Nạn nhân chiến tranh (war victim) là gì? Nạn nhân chiến tranh tiếng Anh là gì? Công ước Genève về đối xử nhân đạo với tù binh?
Để có được hòa bình như ngày hôm nay, thế giới đã phải trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh. Nhưng cho dù sống trong nền hòa bình thì những hậu quả của chiến tranh thì vẫn luôn tồn tại xung quanh. Chiến tranh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trên mọi phương diện đặc biệt là con người. Hàng triệu người đã ngã xuống vì chiến tranh, họ là những con người không tên không tuổi. Có những con người may mắn sống sót nhưng vẫn để lại nhiều di chứng: các thương binh, các bệnh nhân chất độc màu da cam, những dư chấn thời hậu chiến: ám ảnh về cái chết, nỗi đau mất mát người thân, gia đình bị ly tán…Vậy nạn nhân chiến tranh là gì?
Mục lục bài viết
1. Nạn nhân chiến tranh là gì?
Nạn nhân chiến tranh là những người đã phải gánh chịu những hậu quả của chiến tranh. Nạn nhân chiến tranh có thể là bất kì đối tượng nào như người dân, nhân viên y tế, tù binh, các binh lính bị thương, bệnh binh,…
2. Nạn nhân chiến tranh tiếng Anh là gì?
Nạn nhân chiến tranh trong tiếng Anh là “war victim”.
3. Công ước Genève về đối xử nhân đạo với tù binh
3.1. Lịch sử hình thành công ước Geneve
Các Công ước Geneva năm 1949 gồm 4 công ước gắn với quyền của thường dân, tù binh chiến tranh và quân nhân bị thương và bệnh tật ra đời tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Mục đích các công ước được kí kết ngày 12/8/1949 bảo vệ, giúp đỡ các nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang (chủ yếu là các cuộc xung đột vũ trang mang tính quốc tế).
3.2. Các công ước Geneve
Các Công ước Geneva năm 1949 gồm 4 công ước gắn với quyền của thường dân, tù binh chiến tranh và quân nhân bị thương và bệnh tật. Cụ thể, đó là:
– Công ước về cải thiện tình trạng của thương binh, bệnh binh thuộc lực lượng vũ trang chiến đấu trên bộ;
– Công ước về việc cải thiện tình trạng của những thương binh, bệnh binh và những người bị đắm tàu thuộc lực lượng hải quân;
– Công ước về việc bảo hộ thường dân trong chiến tranh;
– Công ước về bảo vệ tù binh trong chiến tranh.
Các Công ước năm 1949 được kí kết ngày 12/8/1949 tại Geneva (Thụy Sĩ), có hiệu lực từ ngày 21/10/1950, tạo thành nền tảng của Luật Nhân đạo Quốc tế, bộ quy tắc thiết lập các tiêu chuẩn nhân đạo tối thiểu của con người cần phải được tôn trọng trong mọi tình huống xung đột vũ trang. Các quy tắc này phản ánh sự cân bằng phải có giữa các nguyên tắc về mặt quân sự và nhân đạo, cấm các bên tham gia xung đột gây ra đau thương, thương tích hoặc hủy diệt không thực sự cần thiết để đạt được mục đích quân sự.
Việt Nam đã gia nhập các công ước trên từ năm 1957. Năm 1977, cộng đồng quốc tế đã thông qua 2 văn bản bổ sung cho các công ước Giơnevơ về bảo hộ nạn nhân chiến tranh đó là Nghị định thư I về bảo hộ nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế và Nghị định thư II về bảo hộ nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế.
3.3. Công ước Geneve về đối xử nhân đạo với tù binh
Công ước Geneve về tù binh là Thỏa thuận quốc tế giữa 60 nước về đối xử nhân đạo đối với tù bình kí tại Giơnevơ ngày 12/8/1949 có 6 phần, 143 điều. Các nước ký kết công ước cam kết: tù bình được nới nhẹ khỏi những điều kiện ngặt nghèo của cuộc sống bị giam giữ, tập trung, được chăm sóc về ăn ở, chữa bệnh, được trao đổi thư từ, cầu nguyện, làm lễ theo nghi thức tôn giáo của họ. Khi phạm tội, phạm kỷ luật được xét xử theo nguyên tắc pháp lý chung.
