Ngành Luật Kinh tế là ngành luật có tiềm năng phát triển cũng như tốc độc phát triển rất nhanh, đặc biệt là trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng tại nước ta cũng như bối cảnh xã hội hóa, hội nhập toàn cầu đặt ra nhu cầu nhân lực ngành luật kinh tế rất lớn.
Mục lục bài viết
1. Luật kinh tế là gì?
Luật kinh tế là một bộ phận của pháp luật về kinh tế, là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Luật kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế.
Ngành Luật kinh tế là ngành học cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Nếu như ngành Luật cung cấp kiến thức luật ở hầu hết các lĩnh vực. Bên cạnh các lĩnh vực luật như ngành luật kinh tế, ngành luật còn cung cấp kiến thức
Luật Kinh tế tiếng Anh là: “Economic Law”.
2. Ngành Luật kinh tế học những gì?
Sinh viên ngành Luật kinh tế được cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Sinh viên theo học ngành Luật kinh tế được trang bị khối kiến thức về: Luật hiến pháp; Luật hành chính; Luật dân sự; Luật sở hữu trí tuệ; Luật lao động; Luật tố tụng hình sự; Luật tố tụng dân sự;
Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế có đủ kiến thức nền tảng của thể chế pháp luật; kiến thức về vai trò của pháp luật trong công ty, doanh nghiệp; giải quyết tranh chấp kinh doanh; phân tích, đánh giá, xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật phục vụ phát triển và hội nhập kinh tế; hiểu biết về Luật của Việt Nam để vận hành trong công ty, doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý; kỹ năng đàm phán, thương lượng; kỹ năng giải quyết tình huống kinh doanh; kỹ năng soạn thảo hợp đồng; kỹ năng tranh tụng tại các tòa án, trọng tài thương mại quốc tế, khả năng sử dụng ngôn ngữ chuyên môn…Bên cạnh đó, sinh viên Luật kinh tế còn được trang bị tốt ngoại ngữ, đặc biệt là sử dụng thành thạo tiếng Anh chuyên về pháp lý để có thể trở thành các luật gia, trọng tài viên, các nhà hòa giải chuyên nghiệp trong môi trường thương mại toàn cầu.
3. Học Ngành Luật kinh tế ở đâu?
Hiện nay, có rất nhiều cơ sở đào tạo ngành Luật Kinh tế, dưới đây là một số cơ sở đào tại ngành luật kinh tế chất lượng ở nước ta hiện nay:
Trường đại học Luật Hà Nội
Trường đại học Luật Hà Nội là cơ sở đào tạo hàng đầu về ngành luật ở nước ta hiện nay, mang sứ mệnh cung cấp cho Nhà nước và xã hội ta những luật sư tương lai tài năng có trách nhiệm quên mình với đất nước. Đội ngũ giảng viên của trường luôn là những người giàu thâm niên, có kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng rất tốt trong ngành Luật kinh tế, chỉ đạo tận tình cho sinh viên phát huy tối đa năng lực bản thân. Bên cạnh đó, Trường đại học Luật Hà Nội rất chú trọng tăng cường phát triển hợp tác trong nước và quốc tế để đáp ứng được những nhu cầu của quá trình hội nhập quốc tế , sinh viên ngành Luật nói chung và Luật kinh tế nói riêng tại Trường đại học Luật Hà Nội sẽ có cơ hội được học hỏi và trau dồi rất nhiều kinh nghiệm thông qua những chuyến đàm phán hội nghị giữa các quan chức của các nước.
Đại học Kinh tế – Luật Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Mục tiêu đào tạo ngành Luật Kinh tế của trường Đại học Kinh tế – Luật là đảm bảo sinh viên nắm được các quy định của Hiến pháp, hiểu rõ các nguyên tắc xây dựng các quy phạm pháp luật trong kinh doanh. Sau quá trình đào tạo, sinh viên không chỉ nắm vững các kiến thức chuyên môn mà còn trang bị đầy đủ các kỹ năng chuyên môn, khả năng tư duy, khả năng giao tiếp, trách nhiệm cá nhân với cộng đồng và rèn luyện khả năng học tập suốt đời.
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Khoa Luật trực thuộc trường ĐH Quốc Gia Hà Nội luôn nằm trong top những cơ sở đào tạo ngành Luật Kinh tế tốt nhất Việt Nam. Nhiều năm liền, trường không chỉ có chất lượng giảng dạy tốt mà còn thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế. Sinh viên ngành Luật kinh tế tại Đại học Quốc Gia Hà Nội thường xuyên được học tập và thực tập tại nước ngoài do đó, hầu hết sinh viên tốt nghiệp Đại học Quốc Gia Hà Nội đều có cơ hội làm việc tại các cơ quan nhà nước.
Đại học Vinh
Đại học Vinh là cơ sở giáo dục đại học có chất lượng giảng dạy đồng bộ, đạt chuẩn chất lượng giữa các khối, ngành được coi là điểm dừng chân lý tưởng cho các tân sinh viên yêu thích khối ngành Luật. Tại trường Đại học Vinh, sinh viên sẽ được học về lý luận Nhà nước, pháp luật Nhà nước, các cơ chế, tổ chức theo Hiến pháp Việt Nam; tìm hiểu kiến thức chuyên sâu về các bộ luật: luật hiến pháp, luật hành chính luật dân sự, hình sự, luật pháp doanh nghiệp, tư pháp quốc tế, pháp luật kinh tế, thương mại quốc tế; được giáo dục cách ứng xử chuẩn mực trong quy tắc hành nghề, chấp hành đúng nghị định và chủ trương pháp luật; sử dụng tiếng anh thành thạo liên quan đến chuyên ngành Luật pháp; được đào tạo các kỹ năng soạn thảo, viết thư, đàm phán, ký kết các văn bản,
Đại học Sài Gòn
Chương trình giáo dục tại Đại học Sài Gòn được xây dựng theo khung chương trình soạn thảo khép kín để giúp sinh viên có thể thông hiểu kiến thức theo dạng mạch chuỗi và từ đó sinh viên dễ dàng áp dụng kiến thức trên sách vở vào áp dụng vào đời sống. Sinh viên theo học ngành Luật kinh tế tại Đại học Sài Gòn sẽ được cung cấp các kiến thức cần thiết liên quan đến lĩnh vực của mình, bao gồm: luật hiến pháp, luận dân sự, luật hình sự, luật lao động, luật kinh tế, luật hành chính, luật tố tụng dân sự, hình sự, luật thương mại, luật đất đai, luật cạnh tranh, luật sở hữu trí tuệ, luật ngân hàng, luật tài chính, luật môi trường, luật kinh doanh bảo hiểm, pháp luật chứng khoán; pháp luật về an sinh xã hội….
Đại học Huế
Sinh viên theo học ngành Luật kinh tế đại Đại học Huế sẽ được thừa hưởng một chương trình giảng dạy chất lượng cao, được đúc kết từ nhiều năm tích lũy tại các dự án thực tế. Sinh viên Đại học Huế luôn chú trọng đầu tư vào việc phát triển năng lực chuyên môn và các kỹ năng mềm thiết thực trong quá trình học hỏi, nghiên cứu, quan sát từ môi trường pháp luật thực tế.
Sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành Luật kinh tế có nhiều lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân mình: làm việc cho các cơ quan chính phủ, cơ quan nhà nước, tòa án, làm tại các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu chuyên đào tạo về pháp luật hay làm việc tại các tổ chức phi chính phủ; làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn tại Việt Nam cũng như các tập đoàn đa quốc gia,…
Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh
Trường đại học Mở TPHCM có cơ sở vật chất hiện đại và môi trường học tập năng động, rất thích hợp cho các bạn sinh viên vừa học tập và tham gia các hoạt động phong trào. Sinh viên học ngành Luật Kinh tế sẽ được tìm hiểu, nghiên cứu về Luật và Quản lý kinh tế, các kỹ năng trong nghề luật cũng như trình độ ngoại ngữ.
4. Ngành Luật kinh tế ra trường làm gì?
Sinh viên học ngành Luật kinh tế sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí khác nhau như: chuyên viên
Sinh viên ngành Luật Kinh tế sau khi ra trường có cơ hội làm việc tại công ty, doanh nghiệp trong nước; các doanh nghiệp nước ngoài; làm việc trong các tổ chức xã hội; công tác tại hệ thống tòa án nhân dân, các trung tâm trọng tài thương mại và các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý; tại các cơ quan nhà nước, tổ chức phi Chính phủ; hoặc làm việc tại các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo.