Quyền tác giả (Copyright) là gì? Quyền sở hữu công nghiệp (Industrial property rights) là gì? Nội dung quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế?
Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, sở hữu trí tuệ được xem là một trong những lĩnh vực quan trọng để trở thành động lực của kinh tế tri thức và đổi mới sáng tạo. Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp là những vấn đề quen thuộc khi nghĩ đến sở hữu trí tuệ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những hiểu biết về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế ngày nay.
Căn cứ pháp lý:
– Công ước Paris năm 1883 về Bảo hộ sở hữu công nghiệp;
–
Mục lục bài viết
1. Quyền tác giả là gì?
Trong pháp luật quốc tế, khái niệm về quyền tác giả (tiếng Anh: “Copyright”) là đã quy định những trường hợp cho phép hoặc cấm người khác sử dụng tác phẩm, phổ biến tác phẩm của tác giả. Hệ thống pháp luật dân sự bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả.
Các nước theo hệ thống luật án lệ sử dụng khái niệm bản quyền vì muốn nhắn mạnh đến quyền thương mại của tác giả, của chủ sở hữu tác phẩm. Hệ thông luật án lệ chủ yếu quan tâm đến quyền sao chép, một loại quyền tài sản chủ yếu của tác giả.
Ở Việt Nam, khái niệm về quyền tác giả cũng đã được biết đến từ trước năm 1945. Dưới ché độ dân chủ, nhân dân thì quyền tác giả được coi trọng và là động lực thúc đẩy việc tạo ra những tác phẩm có giá trị phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực.
Quyền tác gia la phạm vi những quyền má pháp luật thửa nhận và bảo hộ đối với tác giả có tác phẩm. Về quyền tác giả, Bộ luật dân sự và Luật sở hữu trí tuệ quy định quyền tác giá bao gồm quyền nhân thân và quyền tải sản đối với tác phẩm. Căn cử vào những quy định của pháp luật và quyền tác giả thi quyền tác gia được hiểu theo hai phương diện:
Về phương diện khách quan: Quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm pháp luật về quyền tác giả nhằm xác nhận và bảo vệ quyền của tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả, xác định các nghĩa vụ của các chủ thể trong việc sáng tạo và sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi có hành vi xâm phạm.
Về phương diện chủ quan: Quyền tác giả là quyền dân sự cụ thể (quyển tài sản và quyền nhân thân) của chủ thể với tư cách là tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học và quyền khởi kiện hay không khởi kiện khi quyền của mình bị xâm phạm.
Quyển tác giả còn được hiểu là quan hệ pháp luật dân sự. Đó là quan hệ xã hội giữa tác giả, giữa chủ sở hữu quyền tác gia với các chủ thể khác trong xã hội thông qua tác phim, dưới sự tác động của quy phạm pháp luật, quan hệ giữa các tác giả, chủ sở hữu quyền tác gia với các chủ thể khác được xác định. Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được sáng tạo ra và dược thế hiện dưới hình thức khách quan và được các quy phạm pháp luật diều chinh, theo đo quan hệ và quyền tác gia được xác lập.
2. Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Khoa học, kĩ thuật, công nghệ không chi là sảng tạo đơn thuần của con người mà đã trở thành bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất có tỉnh chất quyết định đến năng suất lao động. Tuy nhiên, sản phẩm “khoa học, kĩ thuật” ma con người tạo ra lại có những nét đặc chủ không giống như các vật phẩm khác, đó là những vật phẩm võ hinh mà bản thán người tạo ra nó không thế chiếm hữu cho riêng minh, chúng rất dễ bị tước đoạt, chiếm dụng Việc bảo vệ các thành qua cua hoạt động sáng tạo được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong thời đại ngày nay, các hoạt động sở hữu công nghiệp da dạng phong phủ không chi còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà mang tính toàn cầu. Việc Nhà nước quy định về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng nhằm bao vệ quyền của những người hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt có ý chi họ và kinh tế quan trọng.
