Sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật, mạng internet đã kết nối toàn cầu trong các lĩnh vực của đời sống. Một trong những thị trường ra đời sớm và đang phát triển rầm rộ là thị trường ngoại hối (Forex), thu hút hàng trăm, hàng ngàn người tham gia.
Mục lục bài viết
1. Thị trường ngoại hối là gì?
Thị trường ngoại hối là thị trường giao dịch phi tập trung, nơi diễn ra các hoạt động trao đổi tiền tệ toàn cầu.
Tùy vào quy mô, tính chất nghiệp vụ giao dịch, lượng ngoại tệ giao dịch và mức độ điều tiết về mặt pháp lý, có thể chia thị trường ngoại hối thành: Thị trường ngoại hối quốc gia, thị trường ngoại hối khu vực và thị trường ngoại hối quốc tế.
Thị trường ngoại hối trong Tiếng anh là “Forex Market” viết tắt là “FX”.
2. Những thông tin về thị trường ngoại hối:
2.1. Lịch sử hình thành:
Thực chất, thị trường ngoại hối đã được manh nha vào năm 6000 TCN, được giới thiệu bởi các bộ lạc Mesopotamia khi họ thực hiện hệ thống hàng đổi hàng. Các con tàu giao thương bắt đầu trao đổi những hàng hóa bằng hình thức ngoại hối đầu tiên. Sau đó, vào đầu thế kỷ sáu trước công nguyên, những đồng tiền vàng đầu tiên được sản xuất và đưa vào đời sống như một loại tiền tệ vì những đặc tính hiếm có như tính di động, độ vền, tính phân chia, nguồn cung hạn chế,..
Tiền vàng trở nên phổ biến rộng rãi và trở thành một phương tiện trao đổi nhưng chúng lại không thực tế, bởi vì đơn giản là nó nặng. Vào những năm 1800 các quốc gia tiến hành áp dụng bản vị vàng, điều này đảm bảo rằng chính phủ sẽ quy đổi bất kỳ số lượng tiền giấy nào lấy giá trị của nó bằng vàng. Và nó thực sự hiểu quả cho đến chiến tranh thế giới thứ nhất.
Vì vậy, có thể nói, thị trường ngoại hối đã bắt đầu xuất hiện dựa vào chế độ bản vị vàng vào thời điểm này, các quốc gia giao dịch với nhau vì họ có thể chuyển đổi tiền tệ để được nhận vàng, tuy nhiên thị trường ngoại hối này lại không thể tồn tại trong cuộc chiến tranh thế giới.
Nhưng suy đến cùng, sự hình thành thị trường Forex chỉ thực sự ra đời và tồn tại dựa vào các sự kiện lớn dưới đây:
– Hệ thống Bretton Woods 1944-1971:
+ Hệ thống Bretton Woods, xảy ra vào cuối Thế chiến thứ II. Hoa Kỳ, Anh và Pháp đã gặp nhau tại Hội nghị Tài chính và Tiền tệ của Liên Hợp Quốc ở Bretton Woods, New Hampshire, để thiết kế một trật tự kinh tế toàn cầu mới.
+ Thế chiến thứ II đã biến đồng đô la Mỹ từ một đồng tiền thất bại sau sự cố thị trường chứng khoán năm 1929 trở thành đồng tiền chuẩn để so sánh hầu hết các đồng tiền quốc tế khác so sánh.
+ Hiệp ước Bretton Woods được thành lập để tạo ra một môi trường ổn định mà qua đó các nền kinh tế toàn cầu có thể tự phục hồi. các nước ngoài sẽ ‘cố định’ tỷ giá hối đoái của họ với Đô la Mỹ. Đồng đô la Mỹ được gắn với vàng, bởi vì Mỹ nắm giữ lượng vàng dự trữ nhiều nhất trên thế giới vào thời điểm đó. Vì vậy, các nước ngoài sẽ giao dịch bằng Đô la Mỹ (do đó Đô la Mỹ trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới).
+ Tuy nhiên, cuối cùng vào năm 1971, Tổng thống Richard M. Nixon, đã chấm dứt hệ thống Bretton Woods, điều này đã sớm dẫn đến việc đồng Đô la Mỹ được thả nổi tự do so với các ngoại tệ khác.
