Trong giai đoạn điều tra, hỏi cung là một trong những hoạt động tố tụng quan trọng để lấy lời khai của một đối tượng về các tình tiết của vụ án. Bên cạnh việc hỏi cung, trong thực tiễn quá trình điều tra xét xử vẫn xuất hiện trường hợp người khai phản lại lời cung trước. Cùng tìm hiểu vấn đề này trong phạm vi bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Phản cung là gì?
Theo từ điển Hán – Việt, từ Phản cung được hiểu là việc một người tại một thời điểm nào đó (tham gia tố tụng) trong quá trình tố tụng đã thay đổi lời khai của mình trước đó. Trong đó từ “phản” được hiểu là “làm trái, làm ngược lại”, “cung” được hiểu là lời khai.
Phản cung tiếng Anh là: “Contradiction of one’s statement”.
2. Quy định của pháp luật Việt Nam về phản cung:
Pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định nào cụ thể nói về việc “phản cung” trong quá trình tố tụng. Tuy nhiên quyền được “phản cung” được các nhà làm luật lồng ghép xuyên suốt trong quá trình tố tụng dân sự, hình sự cũng như hành chính.
Cụ thể tại
Tại
Mặc dù trong các quy định tố tụng không có quy định nào cụ thể về việc quyền được phản cung của các cá nhân, tổ chức tham gia tố tụng. Nhưng pháp luật hiện hành cũng không có quy định nào cấm hành vi này. Như vậy, các cá nhân, tổ chức tham gia trong quá trình tố tụng được quyền “phản cung” trong xuyên suốt quá trình tố tụng diễn ra.
3. Hậu quả pháp lý của việc phản cung:
Việc phản cung nghĩa là bị can, bị cáo đưa ra lời khai trái ngược với những gì đã khai trước đó. Vì vậy, Tòa có thể coi đó là một trong những cách thức để khai quanh co nhằm gây cản trở kéo dài thời gian xét xử vì mục đích trốn tội nào đó của bị cáo.
Theo quy định tại Điểm s Khoản 1 Điều 51
Do đó, người phản cung cũng cần phải cân nhắc về hậu quả pháp lý của nó vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên kết quả của vụ án.
4. Lời khai nào sẽ được sử dụng trong trường hợp phản cung:
Về nguyên tắc lời khai chỉ là một nguồn chứng cứ, nghiệp vụ điều tra không chỉ dựa vào lời khai hay các bản khai để buộc tội. Hiện nay, pháp luật hầu hết các quốc gia người ta áp dụng triệt để quyền im lặng vì thế thậm chí các nghi can họ không khai gì cả, vì không có nghĩa vụ phải nhận tội hay chứng minh mình có tội hay không. Nhưng điều đó không có nghĩa là không thể chứng minh được tội phạm, không thể lôi tội ác ra ánh sáng. Bởi lẽ, cơ quan điều tra sẽ cần tìm kiếm đủ chứng cứ, thu thập đủ nguồn chứng minh chứ không bị phụ thuộc vào duy nhất lời khai.
Hiện nay pháp luật tố tụng chúng ta không có quy định rằng khi có phản cung thì
Đối với người làm chứng thì luật quy định rõ không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Trước Tòa, Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự … đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước
Khi bị cáo hay người làm chứng “phản cung” tại phiên tòa công khai thì Hội đồng xét xử không chỉ vì như vậy mà cân nhắc lựa chọn lời khai vào thời điểm nào để quyết định vụ án. Bởi lẽ, lời khai chỉ là một nguồn chứng cứ, không bao giờ là chứng cứ duy nhất để quyết định được một vụ án. Thông qua, các lời khai, thông qua việc đối chất, tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sẽ phải căn cứ vào các nội dung đó để soi chiếu, đánh giá cùng với các chứng cứ khác của vụ án để có thể đưa ra kết luận của mình đối với vụ án.
5. Vai trò của phản cung:
Việc các bị cáo, người làm chứng phản cung đã cung cấp thêm cho chúng ta nhiều thông tin về vụ án, trong đó có các lời khai được hỗ trợ thêm bởi các chứng cứ khác để minh chứng. Tại thời điểm này, khi mà vụ án đã bị trả hồ sơ điều tra bổ sung một lần, đã được điều tra lại nhưng nay trong phiên Tòa, qua nội dung phản cung của bị cáo và người làm chứng hoặc thông qua chứng cứ khác mà các bên chưa yên tâm cung cấp cho cơ quan điều tra ở giai đoạn trước đó, dường như chúng ta chưa thấy được sự thuyết phục của việc truy tố các nghi can.
6. Cần làm gì để hạn chế vấn đề phản cung:
Chuyện ghi âm, ghi hình đã được quy định tại Điều 183
Khi Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực, quyền của các nghi can sẽ được bảo vệ tốt hơn, qua đó cũng là cơ hội để chơ quan điều tra chứng minh được mình luôn làm việc hợp pháp và chuyện phản cung cũng sẽ bị hạn chế.
Ngoài ra, việc phải có người bào chữa trong quá trình điều tra sẽ đảm bảo khi hỏi cung nghi can thì những người bào chữa có mặt và việc bức cung, nhục hình sẽ không thể xảy ra. Chính điều này là cơ sở để bảo vệ quyền của các nghi can tốt hơn và hiện tượng phản cung vì thế cũng sẽ bị hạn chế dần.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật tố tụng hình sự 2015