Quyền sở hữu công nghiệp (tiếng Anh là “Industrial property rights”) được hiểu theo hai nghĩa:
Hiểu theo nghĩa khách quan: Quyền sở hữu công nghiệp là pháp luật về sở hữu công nghiệp hay nói cách khác là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh sau khi con người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ và được pháp luật coi là các đối tượng sở hữu công nghiệp. Với nghĩa này, quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu đối với tài sản vô hình, mặt khác, quyền sở hữu công nghiệp còn bao gồm các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Có thể phân chia một cách khái quát các quy phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ theo các nhóm sau:
Thứ nhất: Nhóm các quy định liên quan đến việc xác định tiêu chuẩn một kết qua sáng tạo là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, các loại đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ, tiêu chí để xác định nó;
Thứ hai: Nhóm các quy định liên quan đến thăm quyền, trình tự, thu tục xác lập kết qua sáng tạo được coi là đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ;
Thứ ba: Nhóm các quy định liên quan đến nội dung quyền của các chu thể đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp (bao gồm quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, tác giá, các chủ thể khác đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được xác lập);
Thứ tư: Các quy phạm liên quan đến dịch chuyển các đối tượng sở hữu công nghiệp;
Thứ năm: Các quy phạm liên quan đến bảo vệ quyền của các chủ thể đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Hiểu theo nghĩa chủ quan: Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Với ý nghĩa này, quyền sở hữu công nghiệp là quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc sử dụng, chuyển dịch các đối tượng sở hữu công nghiệp. Các quyền chủ quan này phải phù hợp pháp luật nói chung và pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp nói riêng; bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, quyền ngăn chặn những hành vi xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh đối với các quyền của những người sáng tạo ra hoặc người sử dụng hợp pháp các đối tượng đó. Quyến sở hữu công nghiệp còn được hiệu dưới góc độ là quan hệ pháp luật với đầy đủ các yếu tố hội tụ như chủ thể, khách thể, nội dung. Quyền Sở hữu công nghiệp chỉ được hinh thành trên cơ sở sự tác động của các quy phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp đối với kết quả của hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
3. Nội dung quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế?
3.1. Quyền tác giả trong tư pháp quốc tế
Về mặt lý luận cũng như thực tiễn của các nước trên thế giới, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Theo nguyên tắc được thừa nhận chung trên thế giới, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng kí hay chưa đăng kí.
Theo quy định của Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2019 (Luật SHTT), tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc kí tự khác; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm sân khấu; tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm kiến trúc; bản hoa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Tác phẩm phái sinh chi được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Tác phẩm được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó, quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lí, số liệu không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.
Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả.
Nội dung quyền tác giả được bảo hộ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân bao gồm:
– Đặt tên cho tác phẩm;
Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền tài sản do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của pháp luật, bao gồm:
– Làm tác phẩm phái sinh;
Biểu diễn tác phẩm trước công chúng
– Sao chép tác phẩm;
– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kì phương tiện kĩ thuật nào khác;
– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản, công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
3.2. Quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế
Quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) là một bộ phận quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ (SHTT): “Quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng”.
Khái niệm “SHCN” lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều 1 Công ước Paris 1883 về bảo hộ SHCN, theo đó SHCN được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa hẹp, quyền SHCN bao gồm sáng chế, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Theo nghĩa rộng, “SHCN phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất, không những chi áp dụng cho công nghiệp và thương mại theo đúng nghĩa của chúng mà cho cả các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khai thác và tất cả các sản phẩm chế biến hoặc sản phẩm tự nhiên như rượu vang, ngũ cốc, lá thuộc lá, hoa quả, gia súc, khoảng sản, nước khoáng, bia, hoa và bột” (khoản 3 Điều 1 Công ước Paris 1883). Theo quy định này, đôi tượng của quyền SHCN có phạm vi rộng và đối luôn luôn phát triển cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ cũng như sự phát triển của các hoạt động kinh tế – thương mại.
Tại Việt Nam, quyền SHCN được giải thích là “quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiêu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dân nhãn hiểu tên thương mai chỉ dẫn địa lí, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chiểu cạnh tranh không lành mạnh”.
