Một tác phẩm được coi là kết tinh lao động sáng tạo của những người làm ra tác phẩm này hay còn gọi là tác giả. Những khái niệm về bản gốc của tác phẩm thường dễ bị nhầm lẫn với dạng phi vật chất của tác phẩm gốc, tính gốc của tác phẩm. Đặc biệt là mối quan hệ giữa tác phẩm phái sinh và tác phẩm gốc.
Mục lục bài viết
1. Bản gốc của tác phẩm là gì?
Bản gốc của tác phẩm được hiểu là dạng hay hình thức vật chất mà trên đó kết tinh lao động sáng tạo trong việc thể hiện tác phẩm của tác giả, được định hình lần đầu tiên. Khái niệm bản gốc của tác phẩm dễ bị nhầm lẫn với tác phẩm đạo văn hoặc tác phẩm phái sinh. Do vậy, cần lưu ý phân biệt giữa bản gốc của phẩm với tính gốc hay nguyên thủy của tác phẩm. Tính vậy, tính nguyên thủy của tác phẩm tồn tại độc lập với dạng vật chất thể hiện tác phẩm.
Đối với tác phẩm viết, bản gốc là bản thảo viết tay hoặc trên máy tính. Đối với tác phẩm mỹ thuật, chủ yếu về hội họa và điêu khắc thì, quyền tác giả đối với bản gốc được mở rộng hơn về quyền triển lãm, bản gốc tác phẩm. Pháp luật về quyền tác giả của một số nước còn có quy định quyền được hưởng phần lợi nhuận chênh lệch từ việc bán bản gốc của tác phẩm. Quyền sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm còn bao gồm quyền sở hữu động sản đối với bản gốc. Việc bán bản gốc không nhất thiết có nghĩa là cho phép sao chép, trình diễn. Việc chuyển quyền sử dụng, cấp giấy phép sử dụng tác phẩm không nhất thiết phải bao hàm việc chuyển giao quyền sở hữu đối với bản gốc tác phẩm.
– Bản gốc của tác phẩm trong tiếng anh là Original work
– Định nghĩa của bản gốc trong tiếng anh được hiểu là:
The original of a work is understood as the material form or form on which the creative labor crystallized in the realization of the work of the author is first fixed. The original concept of a work can easily be confused with a plagiarism or derivative work. Therefore, care should be taken to distinguish between the originals of the works from the originals or primitives of the works. Thus, the originality of the work exists independent of the material form representing the work.
– Một số từ vựng tiếng anh tiêu biểu liên quan trong cùng lĩnh vực như:
+ Nhãn hiệu trong tiếng anh là Mark
+ Nhãn hiệu tập thể trong tiếng anh là Collective mark
+ Nhãn hiệu chứng nhận trong tiếng anh là Certification mark
+ Nhãn hiệu liên kết trong tiếng anh là Integrated marks
+ Tên thương mại là Trade name
+ Chỉ dẫn địa lý trong tiếng anh là Geographical indication
+ Bí mật kinh doanh trong tiếng anh là Trade secret
+ Giống cây trồng trong tiếng anh là Plant variety
+ Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng trong tiếng anh là Licensing of a plant variety
+ Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trong tiếng anh Counterfeit mark goods
+ Hàng hóa sao chép lậu trong tiếng anh là Pirated goods
2. Tìm hiểu về tác phẩm phái sinh:
Trong thời đại công nghệ thông tin, bất cứ các tác phẩm nào cũng đều có thể được truyền tải biết đến rộng rãi thông qua internet và các công nghệ khác, do đó người ta dễ dàng sao chép và phổ biến tác phẩm. Một hình thức phổ biến tạo nên một tác phẩm khác từ tác phẩm gốc ban đầu đầu được pháp luật cho phép đó là tác phẩm phái sinh.
– Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
Trong đó:
+ Tác phẩm dịch là tác phẩm chuyển tải trung thực nội dung của một tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Có nghĩa là thể hiện một tác phẩm bằng một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của tác phẩm gốc.
+ Tác phẩm phóng tác là tác phẩm phỏng theo một tác phẩm đã có nhưng có sự sáng tạo về nội dung, tư tưởng,… làm cho nó mang sắc thái hoàn toàn mới.
