Phiếu lý lịch tư pháp là một loại giấy tờ có nội dung chứng minh một cá nhân nào đó có án tích hay không. Đây cũng là một trong những thành phần không thể thiếu khi đi xin việc, du học hay làm những thủ tục khi đi ra nước ngoài.
Mục lục bài viết
1. Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là gì?
Tại
– Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Trong đó, những thuật ngữ liên quan giúp chúng ta hiểu chính xác khái niệm trên như sau:
– Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
– Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là thông tin về cá nhân người bị kết án; tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên án, Toà án đã tuyên bản án, số của bản án đã tuyên; tình trạng thi hành án.
– Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là thông tin về cá nhân người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã; chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án.
– Lý lịch tư pháp trong tiếng anh là Judicial Records.
– Phiếu lý lịch tư pháp được dịch sang tiếng Anh là: Judicial history card
– Định nghĩa Phiếu lý lịch tư pháp được dịch sang tiếng Anh như sau: Judicial record card is a document issued to individuals and organizations that request information of criminal status of the grantee.
– Định nghĩa và một số thông tin cơ bản về lý lịch tư pháp được dịch sang tiếng Anh như sau:
Judicial record is information about a criminal record of a person convicted by a legally effective judgment or judgment which records the individual’s execution status as well as about having a criminal record. be allowed to hold positions, establish businesses, cooperatives or not.
Judicial records will be issued by the Department of Justice and the National Justice Center. Judicial records are granted to requesters according to form No. 1 and form No. 2 according to demand.
Judicial record cards are issued to individuals, legal proceedings or socio-political organizations to serve the needs of applying for jobs, going abroad, managing personnel as well as serving legal activities.
Judicial records are also issued to foreigners residing in Vietnam.
– Mẫu lý lịch tư pháp tiếng Anh là: Judicial resume form
– Định nghĩa mẫu lý lịch tư pháp được dịch sang tiếng Anh như sau: Judicial record form is a paper form that records information of the grantee and his / her criminal record, judicial record form has two types: judicial record form No. 1 and judicial record No. 2.
3. Nội dung và đặc điểm của phiếu lý lịch tư pháp số 2:
Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp tư pháp số 2
1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Tình trạng án tích:
a) Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;
b) Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.
3. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
a) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
b) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
3. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2:
– Đới với yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng
Cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ thông tin về cá nhân đó theo quy định.
Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
– Đối với yêu cầu của cá nhân
Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân được thực hiện theo quy định; trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
– Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp
+ Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.
+ Trường hợp khẩn cấp theo quy định thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.
– Từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có quyền từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
+ Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền;
+ Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người khác mà không đủ điều kiện theo quy định.
+ Giấy tờ kèm theo
Trường hợp từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
– Bổ sung, đính chính, thu hồi, hủy bỏ Phiếu lý lịch tư pháp
+ Cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp có trách nhiệm bổ sung, đính chính, thu hồi, hủy bỏ Phiếu lý lịch tư pháp trong trường hợp Phiếu lý lịch tư pháp được cấp có nội dung không chính xác hoặc trái pháp luật.
4. Thời hạn của phiếu lý lịch tư pháp số 2:
Cho đến nay, thời hạn của phiếu lý lịch tư pháp vẫn chưa được quy định rõ ràng, thống nhất mà chủ yếu phụ thuộc vào quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật liên quan và phụ thuộc vào các quyết định của cơ quan, tổ chức có nhu cầu xác minh tình trạng lý lịch tư pháp của cá nhân đó. Có thể lấy ví dụ như:
– Điều 20, 24 và 28 Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định đối với hồ sơ xin nhập, thôi và trở lại quốc tịch Việt Nam phải có phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 90 ngày.
– Điều 5 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi quy định:
+ Hồ sơ xin nhận con nuôi trong nước phải có Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Phiếu lý lịch tư pháp của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
+ Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
– Khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi, bổ sung 2012 quy định trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư phải có Phiếu Lý lịch tư pháp, tuy nhiên cũng không có quy định cụ thể về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp.
– Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 12 Luật Công chứng 2014 quy định thành phần hồ sơ trong tuyển dụng công chức phải có Phiếu Lý lịch tư pháp mà cũng không nêu rõ là Phiếu Lý lịch tư pháp được cấp từ thời điểm nào.
– Bên cạnh đó, một số cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài ở Việt Nam cũng quy định về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp khi giải quyết yêu cầu xin cấp thị thực. Chẳng hạn như Lãnh sự quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ quy định các đương đơn xin thị thực nhập cảnh từ 16 tuổi trở lên cần phải nộp Phiếu ý lịch tư pháp có giá trị được cấp trong vòng một năm.
Như vậy, tùy thuộc vào ý muốn của cơ quan, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về tình trạng án tích của đương đơn mà có những quy định khác nhau về thời hạn sử dụng của Phiếu Lý lịch tư pháp.