Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành và quyết toán công trình xây dựng đối với công trình sử dụng vốn nhà nước được quy định tại Điều 17 Nghị định 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Mục lục bài viết
1. Nghiệm thu công trình xây dựng:
Khi xây dựng thì chủ đầu tư sẽ không thể biết chắc công trình của mình có đảm bảo an toàn, chất lượng khi bàn giao đưa vào sử dụng hay không thì có thể hiểu rằng việc nghiệm thu công trình là kiểm định thu nhận và kiểm tra các công trình sau khi đã xây dựng xong để kiểm tra chất lượng công trình trước khi được bàn giao để đưa vào sử dụng và quá trình nghiệm thu phải do các cơ quan chức năng có chuyên môn có thẩm quyền dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công xong để từ đó có thể đưa ra các quyết định của công trình có đủ chất lượng, phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng được điều kiện để đưa vào sử dụng theo quy định.
Thông thường thì việc nghiệm thu xây dựng gồm:
+ Khi các bên thực hiện việc nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết khi hoàn thành các hạng mục xây dựng.
+ Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định đảm bảo tuân theo trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật.
+ Các hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu theo quy định của pháp
Theo quy định của pháp luật thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận khi nghiệm thu công trình xây dựng trước khi đưa vào sử dụng để đảm bảo theo đúng trình tự, thủ tục.
Không phải ai cũng có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu nhất là đối với công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng và môi trường, công trình sử dụng vốn nhà nước phải được kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình. Mà chỉ các tổ chức, cơ quan sau đây thì mới có trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu được quy định như sau:
+ Thông thường thì đối với các công trình quan trọng thì trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình thì hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp;
+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với các công trình còn lại theo quy định của pháp luật.
2. Thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng:
+ Theo quy định của pháp luật thì việc thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tư. Chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán trong hồ sơ thanh toán nhất là những công trình có sử dụng vốn của nhà nước.
Các công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng phải thực hiện quyết toán dự án đầu tư xây dựng. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, người quyết định đầu tư phê duyệt quyết toán dự án đầu tư trong giới hạn tổng mức đầu tư được phê duyệt. Thời hạn quyết toán dự án đầu tư xây dựng theo thủ tục trình tự theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định của pháp luật thì những công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm quản lý, thanh toán, quyết toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng theo quy định của
3. Vi phạm quy định về nghiệm thu, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình:
khi tổ chức, cơ quan thực hiện hành vi vi phạm thì sẽ bị phạt tiền theo quy định là 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Thứ nhất việc tổ chức cá nhân để cho cán bộ giám sát thi công thực hiện giám sát hoặc ký các tài liệu trong hồ sơ nghiệm thu mà không có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình hoặc không phù hợp với lĩnh vực hành nghề, loại công trình, hạng hoặc thời hạn hành nghề theo chứng chỉ được cấp bởi vì theo quy định của pháp luật thì tổ chức cá nhân phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình. Lập quy hoạch xây dựng. Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp; thiết kế cơ – điện công trình; thiết kế cấp – thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.Quản lý dự án đầu tư xây dựng. Thi công xây dựng công trình. Giám sát thi công xây dựng công trình. Kiểm định xây dựng. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
+ Thứ hai thì việc các cơ quan tổ chức thực hiện việc nghiệm thu không đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp
+ Thứ ba khi các bên khi tiến hành nghiệm thu công trình mà không gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định.
Các cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi thanh toán khi chưa có đầy đủ hồ sơ thanh toán theo quy định.
Phạt tiền đối với hành vi chậm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt kể từ ngày công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng thì bị xử phạt như sau:
+ Các tổ chức, cá nhân liên quan đến xây dựng mà trong trường hợp chậm quá 09 tháng đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A thì sẽ bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng
+ Đối với trường hợp chậm quá 06 tháng đối với dự án nhóm B thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
+ Đối với các bên vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp chậm quá 03 tháng đối với dự án nhóm C.
+ Đối với các bên vi phạm thì sẽ phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi đưa từng phần công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu theo quy định.
Ngoài các hình phạt chính thì người vi phạm còn bị phạt các hình phạt bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
+ Các cá nhân, tổ chức vi phạm buộc bổ sung đầy đủ các tài liệu trong hồ sơ thanh toán đối với hành vi quy định của pháp luật.
+ Khi thực hiện xong hình phạt thì pháp luật yêu cầu trong thời hạn 01 tháng phải hoàn thành việc lập hồ sơ
quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình, trình người quyết định đầu tư phê duyệt theo quy định.
+ Khi người vi phạm bị xử phạt thì trong thời hạn 01 tháng phải tổ chức nghiệm thu đối với hành vi quy định và buộc bồi thường thiệt hại cho bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có).
Khi các bên có hành vi phạm về thanh quyết toán thì buộc tổ chức nghiệm thu lại theo thực tế thi công và buộc thu hồi số tiền đã nghiệm thu, thanh toán sai đối với hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
+ Buộc khắc phục chất lượng công trình phù hợp với hồ sơ thiết kế đối với hành vi quy định
+ Buộc trong thời hạn 15 ngày phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra theo quy định đối với hành vi quy định khi có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Do đó, đối với các công trình có sử dụng vốn góp của nhà nước thì việc nghiệm thu, thanh quyết toán công trình rất cần thiết và phải tuân theo các thủ tục trình tự mà pháp luật quy định để tránh lãng phí nguồn vốn nhà nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm góp phần sử dụng quản lý ngân sách một cách hiệu quả theo quy định của pháp luật.