Việt Nam gia nhập công ước vào ngày 5/6/1957.
Nội dung cơ bản của Công ước Geneve về tù binh như sau:
– Đối xử nhân đạo với tù binh và hàng binh chiến tranh
– Khuyến cáo về việc trợ giúp cứu chữa cho người bị thương
– Không được phép dùng để truy bức về tinh thần và thể xác;
– Hướng dẫn chế độ sinh hoạt tối thiểu của người bị bắt.
Cụ thể:
– Đối xử nhân đạo với tù binh và hàng binh chiến tranh là các hướng dẫn về việc bảo toàn an toàn tính mạng, danh dự, phẩm giá tù binh và hàng binh. Nó bao gồm các khuyến cáo về việc trợ giúp cứu chữa cho người bị thương. Luật quốc tế đảm bảo cho tù binh chiến tranh có quyền được đối xử nhân đạo trong mọi hoàn cảnh, được tôn trọng về thân thể và danh dự Tại điều 13, 14 Mục III của công ước.
“Prisoners of war must at all times be humanely treated. Any unlawful act or omission by the Detaining Power causing death or seriously endangering the health of a prisoner of war in its custody is prohibited, and will be regarded as a serious breach of the present Convention. In particular, no prisoner of war may be subjected to physical mutilation or to medical or scientific experiments of any kind which are not justified by the medical, dental or hospital treatment of the prisoner concerned and carried out in his interest. Likewise, prisoners of war must at all times be protected, particularly against acts of violence or intimidation and against insults and public curiosity. Measures of reprisal against prisoners of war are prohibited.”
(Tạm dịch: Tù nhân chiến tranh lúc nào cũng phải được đối xử nhân đạo. Bất kỳ hành động trái pháp luật hoặc thiếu sót nào của Lực lượng giam giữ gây ra cái chết hoặc gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của tù binh chiến tranh bị giam giữ đều bị nghiêm cấm và sẽ bị coi là vi phạm nghiêm trọng Công ước này. Đặc biệt, không một tù nhân chiến tranh nào có thể bị cắt xẻo thể xác hoặc thực hiện các thí nghiệm y tế hoặc khoa học dưới bất kỳ hình thức nào mà không được biện minh bởi việc điều trị y tế, nha khoa hoặc bệnh viện của tù nhân liên quan và được thực hiện vì lợi ích của anh ta. Tương tự như vậy, các tù nhân chiến tranh luôn phải được bảo vệ, đặc biệt là chống lại các hành vi bạo lực hoặc đe dọa và chống lại sự lăng mạ và tò mò của công chúng. Các biện pháp trả thù tù nhân chiến tranh đều bị cấm).
