Hiện nay, trốn thuế, gian lận thuế, tránh thuế đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Vấn đề trốn thuế, gian lận thuế, tránh thuế và việc dụng được các “ưu đãi” thuế là một việc rất quan trọng. Tuy nhiên vẫn còn những cách hiểu chưa đúng về trốn thuế và tránh thuế. Vậy tránh thuế là gì?
Mục lục bài viết
1. Tránh thuế là gì?
Tránh thuế là việc sử dụng các phương pháp hợp pháp để sửa đổi tình hình tài chính của một cá nhân để giảm số tiền thuế thu nhập phải nộp. Việc sửa đổi này thường được thực hiện dưới dạng yêu cầu được ghi nhận các Khoản khấu trừ thuế và nợ hợp pháp. Hành động này khác với việc trốn thuế bằng cách sử dụng các phương pháp bất hợp pháp, như ghi giảm thu nhập.
Hầu hết người nộp thuế sử dụng một số hình thức tránh thuế. Mặc dù từ trốn thuế có vẻ tiêu cực, nhưng về bản chất thì không. Trên thực tế, tránh thuế là một cách hợp pháp để mọi người hoặc các tổ chức giảm thiểu nghĩa vụ nhiệm thuế của họ. Đó có thể là các hình thức khấu trừ thuế thu nhập hoặc sử dụng tín dụng để giảm Khoản thuế phải nộp.
Tránh thuế tên tiếng Anh là: “Tax Avoidance”.
2. Phân biệt giữa tránh thuế và trốn thuế:
Khái niệm
– Trốn thuế: trong tiếng Anh là: “Tax Evasion”
Trốn thuế là một hoạt động bất hợp pháp trong đó một người hoặc tổ chức cố tình tránh phải trả một nghĩa vụ thuế thực sự. Những người bị bắt vì tội trốn thuế thường phải chịu các cáo buộc hình sự và hình phạt đáng kể.
Thuật ngữ trốn thuế áp dụng cho cả việc không thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ thuế bất hợp pháp. Thông thường, một người không được coi là phạm tội trốn thuế trừ khi việc không trả tiền được coi là hành vi cố ý.
Ở nước ta, hiện tượng trốn thuế hay cụ thể là gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đang là hiện tượng rất phổ biến, thủ đoạn ngày càng tinh vi và xảo quyệt. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp chủ yếu vi phạm ở những Khoản chi không được phép hạch toán như quà biếu, tham quan, chi khuyến mãi… hoặc các hành vi gian lận trong hoàn thuế GTGT như thành lập nhiều doanh nghiệp trung gian ở nhiều nơi khác nhau, tổ chức mua bán lòng vòng hàng hóa, dịch vụ lập hồ sơ khống nhằm hạn chế sự kiểm soát của cơ quan thuế; lập hồ sơ khống xuất khẩu hàng hóa nhất là hàng nông, lâm, hải sản chưa chế biến qua đường biên giới đất liền để được hoàn thuế…; .
Việc thành lập doanh nghiệp để mua bán, sử dụng hóa đơn GTGT bất hợp pháp đang là chiêu bài làm giàu bất chính được nhiều đối tượng sử dụng hiện nay. Loại tội phạm này thường hoạt động dưới phương thức và thủ đoạn là thành lập doanh nghiệp với rất nhiều ngành nghề kinh doanh, thuê nhà với hợp đồng ngắn hạn làm trụ sở công ty để có điều kiện mua hóa đơn GTGT. Sau khi mua được hóa đơn, các đối tượng bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh.
– Tránh thuế là việc sử dụng các phương pháp hợp pháp để sửa đổi tình hình tài chính của một cá nhân để giảm số tiền thuế thu nhập phải nộp. Việc sửa đổi này thường được thực hiện dưới dạng yêu cầu được ghi nhận các Khoản khấu trừ thuế và nợ hợp pháp. Hành động này khác với việc trốn thuế bằng cách sử dụng các phương pháp bất hợp pháp, như ghi giảm thu nhập.
