Kháng nghị tái thẩm là gì? Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm tiếng Anh là gì? Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm theo quy định của pháp luật? Tiến hành tái thẩm khi nào?
Kháng nghị tái thẩm đóng vai trò quan trọng trong tố tụng hình sự, mặc dù đây không phải là hoạt động xét xử vụ án, mà là thủ tục xem xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Căn cứ để tiến hành thủ tục đó chính là kháng nghị của chủ thể có thẩm quyền. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về chủ thể có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm và các trường hợp tiến hành tái thẩm.
1. Kháng nghị tái thẩm là gì?
Kháng nghị là hành vi tố tụng của chủ thể có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của
Kháng nghị tái thẩm chính là hành vi của chủ thể có thẩm quyền thể hiện việc phản đối đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khi phát hiện ra những căn cứ tái thẩm.
2. Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm tiếng Anh là gì?
Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm tiếng Anh là “Individuals authorized to lodge protests through the reopening procedure”.
3. Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm theo quy định của pháp luật
Tại Điều 400 của
Điều 400. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Từ quy định trên thì chủ thể có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm thuộc về viện kiểm sát, cụ thể Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ
Đây là điểm khác biệt của thủ tục tái thẩm so với thủ tục giám đốc thẩm, do thủ tục giám đốc thảm bao gồm cả chủ thể là Tòa án.
Tòa án có chủ thế có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm là dựa trên chức năng giám đốc xét xử của Tòa án cấp trên đối với hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới. Thông qua hoạt động kiểm tra giám đốc, Tòa án cấp trên có điều kiện phát hiện những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong những bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật và kháng nghị giám đốc thẩm để xét lại các bản án hoặc quyết định đó. Tòa án không có quyền kháng nghị tái thẩm bởi quy định cần phải tiến hành xác minh có hay không có tình tiết mới và giá trị pháp lý của các tình tiết này, mà Tòa án lại không có thẩm quyền tiến hành xác minh những tình tiết đó. Việc xác minh tình tiết mới theo quy định của pháp luật chỉ được thực hiện bởi Kiểm sát viên của Viện Kiểm sát. Như theo quy định tại Điều 399 như sau:
“Điều 399.
1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và
2. Viện kiểm sát phải xác minh những tình tiết mới; khi xét thấy cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm yêu cầu Cơ quan điều tra có thẩm quyền xác minh tình tiết mới của vụ án và chuyển kết quả xác minh cho Viện kiểm sát.
3. Khi tiến hành xác minh tình tiết mới của vụ án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng theo quy định của Bộ luật này.”
Điều này hoàn toàn tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự\. Viện kiểm sát mới có thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra, cũng như trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra . Hơn nữa “Tòa án không thể là người điều tra, xác minh rồi sau đó lại xét xử, đánh giá các tinh tiết đó. Vì nếu làm như vậy sẽ không đảm bảo tính khách quan cho quá trình xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
4. Tiến hành tái thẩm khi nào?
Thủ tục tái thẩm được tiến hành khi có kháng nghị tái thẩm của chủ thể có thẩm quyền. Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị khi biết được các căn cứ kháng nghị nghị tái thẩm.
“Điều 398. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ:
1. Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;
2. Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;
3. Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;
4. Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.”
Theo đó, các căn cứ kháng nghị bao gồm:
– Người làm chứng là người biết được các tình tiết có liên quan đến vụ án, lời khai của người làm chứng được coi là nguồn chứng cứ quan trọng trong vụ án hình sự. Người làm chứng phải có nghĩa vụ khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án. Tuy nhiên nhiều người làm chứng đã khai báo hoặc cung cấp những tài liệu không đúng sự thất cho cơ quan tiến hành tố tụng. Mà các cơ quan tiến hành tố tụng dựa vào những chứng cứ này để kết luận vụ án, dẫn đến việc vụ án bị xét xử sai. Sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực thì mới phát hiện ra lời khai đó là không đúng sự thật. Lời khai trở thành căn cứ kháng nghị tái thẩm đó là những lời khai có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật và những điểm quan trọng không đúng sự thật đó có thể làm thay đổi nội dung cơ bản của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
– Kết luận giám định, định giá tài sản cũng là nguồn chứng cứ quan trọng để giải quyết vụ án hình sự. Kết luận định giá tài sản, kết luận giám định có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án. Sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện ra rằng kết luận giám định, kết luận định giá tài sản không đúng sự thật, làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định của tòa án thì phải tiến hành kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
– Người phiên dịch đóng vai trò quan trọng do trong hoạt động tố tụng tiếng nói, chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng việt, nên khi người phiên dịch dịch sai hoặc bản dịch của họ không đúng sự thật sẽ khiến cho vụ án có thể bị xét xử sai. Sau khi bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật mới phát hiện ra điều đó thì phải kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
– Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đưa ra các kết luận về vụ án trên quá trình xem xét, đánh giá đầy đủ các chứng cứ khách quan của vụ án. Những chủ thể trên đánh giá dựa vào nguồn chứng cứ bị giả mạo trong vụ án để đưa ra kết luận mà không thể biết được các tình tiết được sử dụng làm chứng cứ để đưa ra kết luận đó lại không đủ điều kiện để trở thành chứng cứ trong vụ án, do nó không đảm bảo tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp. Nếu kết luận của những người trên không đúng sẽ khiến cho vụ án bị xét xử sai. Đây chính là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái đốc thẩm.
– Để một vụ án được xét xử một cách đúng đắn thì chứng cứ phải đảm bảo yêu cầu khách quan, liên quan và hợp pháp. Khi vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật sẽ dẫn đến việc Tòa án sẽ ra bản án, quyết định không đúng căn cứ pháp luật, khiến cho vụ án bị xét xử sai.
– Những tính tiết khác ở đây chính là những tình tiết không liên quan đến ba căn cứ nêu trên, những tình tiết này chính là những tình tiết mới khác chứ không phải tình tiết nào cũng được.