Khi có sự thẩm tra dự toán, tổng dự toán công trình thì các bên sẽ ký kết hợp đồng để thực hiện công việc thẩm tra dự toán. Vậy hợp đồng thẩm tra dự toán, tổng dự toán công trình là gì? Bên giao thầu và bên nhận thầu sẽ cần chủ ý những vấn đề pháp lý nào khi soạn thảo hợp đồng?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng thẩm tra dự toán, tổng dự toán công trình là gì?
Thẩm tra là kiểm tra, xem xét các nội dung cơ bản của một vấn đề nào đó để đi đến kết luận về tính đúng đắn, tính hợp pháp và tính khả thi.
Hợp đồng thẩm tra dự toán, tổng dự toán công trình là sự thỏa thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc thẩm tra dự toán, tổng dự toán công trình. Hợp đồng thẩm tra dự toán, tổng dự toán công trình chỉ được ký kết khi có sự đồng ý, chấp thuận của các cả hai bên tham gia hợp đồng và khi có sự thẩm tra về dự toán, tổng dự toán công trình.
Hợp đồng thẩm tra dự toán, tổng dự toán công trình được lập thành văn bản để ghi nhận sự thỏa thuận của các bên khi có sự thẩm tra về dự toán, tổng dự toán công trình. Hợp đồng thẩm tra dự toán, tổng dự toán công trình là văn bản làm căn cứ để đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng. Đồng thời Hợp đồng thẩm tra dự toán, tổng dự toán công trình cũng là cơ sở để giúp các bên giải quyết những vấn đề về mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
2. Mẫu hợp đồng thẩm tra dự toán, tổng dự toán công trình:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày…tháng… năm 20…..
HỢP ĐỒNG
Số ………. /HĐ-XD
Về việc: Thẩm tra dự toán, tổng dự toán
Công trình: ……
I . Các căn cứ để ký kết hợp đồng:
Căn cứ Luật Xây dựng 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020;
Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm 20…. tại ………….., chúng tôi gồm
II. Các bên ký hợp đồng:
1. Bên Giao thầu ( gọi tắt là bên A ):
– Tên đơn vị: …………
– Địa chỉ trụ sở chính: ………
– Người đại diện:…………..Chức vụ…………
– Điện thoại: ……………..Fax: ……
– Có tài khoản số:……………Mở tại:……
2. Bên nhận thầu ( gọi tắt là bên B ):
– Tên đơn vị: ………………
– Địa chỉ trụ sở chính: ……
– Người đại diện:…………..Chức vụ…………
– Điện thoại: …………Fax: ………….Email: ………
– Số hiệu tài khoản giao dịch: ………….Mở tại Ngân hàng ……
– Mã số thuế: ……
– Thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …………….. cấp ngày ……..tháng ………….năm 20….
Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng với những điều khoản sau
Điều 1: Luật và ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng:
1.1. Luật áp dụng: Hợp đồng chịu sự điều tiết của hệ thống Luật nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.2: Ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng: Ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng là tiếng Việt.
Điều 2: Loại tiền thanh toán:
Loại tiền thanh toán là tiền Việt Nam, phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản.
Điều 3: Khối lượng công việc:
– Bên A giao cho bên B thực hiện công việc Thẩm tra tổng dự toán, dự toán công trình ………….. bao gồm các công việc cụ thể sau:
+ Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng dự toán chủ yếu với khối lượng thiết kế;
+ Kiểm tra tính đúng đắn của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công trình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chi phí khác trong dự toán công trình;
+ Xác định dự toán công trình.
Điều 4: Giá hợp đồng:
Giá trị của hợp đồng được tính theo quy định của nhà nước và dự toán và có sự thống nhất giữa bên A và bên B. Giá trị trong hợp đồng này chỉ là giá tạm tính. Giá trị thanh toán hợp đồng là giá khi có các quyết định phê duyệt hợp lệ của chủ đầu tư.
Cụ thể:
– Chi phí Thẩm tra dự toán, tổng dự toán (tạm tính): ……… (đồng)
(Bằng chữ: ………….. triệu đồng)
– Toàn bộ giá trị của hợp đồng bằng giá trị do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Giá trị hợp đồng trên có thể điều chỉnh trong các trường hợp:
+ Bổ sung, điều chỉnh khối lượng thực hiện so với hợp đồng.