– Công ước đã hướng dẫn các hành vi không được phép dùng để truy bức về tinh thần và thể xác; Nghiêm cấm các hành vi dùng nhục hình và các lời nói làm xúc phạm đến nhân phẩm người bị bắt hoặc xúc phạm niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng hoặc lý tưởng người bị bắt. Các khuyến cáo về việc không được dùng tù binh và hàng binh làm con tin hoặc bia đỡ đạn, hoặc lao động khổ sai…
– Tù nhân chiến tranh phải có nơi trú ẩn chống lại các cuộc bắn phá bằng đường không và các nguy cơ chiến tranh khác, ở phạm vi tương tự như dân thường địa phương. Tù nhân chiến tranh cũng phải được đảm bảo an toàn như binh sĩ của lực lượng giam giữ, không có sự phân biệt nào ở đây và được quy định tại Điều 23 Chương 1 Phần 2 Mục III:
“No prisoner of war may at any time be sent to, or detained in areas where he may be exposed to the fire of the combat zone,nor may his presence be used to render certain points or areas immune from military operations. Prisoners of war shall have shelters against air bombardment and other hazards of war, to the same extent as the local civilian population.With the exception of those engaged in the protection of their quarters against the aforesaid hazards,they may enter such shelters as soon as possible after the giving of the alarm. Any other protective measure taken in favour of the population shall also apply to them.” (Tạm dịch như sau: Không một tù nhân chiến tranh nào có thể bị đưa đến hoặc bị giam giữ tại các khu vực nơi anh ta có thể tiếp xúc với lửa của khu vực chiến đấu, cũng như sự hiện diện của anh ta không được sử dụng để làm cho một số điểm hoặc khu vực miễn nhiễm với các hoạt động quân sự. Tù nhân chiến tranh phải có nơi trú ẩn chống lại các cuộc bắn phá bằng đường không và các nguy cơ chiến tranh khác, ở phạm vi tương tự như dân thường địa phương. Có thể xảy ra sau khi có báo động.)
– Công ước hướng dẫn về chế độ sinh hoạt tối thiểu của người bị bắt về vệ sinh, lương thực, thuốc men, thực phẩm tùy theo điều kiện cho phép của các bên và tình hình chiến trường. Tù binh chiến tranh sẽ được giam giữ trong các điều kiện thuận lợi như lực lượng giam giữ đóng quân cùng khu vực. Nơi giam giữ của tù nhân chiến tranh có quy định chi tiết về tổng diện tích bề mặt và không gian hình khối tối thiểu, cũng như việc lắp đặt nói chung, bộ đồ giường và chăn. Các cơ sở được cung cấp cho việc sử dụng các tù nhân chiến tranh riêng lẻ hoặc tập thể, phải khô ráo, không ẩm thấp và được sưởi ấm và chiếu sáng đầy đủ. Tất cả các biện pháp phòng ngừa phải được thực hiện trước nguy cơ hỏa hoạn. Trong bất kỳ trại nào mà nữ tù nhân chiến tranh cũng như nam giới được ở các phòng giam riêng biệt.
– Công ước Genève khuyến cáo các hành vi của lực lượng chiếm đóng đối với dân thường trong việc nhanh chóng lập lại trật tự xã hội, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của dân thường và việc cung cấp các phương tiện sống căn bản và chăm sóc y tế căn bản cho nạn nhân chiến tranh.
– Công ước Genève cũng xác định các quyền lợi và nghĩa vụ của lực lượng chiếm đóng trong việc được tiếp tục sở hữu các tài sản và quyền lợi của chính quyền cũ về cơ sở hạ tầng và cơ sở kinh tế nhưng lực lượng chiếm đóng phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ của chính quyền cũ, kể cả các món nợ lương và lương hưu của các nhân viên dân sự phục vụ chính quyền cũ hoặc các món nợ kinh tế vay từ bên ngoài không phục vụ trực tiếp cho chiến tranh.
– Việc kiểm tra y tế đối với tù nhân chiến tranh phải được tổ chức ít nhất mỗi tháng một lần. Họ sẽ bao gồm việc kiểm tra và ghi lại cân nặng của từng tù nhân chiến tranh. Mục đích của họ là, đặc biệt, để giám sát tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng và sự sạch sẽ nói chung của các tù nhân và phát hiện các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh lao, sốt rét và da liễu. dịch bệnh. Với mục đích này, các phương pháp hiệu quả nhất hiện có sẽ được sử dụng, ví dụ như chụp X quang thu nhỏ khối lượng theo chu kỳ để phát hiện sớm bệnh lao.
Trường hợp những tù binh chiến tranh được công nhận là ốm nặng hay bị thương nặng sẽ phải được trao trả trực tiếp và sau khi hổi hương, họ không thể tham gia quân đội trở lại. Với các tù binh khác, sau khi xung đột vũ trang kết thúc, có quyền được phóng thích và hồi hương ngay tức khắc.