Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người hoặc pháp nhân thương mại thực hiện, có lỗi và xâm phạm đến các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Hành vi phạm tội bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Bài viết này sẽ làm rõ về giai đoạn tội phạm hoàn thành.
Mục lục bài viết
1. Tội phạm hoàn thành là gì?
Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể được quy định tại điều luật trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.
Nói cách khác, tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm hoàn thành được quy định trong Bộ luật hình sự. Để xác định trường hợp nào là tội phạm hoàn thành thì phải xác định được hành vi thực hiện thỏa mãn tất cả các dấu hiệu của cấu thành tội phạm hoàn thành tương ứng được quy định trong luật hình sự.
Ví dụ: Cấu thành tội phạm của trường hợp giết người (Điều 123
Nếu trên thực tế, một người có hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người mà lỗi của người thực hiện hành vi đối với hậu quả chết người là vô ý, nghĩa là thái độ tâm lý của người đó là không mong muốn và không để mặc cho hậu quả chết người xảy ra mà cho rằng hậu quả chết người không xảy ra hoặc người đó không thấy trước hậu quả chết người xảy ra nhưng buộc phải thấy trước hậu quả đó, thì mặc dù hành vi đã thực hiện có dấu hiệu hậu quả chết người, một dấu hiệu giống dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm giết người, cũng không thể xác định hành vi đó là trường hợp phạm tội giết người vì hành vi đó chưa thỏa mãn dấu hiệu lỗi cố ý đối với hậu quả chết người. Trong trường hợp này, phải xác định hành vi đã thực hiện là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, vì hành vi đó thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định tại khoản 3 Điều 134
Tương tự, trong trường hợp một người đã thực hiện hành vi cố ý gây thương tích cho người khác nhưng thái độ tâm lý của người đó lại mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra (lỗi cố ý trong tội giết người), thì mặc dù hành vi đó có dấu hiệu hậu quả gây thương tích, một dấu hiệu giống dấu hiệu của mặt khách quan trong cấu thành tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác (Điều 134 Bộ luật hình sự 2015), nhưng không thể kết luận người đó phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà phải xác định người đó phạm tội giết người chưa đạt vì hành vi đó thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm giết người (chưa đạt) được quy định tại Điều 123 và Điều 15 Bộ luật hình sự 2015.
Tội phạm hoàn thành tiếng Anh là: “Crime conpleted”.
2. Thời điểm tội phạm hoàn thành theo Bộ luật hình sự 2015:
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của các loại cấu thành tội phạm, có thể xác định thời điểm tội phạm hoàn thành của các loại tội như sau:
– Đối với tội phạm có cấu thành vật chất:
Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm mà các dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.
Đối với tội phạm có cấu thành vật chất thì tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội đã gây ra hậu quả tội phạm phù hợp với hậu quả được nêu trong cấu thành tội phạm. Ví dụ: Hành vi phạm tội giết người được coi là tội phạm hoàn thành vào thời điểm gây hậu quả chết người; hành vi trộm cắp tài sản được coi là tội phạm hoàn thành vào thời điểm người phạm tội chiếm đoạt được tài sản.
– Đối với tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức:
Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm mà có các dấu hiệu phạm tội bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Đối với tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức, tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội thỏa mãn dấu hiệu hành vi phạm tội được quy định tại điều luật trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.
Ví dụ: Người phạm tội cướp tài sản đã thực hiện hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc như giơ dao lên dọa đâm, giơ súng dọa bắn… nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng chưa đâm, chưa bắn, chưa chiếm đoạt được tài sản thì bị bắt giữ. Trong trường hợp này, mặc dù người phạm tội chưa dùng vũ lực, chưa chiếm đoạt được tài sản nhưng hành vi phạm tội của người đó đã được xác định là tội phạm hoàn thành vì đã thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu hành vi của tội cướp tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 168
– Đối với tội phạm có cấu thành tội phạm cắt xén:
Trong luật hình sự, có trường hợp một người mới chỉ có hành vi “hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức” nhằm lật đổ chính quyền đã bị coi là tội phạm. Đó là tội phạm được ghi nhận tại Điều 109
3. Phân biệt tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc:
Cần phải phân biệt rõ “tội phạm hoàn thành” với “tội phạm kết thúc”.
Nói đến tội phạm hoàn thành là hoàn thành về mặt pháp lý, còn nói đến tội phạm kết thúc là nói đến tội phạm đã thực sự chấm dứt trên thực tế. Thời điểm tội phạm nào đó được coi là hoàn thành nhưng có thể vẫn tiếp diễn, chưa kết thúc.
Ví dụ: một người thực hiện hành vi cướp tài sản; sau khi dùng vũ lực, người phạm tội mới lấy tài sản và mang đi tiêu thụ. Thời điểm người phạm tội chiếm đoạt tài sản thì tội cướp tài sản đã được coi là tội phạm hoàn thành nhưng vào thời điểm đó tội cướp tài sản vẫn chưa kết thúc.
Khi xác định trường hợp phạm tội với lỗi cố ý đã hoàn thành hay chưa, chỉ cần kiểm tra hành vi phạm tội đó đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm hay chưa. Nếu đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm thì là tội phạm hoàn thành. Ngược lại, nếu chưa thỏa mãn các yếu tố cấu thành của tội phạm thì tội phạm chưa hoàn thành. Thời điểm tội phạm hoàn thành khi nào tùy thuộc vào việc xây dựng các dấu hiệu của cấu thành tội phạm (Ví dụ: đối với tội cướp tài sản, chỉ cần người phạm tội có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực thì tội phạm được xem là đã hoàn thành; nhưng đối với tội trộm cắp thì tội phạm chỉ được xem là hoàn thành khi người phạm tội đã lấy được tài sản của người khác).
Ngược lại, nhiều trường hợp thời điểm tội phạm kết thúc nhưng chưa hoàn thành. Ví dụ: một người mới có hành vi chuẩn bị phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc thực hiện hành vi phạm tội chưa đạt thì bị bắt giữ.
Tội phạm kết thúc có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
+ Khi người phạm tội đã đạt được mục đích nên dừng việc thực hiện các hành vi phạm tội;
+ Khi người phạm tội bị ngăn cản nên không thể tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội;
+ Khi người phạm tội tự ý dừng việc phạm tội.
4. Ý nghĩa của việc phân biệt tội phạm hoàn thành với tội phạm kết thúc:
Việc phân biệt tội phạm hoàn thành với tội phạm kết thúc có ý nghĩa quan trọng như sau:
– Xác định tội phạm hoàn thành, phân biệt với các trường hợp tội phạm chưa hoàn thành (trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt) có ý nghĩa quan trọng để quyết định hình phạt. Với những điều kiện giống nhau, tội phạm hoàn thành phải được coi là nguy hiểm hơn so với các trường hợp tội phạm chưa hoàn thành. Do vậy, cần phải quyết định hình phạt nghiêm khắc hơn đối với người phạm tội hoàn thành so với người phạm tội chưa đạt hay chuẩn bị phạm tội.
– Xác định thời điểm tội phạm kết thúc có ý nghĩa để áp dụng các chế định khác có liên quan như chế định phòng vệ chính đáng (Điều 22 Bộ luật hình sự 2015), chế định truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 27 Bộ luật hình sự năm 2015). Căn cứ để xác định quyền phòng vệ chính đáng, có đồng phạm, áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong các quy định của Bộ luật hình sự không phải dựa trên cơ sở xác định tội phạm đã hoàn thành hay chưa mà là trên cơ sở xác định tội phạm đã kết thúc hay chưa.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Bộ luật hình sự 2015.