Nhắc đến di chúc thì mọi người thường nghĩ đến trường hợp người cao tuổi nay bị bệnh nặng mong muốn được để lại tài sản cho con cháu trước khi họ qua đời. Vậy câu hỏi đặt ra: Ai có quyền lập di chúc? Và người dưới 18 tuổi có được lập di chúc hay không?
Mục lục bài viết
1. Ai là người có quyền lập di chúc?
Có thể nói nhìn dưới góc độ khoa học, sự trưởng thành của con người là sự trưởng thành về cả 03 khía cạnh, sinh lý, tâm lý và văn hóa xã hội. Dưới góc độ pháp lý, sự trưởng thành của con người được nhìn nhận dưới khía cạnh độ tuổi. Độ tuổi sẽ quyết định một người đã đủ điều kiện tham gia vào quan hệ xã hội hay chưa. Căn cứ vào thể chất, tâm lý ở từng nhóm tuổi khác nhau, các nhà làm luật có sự quy định khác nhau về độ tuổi phù hợp với từng lĩnh vực nhất định. Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay có quy định các đối tượng khác nhau được xác định là người có quyền lập di chúc. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về độ tuổi của người lập di chúc là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Bộ luật dân sự đặt ra cột mốc đối với người thanh niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Bởi vì khi con người ở độ tuổi từ đủ 18 tuổi gần như phát triển toàn diện về cơ thể và não bộ nên nhận thức và tự chịu trách nhiệm được về các hành vi của mình. Có thể thấy được trong lịch sử phát triển của quy định về người lập di chúc thì các nhà làm luật đã có sự xác định một cá nhân là người thanh niên đóng vai trò tiên quyết để cá nhân đó được lập di chúc. Lập di chúc hiện nay là một trong những quyền dân sự của cá nhân. Và vì vậy khi cá nhân muốn lập di chúc thì cần phải đáp ứng được một số điều kiện theo quy định của pháp luật về năng lực chủ thể. Di chúc do các đối tượng là người thanh niên lập sẽ có hiệu lực pháp luật khi đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau đây:
– Người lập di chúc minh mẫn và sáng suốt trong quá trình lập di chúc, người lập di chúc không bị đe dọa hoặc lừa dối dưới bất kỳ hình thức nào, bởi vì suy cho cùng thì di chúc chính là biểu hiện ý chí độc lập của người lập di chúc nhằm mục đích định đoạt tài sản của mình, chỉ có chủ sở hữu thực sự mới có quyền định đoạt tài sản đó. Nguyên tắc của pháp luật nói chung đó là khi một chủ thể tham gia thực hiện các quan hệ dân sự thì sự tự do và tự nguyện thỏa thuận được đặt lên hàng đầu. Mọi hành vi ngăn cản và cưỡng ép người khác dẫn đến hoạt động lập di chúc trái với ý muốn của người lập di chúc đều không được công nhận và đều bị coi là hành vi vi phạm pháp luật;
– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Bên cạnh đó thì hình thức của di chúc cũng cần phải phù hợp với quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì hình thức của di chúc có thể được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng miệng, ngoài hai hình thức nêu trên thì tất cả các di chúc được cái hiện dưới hình thức khác đều không có hiệu lực và không có giá trị pháp lý.
Thứ hai, pháp luật vẫn cho phép người chưa thành niên ở một độ tuổi nhất định được quyền lập di chúc. Căn cứ theo quy định tại Điều 625 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về việc, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được quyền lập di chúc nếu như cha mẹ hoặc người giám hộ của họ đồng ý về quá trình lập di chúc đó. Về mặt bản chất thì có thể nói, lập di chúc là một giao dịch dân sự được thực hiện thông qua hành vi pháp lý đơn phương. Theo quy định của pháp luật dân sự hiện nay thì người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được phép tự mình xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự. Trong trường hợp muốn xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự liên quan tới bất động sản hoạt động sản phải đăng ký quyền sở hữu thì cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Do đó cho nên độ tuổi từ đủ mười lăm đến chưa đủ 18 sẽ có quyền thực hiện việc lập di chúc đều có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.
2. Người dưới 18 tuổi có được lập di chúc hay không?
Theo như phân tích ở trên thì có thể nói, người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới 18 tuổi vẫn có quyền lập di chúc nếu thỏa mãn được các điều kiện luật định. Căn cứ theo quy định tại Điều 609 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì cá nhân sẽ có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi họ qua đời cho bất kỳ một chủ thể nào đó. Theo đó thì pháp luật cũng quy định các đối tượng được lập di chúc bao gồm:
– Những người được xác định là người thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có trạng thái tinh thần minh mẫn và sáng suốt trong quá trình lập di chúc, không bị lừa dối hoặc đe dọa dưới bất kỳ hình thức nào;
– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nếu như được cha mẹ hoặc những người giám hộ của họ đồng ý về việc lập di chúc.
Như vậy thì có thể nói, riêng đối với những đối tượng dưới 18 tuổi, pháp luật hiện nay chỉ cho phép lập di chúc đối với các chủ thể có độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi. Theo đó thì nếu như các cá nhân nằm trong độ tuổi này vẫn sẽ được phép lập di chúc khi thỏa mãn được một số điều kiện luật định, cụ thể như sau:
– Di chúc được lập thành văn bản;
– Quá trình lập di chúc phải có sự đồng ý từ cha mẹ hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật;
– Nội dung định đoạt tài sản sẽ thuộc về quyền của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
Còn đối với những chủ thể được xác định là người dưới 15 tuổi thì sẽ không nằm trong đối tượng được phép lập di chúc theo quy định của pháp luật hiện nay.
3. Di chúc của người dưới 18 tuổi hợp pháp khi nào?
Di chúc sẽ được coi là hợp pháp khi đáp ứng được những điều kiện nhất định căn cứ theo quy định tại Điều 630 của Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
Người lập di chúc phải minh mẫn và sáng suốt tại thời điểm lập di chúc, người lập di chúc không bị lừa dối hoặc đe dọa bởi các chủ thể khác dưới bất kỳ hình thức nào;
– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội và không đi ngược với thuần phong mỹ tục;
– Hình thức của di chúc phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện nay;
– Di chúc của các đối tượng là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp;
– Di chúc của người bị hạn chế năng lực về thể chất hoặc những người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và tiến hành hoạt động công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Di chúc bằng văn bản không công chứng hoặc chứng thực sẽ chỉ được coi là hợp pháp khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên;
– Di chúc bằng miệng sẽ gửi coi là hợp pháp nếu như người lập di chúc bằng miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng theo quy định của pháp luật và ngay sau khi người lập di chúc thể hiện ý chí của mình thì người làm chứng phải tiến hành hoạt động ghi chép lại và ký tên hoặc điểm chỉ vào trong văn bản ghi chép đó, sau đó trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc, được tính kể từ ngày người lập di chúc bằng miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác thực chữ ký hoặc xác thực dấu điểm chỉ của người làm chứng.
Như vậy theo như phân tích ở trên, di chúc của những người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản, và phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ thì mới được coi là di chúc hợp pháp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.