện ma túy sẽ được áp người sử dụng trái phép chất ma túy này;
- Trường hợp 3: Pháp luật cũng quy định thêm trường hợp người đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc vẫn đang trong thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy mà bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
- Trường hợp 4: Người đang trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy cũng sẽ phải tiến hành xác định tình trạng ma túy khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
- Trường hợp 5: Người tự nguyện xác định tình trạng nghiện ma túy.
– Tùy thuộc vào các trường hợpđã tình bày thì địa điểm để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người được đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy cũng có sự khác biệt. Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định 109/2021/NĐ-CP có quy định địa điểm để xác định tình trạng nghiện ma túy như sau:
- Địa điểm xác định tình trạng nghiện ma túy được thực hiện tại nơi tạm giữ hành chính đối với người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính;
- Địa điểm xác định tình trạng nghiện ma túy có thể được thực hiện tại cơ sở y tế đủ điều kiện hoặc địa điểm do cơ quan công an đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy thống nhất với cơ sở y tế lựa chọn đối với người không bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 116/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;
– Nghị định số 109/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy và hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy.
THAM KHẢO THÊM: