Ai chịu trách nhiệm khi ngân hàng khởi kiện đòi nợ? Cho anh họ mượn số làm số tham chiếu khi vay tín chấp có phải chịu trách nhiệm?
Tóm tắt câu hỏi:
Anh họ tôi có vay tín chấp của ngân hàng, lúc vay anh có lấy số tôi làm số tham chiếu.3 tháng nay anh tôi không đóng tiền cho ngân hàng vậy cho tôi hỏi: Nếu anh tôi bị kiện ra tòa thì tôi có bị liên quan gì không? Mong luật sư giải đáp hộ tôi.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– “
– Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN.
2. Luật sư tư vấn:
Vay tín chấp là hình thức vay tiền ngân hàng và các tổ chức tín dụng được bảo đảm bằng sự tín nhiệm, không cần có tài sản thế chấp. Do đó, việc vay tín chấp không phải là việc cho vay không có bảo đảm mà tài sản bảo đảm là sự tín nhiệm giữa người cho vay (các ngân hàng, tổ chức tín dụng) và người vay, thông thường là các doanh nghiệp. Và việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm. (theo Điều 373 “Bộ luật dân sự 2015”).
Ngoài ra, theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN Về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì việc vay cần đảm bảo các nguyên tắc và điều kiện sau:
“Điều 6. Nguyên tắc vay vốn
Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:
1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
2. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Điều 7. Điều kiện vay vốn
Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:
a) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam:
– Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;
– Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
– Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
– Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
– Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
b) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
Do đó, sau khi tiến hành thẩm định, khi chủ thể vay vốn đảm bảo các điều kiện nêu trên thì có thể tiến hành đề nghị vay vốn của ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.
Hồ sơ vay vốn bao gồm:
– Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn như quy định. (CMND, hộ khẩu hoặc KT3, giấy tờ thứ cấp như giấy phép lái xe / passport / thẻ nhân viên / bằng tốt nghiệp / sơ yếu lí lịch dán hình có công chứng của địa phương, hợp đồng lao động hoặc các giấy tờ khác liên quan tuy thuộc vào chương trình vay tín chấp).
– Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng.
(Tổ chức tín dụng hướng dẫn các loại tài liệu khách hàng cần gửi cho tổ chức tín dụng phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng, loại cho vay và khoản vay).
>>>
Như vậy, khi gửi hồ sơ xin vay vốn tín chấp để thẩm định thì chủ thể vay vốn phải đảm bảo các điều kiện, tính xác thực của thông tin và các tài liệu cần thiết. Do đó, theo như bạn trình bày thì khi vay tín chấp ngân hàng, người anh của bạn sử sụng số của bạn làm số tham chiếu thì trong trường hợp này, số tham chiếu sẽ được hiểu là số điện thoại để xác nhận thông tin khách hàng. Hồ sơ vay vốn có thể bị từ chối nếu số tham chiếu cung cấp không chính xác và có thể không được xét vay vốn. Nhưng theo thông thì anh bạn đến nay đã không đóng tiền cho ngân hàng 3 tháng tức là hồ sơ đã được xét duyệt vay vốn nên sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa ngân hàng, tổ chức cho vay tín dụng với anh của bạn theo như hợp đồng vay tín chấp đã được xác lập.
Khoản 2 Điều 24 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về quyền và nghĩa vụ của khách hàng:
“2. Khách hàng vay có nghĩa vụ:
a) Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp;
b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện đúng các nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và các cam kết khác;
c) Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả thuận về việc trả nợ vay và thực hiện các nghia vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng”.
Như vậy, trong trường hợp bị khởi kiện vì không thực hiện các nghĩa vụ thanh toán nợ hoặc vi phạm các cam kết trong hợp đồng thì người vay là anh họ của bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về việc trả nợ.