Hầu hết công dân nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh vào Việt Nam đều chưa biết công văn nhập cảnh là gì? Làm sao để xin được công văn nhập cảnh?
Mục lục bài viết
1. Công văn nhập cảnh là gì?
Khi đã có công văn nhập cảnh, công dân ngoại quốc dễ dàng được cấp visa Việt Nam ngay tại cửa khẩu các sân bay quốc tế của Việt Nam (sân bay Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất) hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại (quốc gia mà người nước ngoài mang quốc tịch).
Công văn nhập cảnh Việt Nam được cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam gửi lên Cục xuất nhập cảnh để xét duyệt trước khi người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Nội dung của công văn được Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh duyệt bao gồm thông tin về cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mời bảo lãnh người nước ngoài, thông tin cá nhân của người nước ngoài, thời hạn nhập cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam và địa điểm nhận thị thực visa Việt Nam. Địa điểm thực hiện việc cấp visa có thể là tại Cơ quan đại điện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài (Đại sứ quán/ Lãnh sự quán) hoặc tại các cửa khẩu quốc tế (Sân bay, cửa khẩu đường bộ, đường biển) tùy vào từng trường hợp cụ thể.
2. Mẫu công văn xin nhập cảnh cho người nước ngoài:
Công văn nhập cảnh được cấp cho nhiều mục đích khác nhau. Một số mục đích làm công văn nhập cảnh phổ biến nhất hiện nay gồm có:
- Công văn nhập cảnh mục đích du lịch (DL)
- Công văn nhập cảnh mục đích lao động, đầu tư (LĐ, ĐT)
- Công văn nhập cảnh mục đích thương mại (DN, NN2, NN3)
- Công văn nhập cảnh mục đích thăm thân (TT, VR)
Thời gian và số lần nhập cảnh tương ứng với loại công văn nhập cảnh:
– Loại 1 tháng 1 lần, 1 tháng nhiều lần, 3 tháng 1 lần, 3 tháng nhiều lần: Cấp cho tất cả các mục đích tùy nhu cầu của đương đơn.
– Visa 6 tháng nhiều lần, 1 năm nhiều lần: Cấp cho mục đích lao động (LĐ), đầu tư (ĐT), thăm thân (TT, VR). Với trường hợp xin visa lao động, người nước ngoài phải có giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động.
Mẫu NA2: Là
Mẫu N2 cục quản lý xuất nhập cảnh: Là văn bản
Hồ sơ xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài:
Đối với người nước ngoài:
- Đơn xin công văn nhập cảnh 1 năm (mẫu đơn NA2) theo quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh;
- Bản scan hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng;
- Thời gian dự định nhập cảnh vào Việt Nam, số ngày dự định lưu trú;
- Công văn đăng ký ở lại Việt Nam (3 tháng 1 lần, 3 tháng nhiều lần hoặc 6 tháng nhiều lần,…);
- Địa chỉ nhận visa (sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội Bài, sân bay Đà Nẵng).
Đối với công ty bảo lãnh cho người nước ngoài:
- Giấy đăng ký kinh doanh/ giấy phép đầu tư của công ty/ doanh nghiệp;
- Giấy đăng ký mã số thuế;
- Giấy đăng ký con dấu và chữ kí mẫu tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;
- Công văn nhận visa tại sân bay quốc tế hoặc cửa khẩu quốc tế.
Đối tượng được xin công văn nhập cảnh ở Việt Nam
Thay vì xin visa nhập cảnh Việt Nam, những trường hợp dưới đây được làm thủ tục xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài và dán visa ở sân bay quốc tế của Việt Nam:
– Người nước ngoài đến từ nước không có cơ quan thẩm cấp visa Việt Nam.
– Trước khi đến Việt Nam phải đi qua nhiều nước.
– Đương đơn vào Việt Nam tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức.
– Thuyền viên nước ngoài đang ở trên tàu đậu tại cảng biển Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh qua cửa khẩu nước khác.
– Người phải về nước dự tang lễ thân nhân hoặc người thân đang ốm nặng.
– Nhập cảnh Việt Nam để tham gia xử lý sự cố khẩn cấp, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai hoặc vì một vài lý do đặc biệt theo đề nghị của cơ quan thẩm quyền Việt Nam.
3. Thủ tục xin công văn nhập cảnh dành cho người nước ngoài:
Chuẩn bị hồ sơ xin công văn nhập cảnh:
Mấu chốt để xin thành công công văn nhập cảnh là người nước ngoài cần có doanh nghiệp Việt Nam đứng ra bảo lãnh. Tiếp sau đó, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau để xin xét cấp văn bản này:
– Bản scan hộ chiếu của người nước ngoài còn thời hạn
– Ngày người nước ngoài dự định nhập cảnh Việt Nam
– Thời gian lưu trú của người nước ngoài tại Việt Nam
– Số lần nhập cảnh Việt Nam
– Địa điểm nhận visa Việt Nam (Cửa khẩu sân bay quốc tế Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài).