+ Khi ký kết hợp đồng có sử dụng đơn giá tạm tính với những công việc hoặc khối lượng công việc mà ở thời điểm ký hợp đồng bên giao thầu và bên nhận thầu chưa đủ điều kiện xác định chính xác đơn giá và đồng ý điều chỉnh khi có điều kiện.
– Trường hợp bất khả kháng: Các bên tham gia hợp đồng thương thảo để xác định giá trị hợp đồng điều chỉnh phù hợp với các quy định của Pháp luật.
– Khi điều chỉnh giá hợp đồng thì khối lượng công việc thanh toán được xác định trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành được nghiệm thu, giá thanh toán các công việc được xác định theo các điều khoản trong hợp đồng như việc xác định lại giá hoặc điều chỉnh lại giá trong hợp đồng theo hệ số điều chỉnh.
Điều 5. Tạm ứng hợp đồng:
– Việc tạm ứng vốn theo hai bên thoả thuận và được thực hiện ngay sau khi
Điều 6. Thanh toán hợp đồng:
– Thanh toán
6.1 Hồ sơ thanh toán hợp đồng:
-
– Bảng xác định đơn giá điều chỉnh theo quy định của hợp đồng có xác nhận của đại diên bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu;
– Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán cần thể hiện các nội dung: Giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, chiết khấu tiền tạm ứng, giá trị thanh toán còn lại sau khi bù trừ các khoản trên.
6.2 Thời hạn thanh toán:
Bên A chịu trách nhiệm thanh toán cho bên B khi bên B giao đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ. Bên A không được chậm thanh toán cho bên B quá …… ngày làm việc.
Điều 7. Tiến độ và thời gian hoàn thành công việc:
Thời gian bắt đầu: ngày …tháng…. năm 20…..
Thời gian hoàn thành: ngày…. tháng ….năm 20….
Điều 8. Quyền và nghĩa vụ bên nhận thầu:
– Bên nhận thầu hoạt động độc lập tuân theo quy định của pháp luật;
– Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp đầy đủ tài liệu có liên quan đến công trình;
– Bảo mật các tài liệu có liên quan trong quá trình thẩm tra dự toán, tổng dự toán;
– Trung thực khách quan trong quá trình thẩm tra;
– Bảo lưu ý kiến của mình và chịu trách nhiệm về báo cáo thẩm tra của mình;
– Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật
– Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ bên giao thầu:
– Lựa chọn tổ chức cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự toán công trình;
– Chịu trách nhiệm về nội dung hợp đồng, ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn và thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký với nhà thầu;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình lựa chọn nhà thầu được lựa chọn và thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký kết với nhà thầu;
– Ký thanh toán cho nhà thầu khi khối lượng công việc hoàn thành;
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Nghiệm thu các công việc hoàn thành:
– Khi khối lượng hợp đồng hoàn thành, bên giao thầu và bên nhận thầu tiến hành nghiệm thu công trình. Hồ sơ nghiệm thu công trình cần thể hiện được các nội dung sau:
+ Nội dung các công việc cần nghiệm thu (nghiệm thu từng phần, nghiệm thu toàn bộ công việc);
+ Thành phần nhân sự tham gia nghiệm thu, người ký biên bản nghiệm thu, Biểu
+ Các công việc cần đo lường để thanh toán, phương pháp đo lường…
Điều 11. Trách nhiệm đối với các sai sót:
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu bên B sảy ra sai sót làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ của công trình thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Điều 12. Tạm dừng hợp đồng:
– Bên giao thầu và bên nhận thầu được quyền tạm ngừng hợp đồng xây dựng trong các trường hợp sau:
– Do lỗi của bên giao thầu và bên nhận thầu gây ra;
– Các trường hợp bất khả kháng như động đất, bão lũ, hoả hoạn…..Trong trường hợp này thời gian kéo dài hợp đồng bằng thời gian sảy ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không hoàn thành được nghĩa vụ của mình;
– Trong các trường hợp này, mỗi bên đều có quyền tạm ngừng hợp đồng, nhưng phải báo cho bên kia biết bằng văn bản trước một khoảng thời gian nhất định do các bên tự thoả thuận và cùng bàn bạc giải quyết để tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng được ký kết.
