Án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Về bản chất pháp lý, người bị Tòa án tuyên án treo vẫn là người có tội, có án, nhưng được miễn thực hiện bản án đó có điều kiện.
Mục lục bài viết
1. Án treo là gì?
Theo quy định của pháp luật thì án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Về bản chất pháp lý, người bị
Án treo được hiểu là việc tạm thời miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện nó thể hiện tính nhân đạo của luật hình sự Việt Nam, có tác dụng khuyến khích người bị kết án tự tu dưỡng và lao động tại cộng đồng với sự giúp đỡ tích cực của xã hội cũng như gia đình. Án treo là chế định pháp lý mà không phải quốc gia nào cũng có. Tại Việt Nam, án treo được quy định tại khoản 1 Điều 65
Án treo là chế định hình sự ra đời từ rất sớm, trải qua một quá trình lịch sử phát triển lâu dài của khoa học hình sự Việt Nam, từ sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946 tới nay, tuy có nhiều cách hiểu khác nhau. Đôi lúc “án treo” còn được hiểu là “tạm đình chỉ việc thi hành án” hoặc là một biện pháp “hoãn hình phạt tù có điều kiện” hay “biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện”. Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau nhưng án treo chưa bao giờ được coi là hình phạt trong hệ thống hình phạt ở nước ta.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chế định án treo. Theo tác giả Đinh Văn Quế, nguyên Chánh tòa Hình sự –
Theo quan điểm của GS.TS Lê Văn Cảm: “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù kèm theo một thời gian thử thách nhất định đối với người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm khi có đủ căn cứ và những điều kiện do pháp luật hình sự quy định”.
Theo cuốn từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp thì : “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện”.
Theo khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự (Bộ luật hình sự) năm 2015 thì: “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự”.
Theo Điều 1 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 của Hội đồng Thẩm phán
Trên cơ sở các quan điểm trên, tác giả cũng đưa ra quan điểm về chế định án treo: “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng cho người bị kết án phạt tù không quá ba năm, không buộc họ phải chấp hành hình phạt tù khi có đầy đủ những căn cứ và điều kiện nhất định do pháp luật hình sự quy định nhằm khuyến khích họ cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời cũng cảnh cáo họ là nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách thì họ sẽ phải chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo của bản án trước đó”.
2. Điều kiện để được hưởng án treo:
Tại Điều 2 của Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hội đồng thẩm phán tòa án tối cao đã hướng dẫn, chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau:
– Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
– Có nhân thân tốt.
+ Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
+ Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
– Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
+ Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.
– Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
+ Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
+ Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo
– Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, người phạm hai tội đều là tội ít nghiêm trọng và đã bị tạm giam thì vẫn có thể được hưởng án treo nếu có đủ các điều kiện nói trên. Tuy nhiên, tòa án chỉ cho người đó hưởng án treo khi thời gian đã bị tạm giam ngắn hơn thời gian phạt tù.
3. Các trường hợp người được hưởng án treo bị coi là đã vi phạm điều kiện của án treo:
Theo quy định của
– Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước; tích cực thực hiện các nghĩa vụ công dân và quy ước của thôn, xóm nơi mình cư trú;
– Chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung và nghĩa vụ bồi thưởng thiệt hại nếu có.
– Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình.
– Trong trường hợp đi ra khỏi nơi cư trú thì phải xin phép thủ trưởng cơ quan, tổ chức …; Trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày thì phải báo cáo bằng văn bản với chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi giám sát giáo dục mình.
Những yêu cầu này vừa thể hiện tính cưỡng chế của án treo nhằm răn đe người bị kết án để họ không vi phạm vừa là thước đo về sự tiến bộ trong quá trình từ cài tạo, giáo dục của người bị kết án trong thời gian thử thách của án treo để có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách cho họ theo quy định của điều 65 Bộ luật hình sự chứ không phải chỉ có một yêu cầu không phạm tội mới. Do đó, nếu người được hưởng án treo vi phạm một hoặc một số yêu cầu thử thách nêu trên đều bị coi là đã vi phạm điều kiện thử thách của án treo.
4. Trường hợp phạm tội nhiều lần có được hưởng án treo không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, Luật sư cho em hỏi theo quy định tại khoản 4 điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP không cho hưởng án treo nếu thuộc một trong các điều kiện:
“…. 4. Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi”; thế có phải mọi trường hợp phạm nhiều tội bị đem xét xử cùng một lần thì không được hưởng án treo không ạ, mặc dù có thể hình phạt chung không quá 3 năm?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2, Điều 3 của Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hội đồng thẩm phán tòa án tối cao.
Như vậy, theo quy định trên thì nếu người phạm tội xét xử cùng một lần mà phạm nhiều tội mà hình phạt tổng hợp cho các tội đó không quá 3 năm thì vẫn được hưởng án treo nếu đáp ứng được các điều kiện quy định ở trên là Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên. Còn trường hợp không được án treo theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP là người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội. Trong trường hợp này áp dụng cho đối với người phạm tội phạm nhiều tội mà trong đó có một hay nhiều tội họ phạm phải bị phạt tù không quá 3 năm và có tội mà họ phạm phải bị phạt tù hơn 3 năm hoặc người đó phạm các tội mà mỗi tội đều bị phạt tù không quá 3 năm tù nhưng khi tổng hợp hình phạt chung cho các tội thì đều quá 3 năm tù thì sẽ không được hưởng án treo theo quy định trên.
5. Lý lịch sạch, chưa có tiền án có được hưởng án treo không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Luật sư cho em hỏi, em có tham gia vào một vụ đánh nhau và đang bị truy tố về tội Cố ý gây thương tích, Khoản 2. Anh ruột em và bạn đang ngồi uống cà phê tại một quán thì bạn của anh em nghe điện thoại, nghe điện thoại xong bạn anh em kêu em anh ấy bị đánh nên rủ hai anh em đi. Hai anh em đi theo được một đoạn thì gặp thêm một đám thanh niên cầm mã tấu cùng với một bọc chăn không rõ là cái gì. Bạn của anh em qua nói chuyện với đám thanh niên cầm mã tấu và tiếp tục đi. Đến lúc này em chở anh em đi theo sau lưng đến chỗ đánh nhau thì hai anh em đứng ở ngoài còn mấy người còn lại đi vào trong hẻm đánh nhau đến khi bị người trong hẻm đánh ngược lại thì hai anh em chạy xe ra phía xa. Hai bên giằng co qua lại được một lúc thì đi về. Đến khi trên đường về mới biết là có bắn súng và người bên kia bị bắn trúng 2 phát, giám định thương tật là 18%. Sau vụ việc hai anh em đã bị tạm giam 2 tháng, luật sư cho em hỏi hai anh em chỉ đi theo và đứng nhìn như vậy thì có được xử án treo không. Lý lịch em trong sạch chưa có tiền án tiền sự. Mong luật sư phản hồi giùm.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội Cố ý gây thương tích. Căn cứ theo tại Điều 17
Theo Điều 65
Như vậy, để được hưởng án treo, ngoài việc bị xử phạt không quá ba năm tù còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa sẽ được xem xét tại phiên tòa xét xử.