Trong quá trình giải quyết vụ án, dù là vụ án hình sự hay vụ án dân sự, các cơ quan tiến hành tố tụng đều phải thực hiện các hoạt động tố tụng khác nhau nhằm thu thập thêm tình tiết, chứng cứ làm sáng tỏ vụ án. Hoạt động lấy lời khai là một hoạt động hữu hiệu để thu thập các tình tiết, chứng cứ trong hoạt động điều tra, tố tụng.
Mục lục bài viết
1. Lời khai là gì?
Lời khai là lời trình bày của người có quyền và nghĩa vụ liên quan tới vụ án theo yêu cầu của
2. Lấy lời khai là gì?
2.1.Lấy lời khai dưới góc độ tố tụng dân sự:
Trong quan hệ tố tụng dân sự, thì thu thập chứng cứ là việc phát hiện tìm ra các chứng cứ, tập hợp đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng giải quyết các vụ việc dân sự”. Để thu thập chứng cứ, tùy từng vụ việc dân sự và tùy từng trường hợp cụ thể,
Từ phân tích hoạt động thu thấp chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự, thì hoạt động lấy lời khai của Tòa án trong tố tụng dân sự là hoạt động của Tòa án trong việc phát hiện tìm ra các chứng cứ, tập hợp đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự thông qua lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng khi giải quyết vụ việc dân sự.
Hoạt động lấy lời khai của Tòa án trong tố tụng dân sự là một hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án nên hoạt động này mang tính quyền lực Nhà nước. Hoạt động lấy lời khai được thực hiện sau khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự và chủ yếu do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc dân sự tiến hành (tại phiên tòa sơ thẩm là Hội đồng xét xử).
Hoạt động lấy lời khai của Tòa án trong tố tụng dân sự là hoạt động hỗ trợ của Tòa án cho việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự. Hoạt động này được tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định.
2.2. Lấy lời khai trong tố tụng hình sự:
Hoạt động lấy lời khai trong tố tụng hình sự cũng là hoạt động thu thập chứng cứ. Bao gồm hoạt động lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Việc lấy lời khai trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra tiến hành, đây là điểm khác biệt so với hoạt động lấy lời khai trong tố tụng dân sự, bên cạnh đó, trong trường hợp luật định thì Kiểm sát viên cũng có thể tham gia lấy lời khai.
3. Quy định pháp luật về lấy lời khai người làm chứng:
3.1. Lấy lời khai người làm chứng trong tố tụng dân sự:
Người làm chứng trong tố tụng dân sự là “Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.” (Điều 77
Tại Điều 99
“Điều 99. Lấy lời khai của người làm chứng
1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của người làm chứng tại trụ sở Tòa án hoặc ngoài trụ sở Tòa án.
Trước khi lấy lời khai của người làm chứng, Thẩm phán phải giải thích quyền, nghĩa vụ của người làm chứng và yêu cầu người làm chứng cam đoan về lời khai của mình.
2. Thủ tục lấy lời khai của người làm chứng được tiến hành như thủ tục lấy lời khai của đương sự quy định tại Khoản 2 Điều 98 của Bộ luật này.
3. Việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ mười tám tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó.”
Về địa điểm lấy lời khai đó chính là tại trụ sở Tòa án nơi giải quyết vụ án dân sự hoặc ngoài trụ sở Tòa án, có thể là tại nhà văn hóa thôn, nhà ở,… của người làm chứng. Trước khi lấy lời khai của người làm chứng, thẩm phán giải thích về quyền, nghĩa vụ của người làm chứng cũng như yêu cầu người làm chứng cam đoan về lời khai của mình.
Việc lấy lời khai của người làm chứng được lập thành biên bản. Biên bản ghi lời khai của người làm chứng phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Người làm chứng có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản và đóng dấu của Tòa án; nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai. Trường hợp biên bản ghi lời khai của người làm chứng được lập ngoài trụ sở Tòa án thì phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản.
Việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ mười tám tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó.
3.2. Lấy lời khai người làm chứng trong tố tung hình sự:
Người làm chứng theo tố tụng dân sự là:
“1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
2. Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của người bị buộc tội;
b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.” (Điều 66
Lấy lời khai người làm chứng là hoạt động điều tra thu thập chứng cứ do người làm chứng đưa ra nhằm giải quyết vụ án.
Để việc lấy lời khai của người làm chứng đạt kết quả, điều tra viên phải nghiên cứu hồ sơ vụ án, nhân thân người làm chứng, lập kế hoạch lấy lời khai. Trong kế hoạch phải dự kiến những việc cần làm rõ, phương pháp lấy lời khai, những tình huống có thể xảy ra và định thời gian, địa điểm lấy lời khai. Về địa điểm lấy lời khai, cần chọn nơi thuận tiện cho việc khai báo.
Tại Điều 186. Lấy lời khai người làm chứng của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về hoạt động lấy lời khai người làm chứng như sau:
“1. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó.
2. Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc, trao đổi với nhau trong thời gian lấy lời khai.
3. Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định tại Điều 66 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.
4. Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên phải hỏi về mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng. Điều tra viên yêu cầu người làm chứng trình bày hoặc tự viết một cách trung thực và tự nguyện những gì họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi.
5. Trường hợp xét thấy việc lấy lời khai của Điều tra viên không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật hoặc xét cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra hoặc để quyết định việc truy tố thì Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm chứng. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành theo quy định tại Điều này.”
Thời gian lấy lời khai, không lấy lời khai vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lí do vào biên bản. Trước khi lấy lời khai, điều tra viên phải làm giấy triệu tập và gửi cho người làm chứng. Giấy triệu tập ghi rõ họ tên, chỗ ở của người làm chứng, ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm có mặt, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lí do chính đáng. Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng cư trú hoặc làm việc. Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận. Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ; Giấy triệu tập người làm chứng dưới 18 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện khác của họ (Khoản 2, 3 Điều 185
Điều tra viên cần phải xác minh mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, bị hại và những tình tiết nhân thân của người làm chứng. Sau đó, yêu cầu người làm chứng kể hoặc viết lại trung thực những gì mà họ đã biết về vụ án, sau đó đặt câu hỏi để làm rõ thêm. Câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu, cụ tể, không được đặt những câu hỏi có tính chất gợi ý. Mỗi lần lấy lời khai của người làm chứng đều phải lập thành biên bản.
Biên bản ghi lời khai của người làm chứng được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Theo đó, biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản phải đọc biên bản cho người làm chứng nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản; trường hợp không chấp nhận bổ sung thì ghi rõ lý do vào biên bản. Người làm chứng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản.
Việc lấy lời khai của người làm chứng có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.