Hiện nay ta thấy rất nhiều các chức vụ cũng như vị trí của công an công tác trong bộ máy chính quyền từ các cấp Bộ, ban, ngành với nhiều tên gọi khác nhau, trong đó có công an an ninh kinh tế. Vậy công an an ninh kinh tế là gì?
Mục lục bài viết
1. Công an an ninh kinh tế là gì?
Công an nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Khẩu hiệu của lực lượng từ những ngày đầu thành lập là “Bảo vệ An ninh Tổ quốc.” Công an nhân dân bao gồm cảnh sát nhân dân và an ninh nhân dân.
Công an an ninh kinh tế là bộ phận chịu trách nhiệm về đảm bảo cho nền kinh tế phát triển trên định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển bền vững, các ngành nghề kinh doanh đa dạng với nhiều loại và các hình thức sở hữu khác nhau.
Đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cần được xây dựng dựa trên định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa, có những hướng đi đúng đắn dưới những chặng đường phát triển mà Đảng và nhà nước đặt ra.
Một nền kinh tế phát triển không chỉ tính đến chiều rộng mà đó còn là cả chiều sâu. Phải phát triển nền kinh tế bền vững có thể chịu được những tác động bên ngoài, Tránh trường hợp phát triển ảo gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Công an an ninh kinh tế trong tiếng Anh là Economic security police.
Công an an ninh kinh tế được định nghĩa như sau:
” The Vietnam People’s Public Security Forces are an important armed force of the Communist Party of Vietnam and the State of the Socialist Republic of Vietnam, acting as the core and shockwave in the cause of national security protection and maintenance. social order and safety of the State of the Socialist Republic of Vietnam. The force’s slogan from its inception is “Protect Homeland Security.”
The People’s Public Security Forces include the people’s police and the people’s security. The economic security police are the part responsible for ensuring that the economy develops on the socialist orientation, sustainable development, and diversified business lines of various types and forms of ownership. different. For the current Vietnamese economy, it is necessary to build on the socialist development orientation, with the right directions under the development stages set by the Party and State.
A developed economy takes into account not only breadth but also depth. Must develop a sustainable economy that can withstand external impacts, Avoid virtual development causing serious consequences.”
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của công an kinh tế:
Theo quy định tại Điều 20
– Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì xây dựng kế hoạch giải quyết báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện ra quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì sau khi tiếp nhận chuyển ngay cho cơ quan, đơn vị điều tra có thẩm quyền kèm theo các tài liệu có liên quan (nếu có). Trong trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay hành vi phạm tội, thu thập chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì phải có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
Định kỳ hàng tuần, báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện (qua đội Điều tra tổng hợp) về công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
– Tiến hành điều tra các vụ án hình sự chưa rõ đối tượng phạm tội và các vụ án hình sự đã rõ đối tượng phạm tội do tự phát hiện về các tội phạm quy định tại Chương XVI, Chương XXI, các điều 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145 Chương XIV (trong trường hợp đối tượng phạm tội lợi dụng tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, lợi dụng việc ký kết hợp đồng kinh tế để phạm tội) của
– Phối hợp với đội Điều tra tổng hợp thẩm định vụ án hình sự theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện.
3. Phẩm chất của công an an ninh kinh tế:
– Về chính trị, tư tưởng.
Công an an ninh cần có sự tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định vào mục tiêu của dân tộc. Công an an ninh cần tuyệt đối trung thành với tổ quốc, sẵn sàng hy sinh và phấn đấu vì độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ.
– Nêu cao tinh thần cách mạng.
Công an an ninh cần luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, nhất là trước âm mưu thủ đoạn của đối tượng thù địch.
– Về trình độ, năng lực.
Trong công tác, công an an ninh phải có đủ năng lực, trình độ về chuyên môn nghiệp vụ được giao, được đào tạo bài bản, có hệ thống; có năng lực tư duy làm việc năng động, sáng tạo, nhạy bén và linh hoạt; biết khiêm tốn nhìn nhận, đánh giá đúng khả năng của bản thân, thấy được thế mạnh, mặt mạnh, mặt yếu của bản thân để trưng dụng, sử dụng chuyên gia khi cần phải huy động đội ngũ chuyên gia trong việc phân tích, xử lý các tình huống có liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao mà ở lĩnh vực đó, chuyên môn của bản thân còn hạn chế….
