Trách nhiệm của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng? Trách nhiệm trong quản lý trật tự xây dựng?
Trong công trình xây dựng không thể thiếu nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan quản lý trật tự, quy hoạch xây dựng. Các cơ quan có trách nhiệm cung cấp các thông tin, quy hoạch đã được phê duyệt để từ đó thực hiện nhiệm vụ trong quản lý trật tự, xử lý vi phạm phạm hành chính trong công tác làm việc.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Luật xây dựng 2014
– Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng
Trách nhiệm của cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng được quy định tại Nghị định 37/2019/NĐ-CP như sau:
– Cơ quan tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng có trách nhiệm:
+ Quyết định cơ quan lập quy hoạch;
+ Xem xét, quyết định lựa chọn phương án tích hợp các hợp phần quy hoạch vào quy hoạch cần lập đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng; xem xét, quyết định xử lý các vấn đề còn có ý kiến khác nhau về quy hoạch giữa cơ quan lập quy hoạch và các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
+ Trình Quốc hội quyết định đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
+ Đôn đốc, theo dõi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lập quy hoạch.
– Cơ quan tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia có trách nhiệm:
+ Cơ quan tổ chức quyết định cơ quan lập quy hoạch ngành quốc gia;
+ Cơ quan tổ chức chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan tổ chức xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia;
+ Cơ quan tổ chức trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia;
+ Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch ngành quốc gia trong trường hợp không có tổ chức tư vấn đáp ứng điều kiện về mặt năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định này;
+ Phân công cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng nội dung quy hoạch ngành quốc gia theo nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt;
+ Xem xét, quyết định lựa chọn phương án tích hợp nội dung quy hoạch do cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng vào quy hoạch ngành quốc gia;
+ Chịu trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quy hoạch ngành quốc gia;
+ Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch ngành quốc gia;
+ Đôn đốc, theo dõi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lập quy hoạch ngành quốc gia.
– Cơ quan tổ chức lập quy hoạch tỉnh có trách nhiệm:
+ Quyết định cơ quan lập quy hoạch tỉnh;
+ Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh;
+ Phân công cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng các nội dung quy hoạch tỉnh theo nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt;
+ Xem xét, quyết định lựa chọn phương án tích hợp nội dung quy hoạch do cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng vào quy hoạch tỉnh;
+ Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh;
+ Đôn đốc, theo dõi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lập quy hoạch tỉnh.
Như vậy, căn cứ vào từng nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan quản lý phân cấp như cơ quan tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia, cơ quan tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia, xơ quan tổ chức lập quy hoạch tỉnh để thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm của mình trong việc lập quy hoạch.
2. Trách nhiệm trong quản lý trật tự xây dựng
2.1. Trách nhiệm, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng của Sở Xây dựng
Sở Xây dựng có nhiệm vụ trong quản lý trật tự xây dựng như sau:
– Sở xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hướng dẫn các tổ chức và nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn.
+ Phối hợp với Sở Thông tin – Truyền thông và các cơ quan truyền thông của Thành phố trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng trên địa bàn Thành phố.
– Sở xây dựng phải cung cấp thông tin kết quả cấp giấy phép xây dựng của các công trình đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có công trình được cấp phép để phối hợp quản lý.
– Sở xây dựng phải tổ chức tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác thực hiện cấp phép xây dựng, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.
– Chỉ đạo Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn quy trình xử lý các vi phạm trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố.
– Sở xây dựng đôn đốc, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý
– Gửi đề xuất lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố để xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đã buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc thực thi công vụ để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng trên địa bàn quản lý.
– Theo định kỳ 06 tháng, tổ chức phải giao ban công tác quản lý trật tự xây dựng cho Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã để tổng hợp tình hình, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác quản lý trật tự xây dựng ở địa phương.
– Đăng tải lên Trang thông tin điện tử của Sở về tên tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính, nội dung vi phạm, hình thức xử phạt, việc khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm trật tự xây dựng gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội khi có đề nghị của UBND cấp huyện.
Về trách nhiệm của Giám đốc Sở Xây dựng:
– Thực hiện việc chỉ đạo các bộ phận, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện các nhiệm vụ.
– Giám đốc Sở Xây dựng báo cáo, đề xuất tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố các biện pháp để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
– Giám đốc Sở Xây dựng gửi kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố để xem xét trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức, cá nhân đã được phân công quản lý trật tự xây dựng
– Trình Chủ tịch UBND Thành phố ban hành các quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng vượt thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng.
– Thanh tra Sở Xây dựng chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động trong công tác quản lý trật tự xây dựng; xử lý các cán bộ, công chức dưới quyền không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng.
Như vậy, Sở xây dựng có nhiệm vụ trong quản lý trật tự xây dựng kết hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Thông tin – Truyền thông để thực hiện công tác quản lý, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong việc cấp phép và quản lý trật tự xây dựng
Giám đốc Sở Xây dựng có trách nhiệm chỉ đạo các bộ phận, đưa ra các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những hoạt động thiếu trách nhiệm trong hoạt động quản lý xây dựng
2.2. Trách nhiệm, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng của Thanh tra Sở Xây dựng
Về nhiệm vụ của Thanh tra Sở Xây dựng:
– Thanh tra Sở Xây dựng giúp Giám đốc Sở Xây dựng trong việc kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
– Thanh tra Sở Xây dựng phải tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.
– Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện công tác trong xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra và ban hành các quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền.
– Thực hiện kiểm tra, phúc tra thường xuyên hoặc đột xuất đối với các kết quả kiểm tra, lập hồ sơ xử lý vi phạm của các Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị để kịp thời phát hiện, hướng dẫn và đôn đốc các Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị khắc phục các sai phạm, đang còn tồn tại trong quá trình kiểm tra, lập hồ sơ xử lý vi phạm trật tự xây dựng; Từ đó đưa ra đề xuất xử lý trách nhiệm cán bộ do thiếu trách nhiệm để xảy ra các sai phạm.
– Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện việc chỉ đạo, đôn đốc Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp huyện tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, tham mưu đề xuất các giải pháp quản lý đảm bảo hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng.
– Thanh tra Sở Xây dựng giúp Giám đốc Sở tổng hợp và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân Thành phố về tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.
Về trách nhiệm của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng:
– Có trách nhiệm chỉ đạo các bộ phận, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện các nhiệm vụ.
– Có trách nhiệm thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn, kiến nghị Giám đốc Sở Xây dựng báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố kịp thời có những biện pháp chấn chỉnh, khắc phục;
– Xây dựng kế hoạch kiểm tra liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố trong việc thực thi công vụ; Đề xuất tới Giám đốc Sở Xây dựng kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức, cá nhân được phân công quản lý trật tự xây dựng buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác thực thi công vụ;
– Gửi đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Đội trưởng Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác làm việc đã buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, hậu quả xảy ra vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng trên địa bàn quản lý;
– Thực hiện thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 46 của
– Hoàn thiện bộ hồ sơ quản lý trật tự xây dựng để trình lên Chủ tịch UBND Thành phố ban hành các quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng vượt thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng.
Theo đó, Thanh tra Sở xây dựng có trách nhiệm và quyền hạn là chỉ đạo và đôn đốc các đơn vị là Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện quản lý trật tự trên địa bàn và tổ chức các buổi tập huấn cho các đơn vị hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ.