Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của Nhà nước. Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả lập pháp là quy trình lập pháp. Sáng kiến pháp luật là gì?
Mục lục bài viết
1. Sáng kiến pháp luật là gì?
Sáng kiến lập pháp (còn gọi sáng kiến pháp luật hoặc sáng quyền lập pháp) với vị trí là bước đầu tiên trong quy trình lập pháp có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến số phận của một dự luật nói riêng cũng như hiệu quả công tác lập pháp. Có thể nói, xuất phát từ sáng kiến lập pháp mà các hoạt động lập pháp của Quốc hội mới được khởi động. Ở hầu hết các nước, quyền sáng kiến lập pháp được ghi nhận trong Hiến pháp, luật và các quy chế về Quốc hội.
Sáng kiến pháp luật là quyền của một cơ quan, một tổ chức, một cá nhân trình dự án luật, pháp lệnh hoặc kiến nghị xây dựng pháp luật (hoặc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ văn bản luật, pháp lệnh) ra trước cơ quan lập pháp hoặc kiến nghị luật.
Quyền trình dự án luật và quyền trình kiến nghị luật được hiểu như sau:
– Quyền trình dự án luật là quyền của các cơ quan, đoàn thể và quan chức… theo luật định trình văn bản ra trước Quốc hội, Nghị viện để xem xét, thông qua thành một đạo luật. Một dự án luật trình ra trước Quốc hội phải gồm có:
+ Bản thuyết minh của cơ quan trình về những lý do, sự cần thiết phải ban hành, mục đích, nội dung chủ yếu của đạo luật và dự kiến những biện pháp thi hành khi đạo luật được thông qua.
+ Bản dự luật và các dự kiến về các văn bản hướng dẫn thi hành.
+ Bản phúc trình của cơ quan có thẩm quyền (thường là các Ủy ban của Quốc hội, Nghị viện) xem xét, kiểm tra trước về tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự luật trong hệ thống pháp luật để Quốc hội xem xét.
– Quyền trình kiến nghị về luật là quyền của các cơ quan, đoàn thể, đại biểu Quốc hội và công dân đề nghị việc xem xét một dự án soạn thảo văn bản luật, bộ luật ra trước Quốc hội, Nghị viện. Quyền trình kiến nghị về luật đơn giản chỉ là việc đề nghị Quốc hội xem xét để quyết định soạn thảo một dự luật mà không bao gồm việc soạn thảo và trình dự án luật đó ra trước Quốc hội.
Như vậy, quyền sáng kiến lập pháp bao gồm hai quyền, đó là quyền trình dự án luật và quyền trình kiến nghị về luật. Ở hầu hết các nước, khi quy định về quyền sáng kiến lập pháp đều thống nhất ở sự phân loại này.
Sáng kiến pháp luật trong tiếng Anh là “legal initiative”.
2. Đặc điểm cơ bản của sáng kiến pháp luật:
– Quyền sáng kiến lập pháp là quyền năng mà pháp luật chỉ ghi nhận cho một số chủ thể nhất định thực hiện theo các trình tự, thủ tục pháp lý;
– Quyền sáng kiến lập pháp có tính bắt buộc (thể hiện qua việc bắt buộc Quốc hội, Nghị viện phải xem xét và quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận các sáng kiến lập pháp này).
3. Quyền sáng kiến lập pháp ở Việt Nam:
Theo quy định tại Điều 84 Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ,
Đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật, pháp lệnh và dự án luật, dự án pháp lệnh trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Như vậy, ngay tại Hiến pháp đã ghi nhận quyền sáng kiến lập pháp và có sự quy định khác nhau về quyền sáng kiến lập pháp của cá nhân đại biểu Quốc hội với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Cụ thể, đại biểu Quốc hội có hai quyền là quyền trình dự án luật và quyền trình kiến nghị về luật. Còn các chủ thể là các cơ quan, tổ chức chỉ có quyền trình dự án luật. Sở dĩ có sự quy định khác nhau là vì các chủ thể là các cơ quan, tổ chức mới có đủ điều kiện về vật chất cũng như về con người để có thể soạn thảo một dự luật có chất lượng, cũng bởi thế cho nên pháp luật buộc họ phải trình dự luật đầy đủ chứ không cho phép trình ý tưởng soạn thảo một dự luật. Còn, đối với các chủ thể là cá nhân đại biểu Quốc hội thì do họ khó có khả năng về điều kiện vật chất cũng như về con người để có thể thực hiện soạn thảo thành công một dự luật, do vậy, pháp luật trao cho họ quyền trình sáng kiến luật và cả quyền trình dự án luật. Ở Hiến pháp 2013 đã mở rộng quyền hạn của Đại biểu Quốc hội so với Hiến pháp 1992 khi có thể kiến nghị về cả các pháp lệnh.
Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, trong
“Điều 29. Quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh
1. Đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
2. Đại biểu Quốc hội được tư vấn, hỗ trợ trong việc lập, hoàn thiện hồ sơ về dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật.”
Xét từ góc độ phát triển thì vai trò và quyền hạn của đại biểu Quốc hội trong lĩnh vực lập pháp ngày càng được khẳng định, nâng cao và mở rộng hơn qua từng bản Hiến pháp Việt Nam. Cụ thể,
– Xét từ góc độ phạm vi các chủ thể tham gia xây dựng dự án luật cho thấy tới Hiến pháp 1992đã giảm bớt một số các chủ thể tham gia trình dự án luật. Cụ thể là Hội đồng quốc phòng và các chỉnh đảng không tham gia vào quá trình này.
– Xét từ góc độ tính chất pháp lý thì quyền trình dự án luật và kiến nghị về luật của đại biểu Quốc hội là quyền hiến định.
4. Điều kiện sáng kiến pháp luật:
Sáng kiến pháp luật bao gồm quyền trình dự án luật, pháp lệnh và quyền kiến nghị về luật của đại biểu Quốc hội. Đây là giai đoạn đầu tiên, đặc biệt quan trọng của quá trình lập pháp. Để thực hiện được quyền này một cách có hiệu quả cần có một số điều kiện sau đây:
– Tổng hợp, đánh giá, nắm bắt được nhu cầu của xã hội: những vấn đề bức xúc của xã hội (của người dân) cần phải điều chỉnh bằng luật, pháp lệnh (ban hành luật, pháp lệnh mới hoặc điều chỉnh, sửa đổi các quy định hiện hành);
– Xác định đúng nhu cầu quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực, nhận diện đầy đủ xu hướng phát triển của loại quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bằng pháp luật;
– Xác định, làm rõ mức độ và loại văn bản pháp luật (luật, pháp lệnh) cần ban hành…
Để có được sáng kiến pháp luật về vấn đề này cần đánh giá, phân tích:
– Mức độ phổ biến của loại quan hệ xã hội này;
– Khả năng khoa học; công nghệ kỹ thuật, chuyên gia của ngành y;
– Ý thức xã hội về vấn đề này: đạo đức, phong tực, tập quán, truyền thống dân tộc;
– Các hậu quả xã hội có thể xảy ra: quan hệ huyết thống, gia đình, thân tộc, tiến hóa xã hội…
– Đã cần pháp luật điều chỉnh chưa? Nếu cần thì loại văn bản nào (luật, pháp lệnh hay nghị định của Chính phủ), mức độ luật pháp can thiệp tới đâu v.v…
Kết quả cao nhất của sáng kiến lập pháp là khi được Quốc hội chấp thuận đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của năm hoặc toàn khóa Quốc hội. Tới đây giai đoạn 1 (sáng kiến lập pháp) của hoạt động lập pháp cũng chấm dứt. Như vậy, sáng kiến lập pháp là kết quả của một quá trình tư duy sáng tạo, nhiều khi khá phức tạp đòi hỏi kiến thức tổng hợp, hiểu biết rộng, có trình độ phân tích, tổng hợp…
Qua phân tích trên có thể kết luận:
– Các quy định về vai trò và sự tham gia của đại biểu Quốc hội trong quá trình xây dựng dự án luật, pháp lệnh được ghi nhận trong các văn bản pháp luật cao nhất của Nhà nước ta: Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
– Đây là các quyền rất quan trọng của đại biểu Quốc hội tạo điều kiện cho đại biểu Quốc hội tham gia vào quá trình xây dựng dự án luật, pháp lệnh, tham gia vào hoạt động lập pháp.
– Pháp luật của ta đang đi theo hướng nâng cao vai trò và mở rộng quyền hạn của đại biểu Quốc hội trong quá trình xây dựng các dự án luật, pháp lệnh.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: