Những đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động khác với những loại hình xã hội thông thường, những đơn vị này có nguồn thu sự nghiệp, mặc dù được thành lập bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng nó mang tính xã hội cùng những đặc Điểm khác. Vậy đơn vị sự nghiệp có thu là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn vị sự nghiệp có thu là gì?
Đơn vị sự nghiệp có thu là một loại đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức của bộ máy kế toán thực hiện theo quy định của của Luật kế toán.
Đơn vị sự nghiệp có thu không thuộc các trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định của
2. Đặc Điểm của đơn vị sự nghiệp có thu:
Đơn vị sự nghiệp có thu mang những đặc Điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, những hoạt động của các đơn vị này có tính chất xã hội, nó phục vụ các lợi ích cần thiết những loại hình dịch vụ thông thường (có thể hiểu loại hình này là những hoạt động phục vụ không tạo ra sản phẩm mang hình thái hiện vật) của xã hội để đảm bảo cho đời sống được diễn ra bình thường. Hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập không nhằm mục đích sinh lời.
Những sản phẩm, dịch vụ của đơn vị sự nghiệp có thu chủ yếu mang những giá trị về tri thức, văn hóa, những phát minh khoa học, phát minh về y học, sức khỏe, đạo đức,… có phạm vi phục vụ không chỉ trong một ngành hay một lĩnh vực nhất định mà các sản phẩm, dịch vụ đó thông thường có tác động đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Thứ hai, trong phạm vi của đơn vị sự nghiệp có thu, việc trao đổi dịch vụ công giữa các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức, cá nhân không thông qua thị trường đầy đủ, tức là nó không giống với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Có những loại dịch vụ chỉ yêu cầu người sử dụng phải đóng phí hoặc lệ phí, có những dịch vụ thì phải trả một phần hoặc toàn bộ kinh phí. Tuy nhiên, cung ứng các dịch vụ này của đơn vị sự nghiệp có thu được thực hiện không nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Thứ ba, các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động không trực tiếp phục vụ cho quản lý hành chính nhà nước, không mang tính quyền lực pháp lý như hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Nó khác với hoạt động quản lý nhà nước.
Đơn vị sự nghiệp có thu chỉ thực hiện vai trò của nhà nước, được nhà nước tổ chức và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung ứng sản phẩm, dịch vụ xã hội công cộng, hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế hoạt động bình thường, thúc đẩy phát triển con người và phát triển kinh tế
Thứ tư, đơn vị sự nghiệp có thu có nguồn thu thường xuyên và ổn định từ hoạt động sự nghiệp, do đó nó khác với cơ quan quản lý hành chính ở chỗ mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước và được tự chủ về mặt tài chính, không phụ thuộc vào cơ chế xin cho như trước.
Thứ năm, đơn vị sự nghiệp có thu có nguồn thu thường xuyên từ hoạt động sự nghiệp, mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước và được tự chủ về mặt tài chính.
Đơn vị sự nghiệp có thu trong tiếng Anh gọi là: “Revenue generating public service delivery units”.
3. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu:
Căn cứ vào nguồn thu của đơn vị sự nghiệp có thu để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như: Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ về hoạt động tài chính); Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp ( đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động); Đơn vị sự nghiệp có nguồn thu thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng và nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí (đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động)
4. Quy định về đơn vị sự nghiệp có thu:
Về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu, được quy định tại Nghị định 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Tùy thuộc vào loại đơn vị sự nghiệp công lập có thu như đã phân loại ở trên, nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp có thu này cũng có những quy định khác nhau. Cụ thể như sau:
Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính đủ chi phí) được quy định tại Điều 14 Nghị định 141/2016/NĐ-CP, trong đó:
+ Khoản 1 quy định về nguồn thu tài chính của đơn vị, bao gồm:
1. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;
2. Nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, theo giá tính đủ chi phí (gồm: Chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định);
3. Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định của pháp luật phí và lệ phí;
4. Nguồn thu từ hoạt động khác (nếu có), (gồm: Tiền lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; Lãi tiền gửi ngân hàng; Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;)
5. Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên (nếu có), gồm:
– Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học công nghệ);
– Kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án, đề án khác;
– Kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
– Vốn đầu tư phát triển theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);
– Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao;
6. Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật;
7. Nguồn khác, gồm:
– Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị;
– Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
+ Khoản 2 quy định về việc sử dụng nguồn tài chính của đơn vị:
Theo đó, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu được sử dụng cho các khoản chi sau: chi đầu tư từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vốn vay và các nguồn tài chính hợp pháp khác; chi thường xuyên (gồm chi tiền lương, chi hoạt động chuyên môn và chi quản lý, trích khấu hao tài sản cố định)
+ Khoản 3 quy định về việc phân phối kết quả tài chính trong năm.
Hằng năm, sau khi đã hoạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định của pháp luật, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên (nếu có) sẽ đực đơn vị sự nghiệp có thu sử dụng theo trình tự được quy định tại Điểm a khoản này.
Việc sử dụng các quỹ và mức trích cụ thể của các quỹ được quy định tại Điểm b khoản này.
Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp) được quy định tại Điều 15 Nghị định 141/2016/NĐ-CP, trong đó:
+ Khoản 1 quy định về nguồn tài chính của đơn vị, bao gồm:1
1. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;
2. Nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí (gồm: Chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý);
3. Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định của pháp luật phí và lệ phí;
4. Nguồn thu từ hoạt động khác (nếu có), gồm: Tiền lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; Lãi tiền gửi ngân hàng; Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;
5. Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên quy định tại Điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị định này và kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản cho đơn vị theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);
6. Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật;
7. Nguồn khác, gồm: Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và nguồn khác (nếu có).
+ Khoản 2 quy định về sử dụng nguồn tài chính, bao gồm chi thường xuyên, chi không thường xuyên và khoản 3 quy định về sử dụng kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên. Hằng năm, sau khi đã hoạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định của pháp luật, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên (nếu có) sẽ đực đơn vị sự nghiệp có thu sử dụng theo trình tự được quy định tại Điểm a khoản này.
Việc sử dụng các quỹ và mức trích cụ thể của các quỹ được quy định tại Điểm b khoản này.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.