-Sự khởi đầu của chế độ tỷ giá thả nổi:
+ Hiệp định Smithsonian vào tháng 12/1971, Hoa Kỳ đã cố định đồng đô la với vàng ở mức 38 đô la/ounce. Năm 1972, cộng đồng châu Âu đã cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào Đô la Mỹ. Sau đó, European Joint Float được thành lập bởi Tây Đức, Pháp, Ý, Hà Lan, Bỉ và Luxemburg, Nhưng cuối cùng cũng thất bại và dân đến việc chuyển đổi hình thức sang Chế độ tỷ giá thả nổi.
– The Plaza Accord:
+Năm 1985, G5, các nền kinh tế hùng mạnh nhất trên thế giới – Mỹ, Anh, Pháp, Tây Đức và Nhật Bản – đã cử đại diện đến cuộc họp được cho là bí mật tại khách sạn Plaza ở thành phố New York.
+ G5 phải đưa ra một tuyên bố khuyến khích sự tăng giá của các đồng tiền không phải đô la. Điều này được gọi là “Hiệp ước Plaza” và những tiếng vang của nó đã gây ra sự sụt giảm nghiêm trọng của đồng đô la.
– Sự ra đời của đồng Euro: sự hình thành của đồng Euro đã mang lại cho các ngân hàng và doanh nghiệp châu Âu lợi ích khác biệt là loại bỏ rủi ro hối đoái trong một nền kinh tế toàn cầu hóa.
– Giao dịch qua Internet: Trong những năm 1990, Một người ngồi ở nhà có thể thấy một mức giá chính xác mà chỉ vài năm trước đó cần trự trợ giúp của một đội traders, môi giới và điện thoại, mọi thứ đã thay đổi. Các loại tiền tệ trước đây đã bị đóng cửa do các hệ thống chính trị độc tài nay đã có thể được giao dịch. Các thị trường mới nổi như ở Đông Nam Á, đang phát triển mạnh mẽ và trở thành nơi thu hút dòng vốn đầu tư và đầu cơ tiền tệ.
2.2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối:
Thị trường ngoại hối mang những đặc điểm sau:
Một là, thị trường ngoại hối là thị trường giao dịch mang tính chất quốc tế phạm vi hoạt động của nó lan rộng khắp toàn cầu nhằm phục vụ cho những nhu cầu mua bán giao dịch về ngoại tệ.
Hai là, thị trường hoạt động liên tục suốt ngày đêm 24 giờ/ngày do sử dụng những phương tiện hiện đại trong giao dịch( điện thoại, fax, telex, mạng vi tính), do chênh chệch về múi giờ.
Ba là, thị trường ngoại hối không có địa điểm giao dịch cụ thể.
Bốn là, trong bất kỳ giao dịch ngoại hối nào thì ít nhất có một đồng tiền đóng vai trò làm ngoại tệ.
Năm là, người tham gia vào thị trường ngoại hối cần có kiến thức nhất định bởi ngôn ngữ sử dụng trên thị trường ngắn gon, mang nhiều quy ước nghiệp vụ.
Sáu là, thị trường ngoại hối rất nhạy cảm không chỉ với các chỉ số kinh tế như tổng sản phẩm xả hội, mức tăng sản xuất,…do giá cả hàng hóa của thị trường ngoại hối chính là tỷ giá hối đoái được hình thành một cách hợp lý, linh hoạt dựa trên quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
2.3. Chức năng của thị trường ngoại hối:
– Chức năng chuyển đổi sức mua-chuyển đổi tài chính, sức mua từ quốc gia nătf sang quốc gia khác, từ đồng tiền này qua đồng tiền khác thông qua các hóa đơn thanh toán quốc tế, chuyển tiền.
– Chức năng tín dụng-cung cấp tín dụng cho các giao dịch quốc tế.
– Chức năng giảm thiểu rủi ro tỷ giá- cung cấp các phương thức giao dịch để làm giảm thiểu rủi ro tỷ giá.
– Thị trường ngoại hối là nơi để ngân hàng trung ương tiến hành can thiệt để tỷ giá biến động theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế.