+ Tác phẩm cải biên có nghĩa là việc tạo ra một tác phẩm âm nhạc bằng việc thêm những yếu tố sáng tạo mới vào tác phẩm sẵn có.
+ Tác phẩm chuyển thể có nghĩa là việc dùng tác phẩm gốc và thay đổi hình thức thể hiện bằng việc chuyển tác phẩm đó thành một vở kịch hay một bộ phim mà không thay đổi cốt truyện hoặc chủ đề.
+ Tác phẩm biên soạn là thu thập, chọn lọc các tài liệu liên quan đến đề tài khoa học hoặc công trình nghiên cứu để viết thành bài hoặc viết thành sách theo chủ đề nhất định.
+ Tác phẩm chú giải là tác phẩm giải thích, làm rõ nghĩa một số nội dung trong tác phẩm khác.
+ Tác phẩm tuyển chọn là tác phẩm dựa trên sự tập hợp, chọn lọc, sắp xếp những tác phẩm đã tồn tại theo những tiêu chí nhất định.
Tác phẩm phái sinh là tác phẩm do cá nhân hoặc nhiều cá nhân trực tiếp sáng tạo, được hình thành trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã tồn tại (tác phẩm gốc) trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học, được thể hiện bằng bất kỳ phương thức hay hình thức nào khác biệt với phương thức hay hình thức thể hiện của tác phẩm gốc, thông qua một dạng vật chất nhất định. Luật Sở hữu trí tuệ lựa chọn phương pháp liệt kê để định nghĩa tác phẩm phái sinh, gồm các tác phẩm được hình thành theo một trong các hình thức trên, ngoài những hình thức này thì không được coi là tác phẩm phái sinh.
Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Các đặc điểm của tác phẩm phái sinh:
Thứ nhất, tác phẩm phái sinh chỉ được hình thành trên cơ sở một/những tác phẩm đã tồn tại. Tác phẩm đã tồn tại có thể còn thời hạn hoặc hết thời hạn bảo hộ quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản. Quyền cho làm tác phẩm phái sinh thuộc nhóm quyền tài sản đối với tc phẩm, quyền này được quy định tại Luật SHTT. Do đó, có thể tồn tại hai tình huống :
– Tình huống 1: sáng tạo tác phẩm phái sinh mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu tác phẩm gốc;
– Tình huống 2: sáng tạo tác phẩm phái sinh, nhưng nhất thiết phải được sự cho phép của chủ sở hữu tác phẩm gốc.
Trong cả hai tình huống trên thì các quyền nhân thân được quy định tại Luật SHTT (sau đây gọi tắt là quyền nhân thân không thể chuyển giao) luôn luôn tồn tại, do đó ngay cả trong tình huống 1 thì người sáng tạo tác phẩm phái sinh vẫn phải tôn trọng quyền nhân thân không thể chuyển giao của tác giả tác phẩm gốc. Thuật ngữ tác phẩm gốc vừa nêu là tác phẩm mà người sáng tạo tác phẩm phái sinh dựa trên nền của nó để sáng tạo tác phẩm (phái sinh) của mình.
Thứ hai, về hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh, pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng. Mặt khác, tác phẩm phái sinh không phải là bản sao của tác phẩm gốc. Do đó, trong nhiều trường hợp hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh phải khác biệt hoàn toàn hoặc khác biệt từng phần với hình thức thể hiện của tác phẩm gốc.
Thứ ba, về tính nguyên gốc, tác phẩm phái sinh phải do tác giả tự mình sáng tạo nên mà không sao chép từ tác phẩm/những tác phẩm khác. Thuật ngữ “tác phẩm khác” được hiểu là kể cả tác phẩm của chính tác giả đó. Để một tác phẩm phái sinh được bảo hộ thì nó phải mang dấu ấn sáng tạo của tác giả. Tuy nhiên, nếu ranh giới giữa sáng tạo từng phần và sáng tạo hoàn toàn là dễ nhận biết, ranh giới giữa sáng tạo tác phẩm phái sinh và xâm phạm quyền tác giả của tác phẩm gốc là khó nhận biết. Sự xâm phạm này thường thể hiện ở việc xâm phạm quyền nhân thân không thể chuyển giao trong quyền tác giả.
