Nhằm mục đích hạn chế rủi ro thấp nhất những thiệt hại xảy ra cho tài sản, chủ sở hữu, người sử dụng thường lựa chọn áp dụng bảo hiểm tài sản. Thông thường, bảo hiểm tài sản được dùng là một thuật ngữ để chỉ tất cả các loại nghiệp vụ bảo hiểm mà có đối tượng bảo hiểm là mọi thứ tài sản.
Mục lục bài viết
1. Tài sản được bảo hiểm là gì?
Bảo hiểm là việc con người dành ra một phần sản phẩm trong kết quả lao động hàng năm của mình để lập ra quỹ dự trữ đủ lớn về vật tư hoặc bằng tiền nhằm hỗ trợ tài chính cho việc đề phòng và hạn chế tổn thất khi hiểm họa chưa và đang xảy ra đồng thời bù đắp và bồi thường kịp thời những thiệt hại và tổn thất về người và tài sản sau khi xảy ra hiểm họa. Đối tượng của bảo hiểm có thể là sức khỏe, tài sản,…
Từ đó có thể hiểu tài sản được bảo hiểm chính là việc tài sản được con người tham gia bảo hiểm nhằm đề phòng và hạn chế tổn thất khi hiểm họa chưa và đang xảy ra đồng thời bồi thường kịp thời những thiệt hại và tổn thất về tài sản sau khi xảy ra thiệt hại.
Tài sản được bảo hiểm tiếng Anh là: “Property insured”.
2. Bảo hiểm tài sản là gì?
Tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, quy định bảo hiểm tài sản là một loại bảo hiểm phi nhân thọ. Bảo hiểm tài sản nhằm mục đích đền bù cho chủ sở hữu những thiệt hại về tài sản trong phạm vi gói bảo hiểm.
Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về bảo hiểm tài sản, như việc hiểu bảo hiểm tài sản là nghiệp vụ bảo hiểm về những thiệt hại đối với các tài sản hữu hình và hiện có.
Đối tượng của bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Trên thực tế, đối tượng của bảo hiểm tài sản thường bao gồm nhà cửa, công trình kiến trúc; trang thiết bị máy móc; hàng hóa vật tư, hàng hóa,… Không phải tất cả mọi tài sản đều được bảo hiểm, về nguyên tắc, tài sản được bảo hiểm phải là những tài sản hợp pháp và người mua bảo hiểm cho tài sản phải có quyền lợi bảo hiểm đối với tài sản. Bảo hiểm tài sản có đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm này bao gồm tất cả các tài sản trừ cây trồng và vật nuôi. Mọi chủ thể khi có các tài sản hợp pháp dù là động sản hay bất động sản, không tính đến giá trị cao hay giá trị thấp, kể cả đồ trang sức quý hiếm, đồ cổ, tác phẩm nghệ thuật nếu mua bảo hiểm.
Các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm tài sản thỏa thuận với nhau về nội dung bảo hiểm. Sự thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực là cơ sở pháp lý bắt buộc bên bảo hiểm phải thực hiện việc bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Bên nhận bảo hiểm phải bù đắp thiệt hại về tài sản cho người được bảo hiểm khi tài sản được bảo hiểm bị tổn thất do rủi ro.
Khi có thiệt hại xảy ra đối với tài sản, lợi ích về tài sản của chính người mua bản hiểm sẽ được bảo hiểm và thiệt hại xảy ra đối với tài sản, lợi ích về tài sản của người khác do người mua bản hiểm gây ra cũng được bảo hiểm.
Bảo hiểm tài sản là nghiệp vụ bảo hiểm để bảo hiểm cho những thiệt hại về tài sản và các lợi ích liên quan đến tài sản cũng như các lợi ích vật chất khác, được thực hiện để bảo hiểm khi tài sản bị hư hỏng, bị hủy hoại hoặc bị mất mát: doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bảo hiểm về vấn đề nếu đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng là các tài sản hiện hữu (Đã có vào thời điểm hợp đồng bảo hiểm được giao kết). Trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp chỉ nằm trong phạm vi tổn thất thực tế về tài sản được bảo hiểm và không vượt quá số tiền bảo hiểm.
Trên thực tế, khi bảo hiểm đối với tài sản hiện có, doanh nghiệp bảo hiểm thường xác định giá trị của đối tượng bảo hiểm theo một trong ba trường hợp khác nhau.
Trường hợp thứ nhất, bảo hiểm có xác định giá trị đối tượng bảo hiểm. Đây là trường hợp mà trong hợp đồng bảo hiểm đã xác định và ghi rõ giá trị của tài sản được bảo hiểm. Khi xảy ra thiệt hại đối với tài sản được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải bồi thường trong phạm vi giá trị của tài sản đã được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, nên khi tổn thất thực tế vào thời điểm xảy ra thiệt hại có thể lớn hơn giá trị được xác định trong hợp đồng, thì bên bảo hiểm cũng chỉ nhận được giá trị bồi thường đã được thỏa thuận trong hợp đồng
Trường hợp thứ hai, bảo hiểm không xác định giá trị đối tượng bảo hiểm. Là trường hợp mà trong hợp đồng bảo hiểm chỉ xác định số tiền bảo hiểm, còn giá trị bảo hiểm được xác định khi thiệt hại đã xảy ra đối với tài sản được bảo hiểm. Trong mọi tình huống, số tiền bảo hiểm cũng phải được xác định trên cơ sở giá trị của đối tượng bảo hiểm. Khi hợp đồng bảo hiểm không ghi rõ về giá trị đối tượng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm cũng được xác định trên cơ sở ước tính về giá trị tài sản được bảo hiểm, khi xảy ra thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm cũng chỉ có trách nhiệm bồi thường trong phạm vi số tiền bảo hiểm đã được xác định trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp này, trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, mặc dù giá trị tài sản đó được tăng lên theo giá trị thường, nhưng sẽ giảm nếu giá của tài sản được bảo hiểm giảm.