2.4. Những chủ thể tham gia vào thị trường ngoại hối:
– Các ngân hàng trung ương: Đóng vai trò tổ chức và kiểm soát, điều hành và tham gia mua bán ngoại tệ nhằm ổn định sự hoạt động của thị trường ngoại hối, ổn định giá cả và tỷ giá hối đoái.
– Những nhà mối giới ngoại hối: Tham gia vào thị trường ngoại hối với tư cách là trung gian trong các giao dịch mua bán hoặc mua bán thay cho người khác nhằm thu hoa hồng trong từng giao dịch.
– Các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư: Tham gia mua bán ngoại tệ cho chính họ khi thực hiện mục tiêu kinh doanh hoặc là mua bán thay cho khách hàng khi thực hiện vai trò môi giới.
– Nhóm khách hàng mua bán lẻ: gồm các công ty nội địa hoặc đa quốc gia, nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bán ngoại hối nhằm 2 mục đích là chuyển đổi ngoại tệ và phòng ngừa tỷ giả.
2.5. Thị trường ngoại hối tại Việt Nam:
Tại Việt Nam, thị trường ngoại hối mới chỉ được hình thành và đang dần đi vào ổn định.
Trước năm 1991 mọi hoạt động ngoại thương và ngoại hối đều phải thông qua nhà nước. Chỉ duy nhất ngân hàng Thương mại được phép hoạt động và kinh doanh ngoại hối. Sau đó thì Ngân hàng Nhà nước cũng được thực hiện hoạt động này.
Năm 1994, thị trường liên ngân hàng ra đời, đánh dấu bước ngoặt hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế, cũng đánh dấu sự bắt đầu của giao dịch tiền tệ.
Từ năm 2004, thị trường ngoại hối tại Việt Nam dần trở nên sôi động hơn.
Forex tại Việt Nam vẫn chưa được phát triển toàn diện. Tổng số lượng giao dịch kỳ hạn, tương lai vẫn chưa thực sự chiểm tỷ trọng cao.
Từ năm 2004 đến năm 2017 thị trường ngoại hối phát triển khá ổn định, cho đến năm 2018 đồng Việt Nam bị mất giá hơn so với USD, do ảnh hưởng của việc tặng lãi suất Fed. Từ năm 2019 đến nay thì hoạt động trong thị trường ngoại hối lại phát triển bình thường.
3. Rủi ro khi tham gia vào thị trường ngoại hối:
Một là, rủi ro kỷ thuật: Đây là loại rủi ro gây ra bởi lỗi thông tin, đường truyền, hệ thống điện tử hay các hệ thống khác, điều này làm cho các lệnh của khách hàng không được khớp theo đúng chỉ thị, khớp sai hoặc không khớp dẫn đến những thiệt hại không đáng có.
Hai là, rủi ro từ những sự kiện bất lợi của nền kinh tế, các công cụ tài chính có những tần số biến động giá đáng kể trong ngày, biến động càng cao thì xác suất thua lỗi hoặc lợi nhuận thu về giữa các hợp đồng giao dịch càng lớn. Hoặc sự thay đổi về lãi suất cũng chính là rủi ro.
Ba là, rủi ro từ giao dịch với đòn bẩy: Đòn bẩy trong Forex là tỷ lệ tiền khách hàng đổi với khối lượng mà nhà môi giới cho phép. Nếu thị trường biến động nhiều và những kế hoạch quản trị rủi ro an toàn như lệnh dừng lỗ chưa được thực hiện, lỗ có thể nhiều hơn tổng số tiền đầu tư của bạn.
Bốn là, rủi ro từ sàn môi giới: Có nhiều nhà môi giới hoạt động không rõ ràng, không công bằng, thậm chí là lừa đảo.
Năm là, rủi ro về pháp luật: các hoạt động “giao dịch Forex” hiện này là trái pháp luật. Các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ này cũng là vi phạm pháp luật Việt Nam. Về những Nhà đầu tư, tham gia giao dịch vừa vi phạm pháp luật, vừa không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp, xung đột hay lừa đảo xảy ra. Các nhà đầu tư co thể liên hệ với các sàn mối giới ở quốc gia công nhận Forex.