Thứ tư, về dấu ấn của tác phẩm gốc trong tác phẩm phái sinh, mặc dù tác phẩm phái sinh phải đảm bảo tính nguyên gốc như vừa phân tích, nhưng dấu ấn của tác phẩm gốc phải được thể hiện trong tác phẩm phái sinh, có nghĩa là khi nhận biết tác phẩm phái sinh thì công chúng phải liên tưởng đến tác phẩm gốc, sự liên tưởng này được thể hiện qua nội dung của tác phẩm gốc.
Cũng cần nhắc lại là pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung của tác phẩm, do đó sự liên tưởng về nội dung giữa tác phẩm phái sinh với tác phẩm gốc không làm mất đi tính nguyên gốc của tác phẩm phái sinh.
4. Mối quan hệ giữa tác phẩm phái sinh và tác phẩm gốc:
Việc kế thừa các tài sản trí tuệ đã có từ trước như các tác phẩm văn học, mỹ thuật, nghệ thuật, thành tựu khoa học kỹ thuật…để từ đó phát triển, sáng tạo ra những cái mới sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Những cái mới được sáng tạo dựa trên tham khảo cái cũ được gọi là Tác phẩm phái sinh và là đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả.
Tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh là hai thuật ngữ luôn đi kèm với nhau trong pháp luật sở hữu trí tuệ. Tác phẩm gốc được hiểu là hình thức vật chất mà trên đó kết tinh lao động sáng tạo trong việc thể hiện tác phẩm của tác giả, được định hình lần đầu tiên. Trên cơ sở tác phẩm gốc, tác phẩm phái sinh được hình thành với hình thức khác biệt so với tác phẩm gốc. Để cụ thể hơn, chúng ta hãy cùng phân tích mối quan hệ giữa tác phẩm phái sinh và tác phẩm gốc sau đây.
Thứ nhất, tác phẩm phái sinh chỉ được hình thành trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm gốc đã tồn tại. Quyền cho làm tác phẩm phái sinh thuộc nhóm quyền tài sản đối với tác phẩm, quyền này được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ.
Thứ hai, hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh phải khác biệt hoàn toàn hoặc từng phần so với tác phẩm gốc. Pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng. Mặt khác, tác phẩm phái sinh không phải là bản sao của tác phẩm gốc. Do đó, trong nhiều trường hợp hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh phải khác biệt hoàn toàn hoặc khác biệt từng phần với hình thức thể hiện của tác phẩm gốc.
Thứ ba, tác phẩm phái sinh phải do tác giả tự mình sáng tạo nên mà không sao chép từ những tác phẩm khác. Để một tác phẩm phái sinh được bảo hộ thì nó phải mang dấu ấn sáng tạo của tác giả.
Thứ tư, về dấu ấn của tác phẩm gốc trong tác phẩm phái sinh, dấu ấn của tác phẩm gốc phải được thể hiện trong tác phẩm phái sinh, có nghĩa là khi nhận biết tác phẩm phái sinh thì công chúng phải liên tưởng đến tác phẩm gốc, sự liên tưởng này được thể hiện qua nội dung của tác phẩm gốc. Pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung của tác phẩm, do đó sự liên tưởng về nội dung giữa tác phẩm phái sinh với tác phẩm gốc không làm mất đi tính nguyên gốc của tác phẩm phái sinh.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, góp phần thúc đẩy nhu cầu thưởng thức các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật. Do đó, việc phát triển và sáng tạo các sản phẩm văn hóa nghệ thuật ngày càng trở thành lĩnh vực mang giá trị kinh tế và được quan tâm.Trong đó, không thể không kể đến việc ra đời những tác phẩm phái sinh có tính sáng tạo cao, mang lại nhiều giá trị về kinh tế và đưa tác phẩm gốc phù hợp với thời đại, đến gần với quần chúng hơn, bao gồm nhưng không giới hạn ở những tác phẩm dịch, tác phẩm chuyển thể, tác phẩm cải biên… Đó chính là sự kế thừa, phát huy có sáng tạo từ những giá trị gốc trong khuôn khổ cho phép.