Thứ ba, trường hợp bảo hiểm giá trị tài sản mua sắm lại. Là trường hợp có sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng bảo hiểm tài sản về việc xác đính số tiền bảo hiểm là khoản tiền đủ để mua sắm lại tài sản mới nếu đối tượng bảo hiểm bị thiệt hại trong thời hạn bảo hiểm. Trường hợp bảo hiểm nếu giá trị tài sản mua sắm lại chỉ được bên bảo hiểm chấp nhận nếu đối tượng bảo hiểm là vật mới hoặc có khấu hao chưa đáng kể.
3. Các loại bảo hiểm tài sản thông dụng:
Thứ nhất là loại hình bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Đối tượng được bảo hiểm là nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị; các loại hàng hóa, vật tư. Đây là loại hình bảo hiểm cho các rủi ro cháy, nổ theo quy định của pháp luật. Những cơ quan, tổ chức, cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phải tham gia loại hình bảo hiểm này. Bảo hiểm này bồi thường cho những thiệt hại vật chất ngẫu nhiên bất ngờ không lường trước được đối với tài sản được bảo hiểm gây ra bởi rủi ro cháy, nổ.
Thứ hai, là bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt . Đối tượng của bảo hiểm này cũng là nhà cửa, công trình kiến trúc, các trang thiết bị, máy móc thiết bị, hàng hóa vật tư. Các chủ sở hữu tài sản hoặc sử dụng tài sản sẽ tham gia loại hình bảo hiểm nào để bảo hiểm cho tài sản của mình khi có những thiệt hại vật chất ngẫu nhiên, bất ngờ, không lường trước được gây ra bởi rủi ro cháy, nổ và các rủi ro. Các rủi ro thường là hỏa hoạn; sét đánh; máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên phương tiện đó rơi trúng; động đất hay núi lửa; giông bão, lũ lụt,….
Thứ ba, là loại hình bảo hiểm mọi rủi ro tài sản. Là loại hình bảo hiểm rủi ro ngoài những rủi rõ bị loại trừ đã được nêu trong quy tắc bảo hiểm. Loại hình bảo hiểm này cũng dùng để bảo hiểm cho nhà cửa, công trình kiến trúc, các trang thiết bị, máy móc thiết bị, hàng hóa vật tư do chủ sở hữu hoặc sử dụng tài sản tham gia. Phạm vi bảo hiểm đó chính là bồi thường cho những tổn thất hoặc thiệt hại vật chất ngẫu nhiên bất ngờ và không lường trước được đối với tài sản được bảo hiểm và gây ra bởi những nguyên nhân không bị loại.
Loại hình bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư có đối tượng áp dụng thông thường đối với nhà chung cư có chiều cao từ 5 tầng trở lên, nhà liền kề, biệt thự. Bảo hiểm bồi thường khi có các thiệt hại đối với tài sản đối với tái sản bên trong ngồi nhà do các rủi ro hỏa hoạn, sét đánh, nổ, giông, bão, lũ lụt, vỡ hoặc tràn nước từ các bể chứa nước;…
Phân loại theo đối tượng bảo hiểm thì có các loại bảo hiểm
Bảo hiểm nhà xưởng là loại hình bảo hiểm bồi thường cho những rủi ro xảy ra trong nhà xưởng theo đúng giá trị của nó mà hình thức bảo hiểm như thực hiện sửa chữa, xây dựng lại nhà xưởng hoặc bồi thường bằng tiền (thường được áp dụng) tại thời điểm xảy ra tổn thất.
Bảo hiểm hàng hóa là một cam kết bồi thường trong đó công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bị tổn thất, hư hỏng do rủi ro gây ra (những rủi ro này được quy định trong hợp đồng bảo hiểm). Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển thường được chia thành 2 loại bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa là loại bảo hiểm dành cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, trong loại hình bảo hiểm này, hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt trên phạm vi toàn thế giới.
Bảo hiểm tài sản kỹ thuật doanh nghiệp là loại bảo hiểm giúp bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp và giảm thiểu thiệt hại khi có sự cố xảy ra. Hiện có 2 loại hình bảo hiểm tài sản kỹ thuật là bắt buộc và tự nguyện.
Bảo hiểm cháy nổ là một loại bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thiệt hại hoặc tổn thất đối với tài sản với nguyên nhân là cháy nổ gây ra. Bảo hiểm này bảo hiểm người là chủ sở hữu nhà, bảo hiểm tài sản trong nhà mà còn bảo hiểm chi phí thay thế, sửa chữa và tái xây dựng tài sản được liệt kê trong hợp đồng bảo hiểm.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
–