Với các quy định trên cho thấy khác với quyền tác giả, đối tượng của quyền SHCN liên quan trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại và các đối tượng này có thể chia thành hai nhóm cơ bản:
+ Các đối tượng mang tính sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp như sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn…
+ Các đối tượng là các dấu hiệu mang tính phân biệt trong thương mại, như nhãn hiệu, tên thương mại, chi dẫn địa lí, bí mật kinh doanh…
Là một trong các quyền dân sự cơ bản của tổ chức, cá nhân, quyền SHCN có các đặc điểm chính sau:
– Cơ sở phát sinh quyền: Quyền SHCN phát sinh khi được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ (trừ một số trường hợp ngoại lệ). Đây là sự khác biệt cơ bản giữa quyền tác giả và quyền SHCN. Đối với quyền tác giả, pháp luật bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng, còn đối với quyền SHCN, pháp luật bảo hộ nội dung của ý tưởng. Do vậy, về nguyên tắc, các đối tượng SHCN muốn được cấp văn bằng bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện nhất định do pháp luật quy định (ví dụ, sáng chế là phải mới, sáng tạo và có khả năng áp dụng trong công nghiệp). Như vậy, quyền SHCN được xác lập không chỉ thông qua việc các chủ thể tạo ra đối tượng quyền SHCN mà phải được ghi nhận hoặc công nhận từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới dạng “văn bằng bảo hộ” hoặc “chấp nhận bảo hộ”.
– Quyền SHCN là quyền đổi với tài sản vô hình: Bản chất của quyền SHCN là quyền sở hữu đối với các thông tin, các tri thức về khoa học kỹ thuật, công nghệ… do con người sáng tạo ra. Các thông tin, tri thức này có thể khai thác và sử dụng trong thương mại và mang lại những lợi ích nhất định cho chủ sở hữu. Vì vậy chúng được gọi là “tài sản vô hình”. Với tính chất vô hình, con người không thể nhận biết sự tồn tại của loại tài sản này bằng các giác quan (nhìn thấy, cầm, nắm…) mà chỉ có thể nhận biết sự tồn tại của chúng thông qua việc đã được “vật chất hóa” dưới một hình thức nhất định (bản vẽ, đồ họa…).
– Quyền SHCN bị giới hạn bởi không gian và thời gian –
+ Về không gian: Là một bộ phận của quyền SHTT, quyền SHCN luôn mang tính chất lãnh thổ. Điều này có nghĩa là quyền SHCN phát sinh trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia nào thì chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. So với quyền tác giả, quyền SHCN mang tính lãnh thổ tuyệt đối hơn. Bởi lẽ, quyền SHCN được phát sinh trên cơ sở cấp văn bằng bảo hộ và văn bằng bảo hộ chỉ có hiệu lực tại lãnh thổ của nước đã cấp văn bằng đó,
+ Về thời gian: Khác với tài sản hữu hình, quyền SHCN được bảo hộ trong thời hạn nhất định do pháp luật quy định (ví dụ, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực là 20 năm kế từ ngày nộp đơn), hết thời hạn đó công chúng được tự do tiếp cận với các đối tượng SHCN.
Quyền SHCN trong tư pháp quốc tế luôn có yếu tố nước ngoài. Là một dạng của quan hệ dân sự, căn cứ theo quy định tại
Với tính chất vô hình, các đối tượng SHCN rất dễ phổ biến và sao chép. Từ đặc điểm này cùng với những lợi ích thiết thực mà các đối tượng SHCN mang lại trong kinh doanh, thương mại, dẫn đến các đối tượng SHCN rất dễ bị khai thác, sử dụng bất hợp pháp ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Tuy nhiên, xuất phát từ tính chất lãnh thổ của quyền SHCN, nên việc bảo hộ quyền SHCN tại nước ngoài là rất khó khăn. Chính vì vậy cần phải có một cơ chế pháp lí hữu hiệu để bảo hộ quyền SHCN cho các chủ thể tại nước ngoài nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu, khuyến khích sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của các quan hệ thương mại.