– Thời gian tạm ngừng hợp đồng và mức đền bù thiệt hại do hai bên tự thoả thuận.
Điều 13. Chấm dứt hợp đồng:
– Bên giao thầu và bên nhận thầu có quyền chấm dứt hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng ở mức phải huỷ bỏ hợp đồng.
– Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải do lỗi của bên kia gây ra thì bên chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia;
– Trước khi chấm dứt hợp đồng các bên phải thông báo cho bên kia trước một khoảng thời gian nhất định. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thịêt hại cho bên kia.
– Khi hợp đồng bị chấm dứt, thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị chấm dứt và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản có liên quan;
Điều 14. Thưởng phạt khi vi phạm hợp đồng:
– Khi bên B hoàn thành hợp đồng trước thời hạn, hoặc tiết kiệm các khoản chi phí để thực hiện hợp đồng thì bên B được thưởng với mức thưởng không quá 6% giá trị phần hợp đồng làm lợi.
– Khi bên B vi phạm hợp đồng mà không do lỗi của bên A hoặc sự kiện bất khả kháng thì bên B phải chịu phạt 5% giá trị phần hợp đồng vi phạm.
Điều 15. Giải quyết tranh chấp hợp đồng:
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp trong hợp đồng xây dựng, các bên có trách nhiệm thương lượng giải quyết. Trường hợp không đạt được thoả thuận giữa các bên việc thoả thuận thông qua hoà giải, Trọng tài hoặc Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Quyết toán hợp đồng:
– Thời hạn giao nộp quyết toán vào ngày ….. tháng …. năm 20….
– Thời hạn giao nộp hồ sơ quyết toán không được chậm quá ….. ngày,
– Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập bao gồm các nội dung:
+ Các biên bản ngiệm thu khối lượng công việc hoàn thành;
+ Biên bản xác nhận khối lượng công việc phát sinh;
+ Biên bản xác định giá trị quyết toán hợp đồng đã được các bên xác nhận;
+ Các tài liệu khác có liên quan.
Điều 17. Thanh lý hợp đồng:
– Ngay sau khi bên nhận thầu đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng, các bên tham gia tiến hành thanh lý và chấm dứt hiệu lực của hợp đồng cũng như mọi nghĩa vụ liên quan khác;
– Việc thanh lý hợp đồng phải thực hiện xong trong vòng …… ngày kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ hợp đồng.
Điều 18. Hiệu lực của hợp đồng:
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.
Hợp đồng được lập thành …. bản có giá trị pháp lý như nhau. Bên A giữ … bản, bên B giữ … bản./.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
(Hợp đồng này chỉ mang tính chất tham khảo)
3. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng thẩm tra dự toán, tổng dự toán công trình:
Thông tin của các chủ thể tham gia hợp đồng: Yêu cầu giao thầu và bên nhận thầu điền đầy đủ, chính xác, chi tiết, rõ ràng các thông tin cần thiết: tên, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng,…
– Luật và ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng:
+ Hợp đồng chịu sự điều tiết của hệ thống Luật nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng: Ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng là tiếng Việt.
-Bên gia thầu sẽ ghi cụ thể trong hợp đồng về phần việc rõ ràng để bên nhận thầu được nắm rõ.
– Giá hợp đồng: Giá trị của hợp đồng được tính theo quy định của nhà nước và dự toán và có sự thống nhất giữa cả hai bên. Giá trị thanh toán hợp đồng là giá khi có các quyết định phê duyệt hợp lệ của chủ đầu tư.
– Thanh toán hợp đồng: Thanh toán hợp đồng xây dựng trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá đã điều chỉnh theo quy định của hợp đồng.
– Tiến độ và thời gian hoàn thành công việc: ghi cụ thể thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc hợp đồng.
– Quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hợp đồng phải được quy định rõ ràng vào trong hợp đồng dựa trên quy định của pháp luật và dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau của các bên.
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp trong hợp đồng xây dựng, các bên có trách nhiệm thương lượng giải quyết. Trường hợp không đạt được thỏa thuận giữa các bên việc thỏa thuận thông qua hoà giải, Trọng tài hoặc Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật. Và sau khi thống nhất được các điều khoản trong hợp đồng thì các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;