Mỗi quốc gia luôn đặt ra những Quốc sách trong việc định hướng và phát triển đất nước. Trong từng giai đoạn, nhà nước lại đặt ra những quốc sách mang tính ưu tiên, tập trung nhân lực, vật lực. Từ xưa đến nay, giáo dục luôn được coi là vấn đề quan trọng, là quốc sách hàng đầu của một quốc gia.
Mục lục bài viết
1. Quốc sách là gì?
Quốc sách là chính sách lớn, quan trọng của Nhà nước.
Quốc sách tiếng Anh là “National policy”.
2. Quốc sách hàng đầu là gì?
Quốc sách hàng đầu: là những chính sách trọng tâm có vai trò chính yếu của nhà nước, luôn dành được sự ưu tiên hàng đầu, quan tâm đặc biệt của nhà nước, được thể hiện qua một loạt các chính sách, các biện pháp và phạm vi thực hiện và nguồn ngân sách chi cho chính sách đó.
Quốc sách hàng đầu tiếng Anh là: “Top national policy”.
3. Vì sao nói giáo dục đào tạo là Quốc sách hàng đầu:
3.1. Vị trí, tầm quan trọng của giáo dục:
Giáo dục theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục. Giáo dục thường được chia thành các giai đoạn như giáo dục tuổi ấu thơ, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, và giáo dục đại học.
Chính sách giáo dục: Là các chính sách do Đảng đặt ra nhằm điều chỉnh lĩnh vực giáo dục và thực hiện những mục tiêu yêu cầu của giáo dục.
Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, bởi:
– Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế.
Để tăng trưởng kinh tế, chúng ta cần 5 yếu tố cơ bản đó là: Vốn, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước. Trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất. Để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của quá trình tăng trưởng kinh tế, ta phải phát triển giáo dục và đào tạo.
– Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.
– Thứ ba: trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người.
Chỉ số phát triển con người (Human Development Index- HDI) là một trong những chỉ tiêu kinh tế- xã hội tổng hợp, là thước đo trình độ phát triển của một quốc gia, được dùng làm căn cứ để đánh giá, so sánh trình độ phát triển với
các quốc gia khác.
HDI được đánh giá qua 3 tiêu chí:
– Sức khỏe (đo bằng tuổi thọ trung bình)
– Giáo dục (đo bằng tỉ lệ số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục)
– Thu nhập (mức sống đo bằng GDP bình quân đầu người).
Trong ba chỉ số thành phần của HDI, chỉ số giáo dục phản ánh năng lực phát triển con người về mặt trí lực, nền tảng để con người có khả năng tiếp cận được cơ hội việc làm có thu nhập tốt hơn, từ đó có thể thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Như vậy rõ ràng, giáo dục là chỉ số cơ bản và tiên quyết giúp con người đạt được các chỉ số còn lại, tiến tới nâng cao chỉ số phát triển con người.
Từ 3 lý do đó, ta thấy rõ ràng tầm ảnh hưởng trực tiếp của giáo dục tới kinh tế và chính trị- 2 lĩnh vực trọng tâm và then chốt của quá trình phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Từ đó càng khẳng định sự đúng đắn trong quan điểm chỉ đạo của Đảng.
3.2. Sự ghi nhận về giáo dục đào tạo qua các bản Hiến pháp:
Trong lịch sử phát triển loài người giáo dục luôn được coi là tài sản vô giá của mọi con người cũng như mọi dân tộc, nhân thức rõ điều đó Đảng và Nhà nước đã được ghi nhận một cách cụ thể, rõ ràng lần lượt qua các bản. Trong hai bản hiến pháp đầu tiên thì giáo dục chưa được quy định trong Hiến pháp một chế định riêng biệt nhưng đã được đề cập đến trong phần quyền và nghĩa vụ của người công dân.
Ngay từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời thì giáo dục đã được nhắc đến như một vấn đề quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Ngay sau CMT8-1945 thành công cùng với nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm, giặc đói. Chủ thịch Hồ Chí Minh đã chú tâm ngay đến giặc dốt. Trong
“Nền sơ học cưỡng bách và không học phí ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiếu số có quyền học bằng tiến của mình. Học trò nghèo được Chính phủ giúp Trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình nhà nước”.