Những đương đơn xin công văn nhập cảnh với mục đích thương mại, bạn cần chuẩn bị thêm giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp bảo lãnh; giấy chứng nhận mẫu dấu và
Thủ tục dán tem visa sau khi có công văn nhập cảnh:
Nhận được công văn nhập cảnh và nắm rõ địa điểm, thời gian dán tem visa Việt Nam, công dân nước ngoài đến đúng địa chỉ nhận thị thực như yêu cầu, đồng thời chuẩn bị:
- Hộ chiếu bản gốc còn thời hạn
- 2 ảnh thẻ kích thước 4*6cm, ảnh chụp nền trắng
- Bản photo công văn nhập cảnh đã được cấp
- Đơn xin nhập cảnh theo mẫu NA1
- Lệ phí dán tem visa ứng với loại visa tương đương.
Các bước dán tem visa vào hộ chiếu tại sân bay:
Bước 1: Đến khu vực cấp visa Việt Nam tại sân bay:
- Sân bay Tân Sơn Nhất: Quầy Landing Visa (cấp thị thực tại chỗ)
- Sân bay Nội Bài: Quầy Visa upon arrival (nơi cấp thị thực)
- Sân bay Đà Nẵng: Quầy visa on arrival (nơi cấp thị thực)
Bước 2: Nộp các giấy tờ như hướng dẫn ở trên, sau đó chờ nhân viên xuất nhập cảnh xét duyệt và dán tem visa vào hộ chiếu. Lưu ý, trong lúc chờ đợi, bạn nên theo dõi về phía quầy làm thủ tục dán tem visa để kịp thời có mặt khi nhân viên xuất nhập cảnh gọi tên.
Bước 3: Nộp lệ phí xin visa Việt Nam (phí có thể nộp bằng đồng đô la Mỹ (USD) hoặc tiền Việt Nam (VND). Nếu không có gì bất thường, cán bộ xét duyệt sẽ trả lại hộ chiếu đã dán tem visa cho bạn kèm theo biên lai thanh toán lệ phí.
Bước 4: Kiểm tra kỹ lưỡng thông tin trên visa vừa dán. Nếu chính xác, bạn tiếp tục thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam như thường lệ. Nếu thông tin trên visa sai sót, hãy báo ngay với nhân viên xuất nhập cảnh để được kịp thời xử lý.
Hầu hết các sân bay quốc tế tại Việt Nam đều có thẩm quyền cấp visa nhập cảnh cho người nước ngoài nhưng phổ biến nhất là sân bay Quốc tế Nội Bài, sân bay Quốc tế Đà Nẵng và sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất.
Công văn xin nhập cảnh với mục đích du lịch (kí hiệu DL) có thời hạn lưu trú không quá 03 tháng; thăm người thân (kí hiệu TT) có thời hạn lưu trú không quá 12 tháng. Công văn nhập cảnh 01 năm được cấp cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích công tác dài hạn, đầu tư, làm việc có thời hạn lưu trú 12 tháng.
Công văn xin nhập cảnh vào Việt Nam có thời hạn lưu trú dưới 12 tháng sẽ có kết quả sau khoảng 2 đến 3 ngày làm việc. Công văn nhập cảnh 1 năm sẽ có kết quả sau khoảng 5 ngày làm việc. Đương đơn cũng có thể xin gấp trong 1 ngày làm việc.
Công dân một số quốc gia được miễn visa Việt Nam như: Các nước thuộc khối Asian, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển,… Khi nhập cảnh vào Việt Nam không cần phải điền mẫu đơn NA2/ N2 xin công văn nhập cảnh Việt Nam.
Các nước khu vực Châu Phi, Trung Đông chỉ được xin công văn nhập cảnh 1 tháng 1 lần khi được doanh nghiệp tại Việt Nam bảo lãnh. Các quốc gia phát triển còn lại có thể xin công văn nhập cảnh hiện hành.
Kết luận: Hiện nay, các yêu cầu về hồ sơ, thủ tục bảo lãnh cho người nước ngoài đã trở nên khắt khe và phức tạp hơn rất nhiều so với thời điểm trước đó. Vì vậy, để nhập cảnh vào Việt Nam thuận lợi, doanh nghiệp mời, bảo lãnh người nước ngoài cần phải chuẩn bị nhiều giấy tờ và thực hiện nhiều công đoạn để đảm bảo đúng quy trình theo quy định. Nếu có thiếu sót trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, bạn sẽ bị từ chối cấp công văn nhập cảnh.