Đặc Điểm
– Trốn thuế: Có hai động thái chính là
+ Giấu thông tin mà lẽ ra phải cung cấp cho cơ quan nhà nước ví dụ như bán hàng nhưng không xuất hóa đơn để giảm doanh thu
+ Tạo ra thông tin không có thật ví dụ như mua hóa đơn để tăng chi phí được khấu trừ thuế, tạo hồ sơ giả để hoàn thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu. Hiển nhiên việc trốn thuế là phi pháp và có thể bị kết án
– Tránh thuế: Chủ động nghiên cứu, phân tích tận dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước về quy định thuế
Phương thức:
– Trốn thuế: Các hành vi gian lận thuế nội địa
+ Bỏ ngoài sổ sách kế toán
+ Tạo giao dịch bán hàng giả mạo
+ Tạo giao dịch mua hàng giả mạo
+ Ghi giá bán thấp hơn giá thực tế
+ Hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định
Các hành vi gian lận thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
+ Buôn lậu
+ Khai sai chủng loại hàng hóa
+ Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
+ Gian lận giá tính thuế
+ Giả mạo mục đích xuất khẩu, nhập khẩu để được hưởng ưu đãi thuế
– Tránh thuế: Trong lĩnh vực thuế thu nhập doanh nghiệp, có thể là:
+ Chọn đăng ký phương thức khấu hao thích hợp tùy theo dự kiến doanh nghiệp sẽ có lãi hay bị lỗ
+ Đăng ký chuyển lỗ trong vòng 5 năm vào những năm tài chính mà doanh nghiệp dự kiến sẽ có lãi lớn để dùng số lỗ đó giảm thu nhập chịu thuế;
Trong lĩnh vực thuế nhập khẩu, có thể là
+ Nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ những nước có ký các hiệp định về ưu đãi thuế quan với Việt Nam về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN) để được hưởng mức thuế suất thấp.
Trong lĩnh vực thuế nhà thầu, có thể là:
+ Chọn giữa việc đăng ký thực hiện chế độ kế toán Việt Nam hay không.
+ Ký hợp đồng dịch vụ với những công ty là đối tượng cư trú ở những nước có ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. Theo đó, công ty dịch vụ, trong một số trường hợp, có thể được hưởng thuế suất thấp hơn và lẽ đương nhiên sẽ giảm giá mua bán hàng hóa/dịch vụ với doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực thuế thu nhập cá nhân, cũng có một số cách có thể tránh thuế hợp pháp. Đó là:
+ Chọn đối tượng nộp thuế là vợ hoặc chồng tùy theo thu nhập cao thấp của từng người trong việc kê khai giảm trừ gia cảnh đối với số người phụ thuộc trong gia đình nhằm mục đích giảm số thuế phải trả
Phát hiện:
– Trốn thuế: phát hiện thông qua kiểm tra
– Tránh thuế: Có thể phát hiện thông qua suy luận, phân tích
3. Xử lý hành vi trốn thuế và tránh thuế:
– Trốn thuế:
+ Phạt cảnh cáo
+ Phạt vi phạm hành chính theo Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ- CP như sau:
” Điều 17. Xử phạt hành vi trốn thuế
1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại Điểm b, c Khoản 4 và Khoản 5 Điều 13 Nghị định này;
b) Không ghi chép trong sổ kế toán các Khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định này;
c) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập
d) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;
đ) Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;
e) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;
g) Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không
2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
3. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.
4. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.
5. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.
Trường hợp hành vi trốn thuế theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 ,4, 5 Điều này đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại Khoản 6 Điều 8 Nghị định này.
b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.
7. Các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, đ, e Khoản 1 Điều này bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn thuế, không làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định này.”
+ Phạt vi phạm hình sự: tội trốn thuế theo Điều 200
– Tránh thuế: Không thể xử lý vì không có hành vi trái pháp luật