– Bản lĩnh của công an an ninh.
Về bản lĩnh trong chấp hành ý thức tổ chức kỷ luật: chấp hành nghiêm túc quy định của Đảng, Nhà nước, ngành Công an; nói và làm theo Hiến pháp và pháp luật, chấp hành nghiêm Điều lệnh Công an nhân dân.
Công an an ninh làm việc cần có kế hoạch cụ thể, phải thực hiện công việc theo đúng chương trình và thực hiện báo cáo với lãnh đạo. Trong các nhiệm vụ cần chấp hành tuyệt đối mệnh lệnh của cấp trên, phải biết ứng phó nhanh nhẹn trong các tình huống phát sinh để đảm bảo an ninh.
– Phẩm chất đạo đức của công an an ninh.
Về phẩm chất đạo đức, lối sống phải có: có đạo đức, lối sống trong sáng giản dị; thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tinh thần thân ái, giúp đỡ, có ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; biết nghiêm khắc tự phê bình và thành thật trong phê bình đối với đồng chí, đồng đội; trong phê bình không né tránh, không ngại va chạm, thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh, không lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng, lành mạnh; nghiêm khắc với bản thân, tự rèn luyện trau dồi đạo đức, lối sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
– Trình độ, năng lực của công an an ninh.
Về trình độ, năng lực trong công tác phải có đủ năng lực, trình độ về chuyên môn nghiệp vụ được giao, được đào tạo bài bản, có hệ thống; có năng lực tư duy làm việc năng động, sáng tạo, nhạy bén và linh hoạt; biết khiêm tốn nhìn nhận, đánh giá đúng khả năng của bản thân, thấy được thế mạnh, mặt mạnh, mặt yếu của bản thân để trưng dụng, sử dụng chuyên gia khi cần phải huy động đội ngũ chuyên gia trong việc phân tích, xử lý các tình huống có liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao mà ở lĩnh vực đó, chuyên môn của bản thân còn hạn chế,….
– Tình thần đoàn kết phải luôn được đề cao.
Công an an ninh phải luôn đoàn kết thương yêu lẫn nhau, nâng cao tinh thần đồng trí, đồng đội, biết hỗ trợ lẫn nhau trong công việc lẫn đời sống hàng ngày. Sẵn sàng lắng nghe góp ý cũng như lời khuyên từ đồng đội. Nêu cao tinh thần trách nhiệm trước các công việc được giao, không bôi nhọ danh dự hay hạ uy tín của đồng đội cũng như không đố kỵ, gây rối gây mất đoàn kết giữa các đồng đội. Ngoài ra giữ tác phong kỷ luật, không xa vào các tệ nạn xã hội, không bê tha rượu chè ở nơi tập thể.
4. Quy định pháp luật về an ninh kinh tế:
– Cơ quan quản lý
An ninh kinh tế đặt dưới sự quản lý của Cục An ninh kinh tế, đây là cơ quan đầu ngành tham mưu cho Đảng. nhà nước về công tác đảm bảo an ninh kinh tế. Hiện tại Cục An ninh kinh tế đang trực thuộc Bộ Công An.
– Pháp luật hiện hành
Hiện nay trong
Hiện nay trong điều kiên kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, An ninh kinh tế là một trong những vấn đề hết sức quan trọng. Một đất nước thì cơ sở để phát triển bền vững đầu tiên phải kể đến Kinh tế, chính vì vậy trong tình hình hiện nay cần phải bảo đảm được an ninh kinh tế.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và hệ thống chính trị các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải làm tốt các công tác đảm bảo an ninh kinh tế, tăng cường giám sát kiểm tra xử lý những sai phạm nhất là những vụ án trọng điểm, vụ án lớn gây thất thoát ngân sách nhà nước và làm mất uy tín của nhân dân đối với nhà nước.
Việc bảo đảm an ninh kinh tế cũng là một trong những điều để lấy được lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Khi những vấn đề an ninh được đảm bảo thì các nhà đầu tư nước ngoài mới an tâm và sẵn sàng đầu tư lớn vào đất nước.
Kết luận: Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác bảo đảm an ninh kinh tế đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần bảo vệ độc lập, tự chủ và ổn định của nền kinh tế đất nước; bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; phục vụ thắng lợi sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.