Tuy chưa được quy định cụ thể song nhận thức được tâm quan trọng của GD nên Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật như sắc lệnh số 17 ngày 08/9/1945 đặt ra một bình dân học vụ, sắc lệnh số 19 ngày 08/9/1945 lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp bình dân buổi tối, sắc lệnh số 20 ngày 08 9 1945 định rằng việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiên, sắc lệnh số 146 ngày 10/8/1946 đặt những nguyên tắc căn bản của nền giáo dục mới.
Trong
“Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền học tập. Nhà nước thực hiện từng bước chế độ giáo dục cưỡng bách, phát triển dần các trường đại học và cơ quan văn hóa phát triển hình thức giáo dục bổ túc văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ, tại các cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức khác ở thành thị và nông thôn để bảo đảm cho công dân được hưởng quyền đó”.
Đến
” Nền giáo dục Việt Nam không ngừng được phát triển và cải tiến theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội, nhằm đào tạo có chất lượng những người lao động xã hội chủ nghĩa và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.”
“Sự nghiệp giáo dục do Nhà nước thống nhất quản lý.
Nhà nước chăm lo phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học; phát triển các trường dạy nghề, trường vừa học vừa làm, hệ thống học tại chức; hoàn thành thanh toán nạn mù chữ, tăng cường công tác bổ túc văn hóa, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa và nghề nghiệp của toàn dân.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình và xã hội cùng với nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.”
Hiến pháp 1992
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
” Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng.
Nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học, phổ cập giáo dục tiểu học, xóa nạn mù chữ; phát triển các hình thức trường quốc lập, dân lập và các hình thức giáo dục khác.
Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích các nguồn đầu tư khác.
Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn.
Các đoàn thể nhân dân, trước hết là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.”
Hiến pháp 2013
Hiến pháp 2013 tiếp tục ghi nhận giáo dục là quốc sách hàng đầu của đất nước, ghi nhận cụ thể tại Điều 61:
” 1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý.
3. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề.”
Qua các bản hiến pháp Việt Nam, có thể coi tư tưởng coi trọng giáo dục đã xuất hiện ngay từ buổi đầu lập hiến nhưng chỉ đến những năm 80 thì nó mới thực sự được thể chế hóa rõ nét. Thời kỳ hiện nay ta hoàn toàn có thể khẳng định tính đúng đắn của các điều khoản ghi nhận cho giáo dục trong các bản hiền pháp, đặc biệt hiến pháp 1992 với chính sách “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu Việt Nam” và được tiếp nối sự ghi nhận đó trong bản Hiến pháp 2013.
3.3. Quản lý nhà nước về giáo dục:
Căn cứ Khoản 1 Điều 105
Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm, báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định việc áp dụng đại trà đối với chính sách mới trong giáo dục đã được thí điểm thành công mà việc áp dụng đại trà sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục, cụ thể:
– Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược phát triển giáo dục, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và cơ sở đào tạo giáo viên.
– Ban hành chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và quy định chuẩn chương trình đào tạo đối với giáo dục đại học; danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; quy chế đào tạo và liên kết đào tạo.
– Quy định việc tổ chức biên soạn, thẩm định, phê duyệt được phép sử dụng và hướng dẫn lựa chọn tài liệu học tập, sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; quy định về xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo đối với trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học.
– Ban hành quy chế thi cử; quy định việc kiểm tra và đánh giá người học; quy định văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân và việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam. Chủ trì xây dựng hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng với các nước, tổ chức quốc tế.
– Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục. Quy định tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm; tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo.
– Xây dựng, công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị trường học và vệ sinh học đường theo quy định. Trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế thu, sử dụng học phí trong lĩnh vực giáo dục, chính sách học bổng và các chính sách khác đối với người học.
– Ban hành chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục; quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục ở các cấp học và các trình độ đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
– Ban hành điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, cơ sở giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm và các cơ sở giáo dục khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; quy định hoạt động dạy học và giáo dục trong và ngoài nhà trường.
– Quản lý, hướng dẫn thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục.
– Tổ chức thực hiện công tác thống kê; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ngành giáo dục.
– Chịu trách nhiệm giải trình về kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi quyền hạn được giao.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Hiến pháp 1946
– Hiến pháp 1959
– Hiến pháp 1980
– Hiến pháp 1992
– Hiến pháp 2013