Trong một số trường hợp bên phát hành công cụ nợ có thể thu hồi và hoán đổi công cụ nợ. Vậy hợp đồng hoán đổi công cụ nợ được pháp luật quy định như thế nào, nội dung và hình thức của hợp đồng ra sao?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng hoán đổi công cụ nợ là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 110/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 về hướng dẫn mua lại, hoán đổi công cụ nợ của chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước:
Công cụ nợ bao gồm:
– Công cụ nợ của Chính phủ;
– Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành;
– Trái phiếu chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành.
Hoán đổi công cụ nợ là việc cùng mua, cùng bán hai (02) mã công cụ nợ khác nhau của cùng một chủ thể tổ chức phát hành tại cùng một thời điểm với mục tiêu quản lý danh mục nợ.
Công cụ nợ bị hoán đổi là loại công cụ nợ đang lưu hành được lựa chọn để hoán đổi với công cụ nợ được hoán đổi.
Công cụ nợ được hoán đổi là công cụ nợ phát hành lần đầu hoặc phát hành bổ sung được lựa chọn để hoán đổi cho các loại công cụ nợ bị hoán đổi.
Hợp đồng hoán đổi công cụ nợ là một loại hợp đồng hoán đổi, trong đó hai bên hợp đồng trao đổi một công cụ nợ phát hành mới cho một khoản nợ tồn đọng tương đương, và ngược lại.
2. Nguyên tắc và phương thức hoán đổi công cụ nợ là gì?
Nguyên tắc mua lại, hoán đổi công cụ nợ như sau:
– Việc mua lại, hoán đổi công cụ nợ phải thực hiện theo đề án hoặc phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về phát hành công cụ nợ, cụ thể như sau:
+ Đối với công cụ nợ của Chính phủ, thực hiện theo đề án mua lại, hoán đổi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy định tại Khoản 1 Điều 24, Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 95/2018/NĐ-CP;
+ Đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, thực hiện theo phương án mua lại, hoán đổi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy định tại Khoản 7 Điều 49 Nghị định số 91/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26 tháng 6 năm 2018 về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ;
+ Đối với trái phiếu chính quyền địa phương, thực hiện theo phương án mua lại, hoán đổi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 8 Nghị định số 93/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 6 năm 2018 quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương.
– Đảm bảo theo giá thị trường tại thời điểm thực hiện; công khai, minh bạch trong tổ chức mua lại, hoán đổi công cụ nợ.
– Tuân thủ quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan.
Phương thức mua lại, hoán đổi công cụ nợ: Việc mua lại, hoán đổi công cụ nợ được thực hiện theo một (01) trong hai (02) phương thức sau:
+ Thỏa thuận trực tiếp với các chủ sở hữu công cụ nợ;
+ Đấu thầu qua Sở Giao dịch chứng khoán. Kho bạc Nhà nước có thể trực tiếp tổ chức đấu thầu mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ quyết định phương thức mua lại, hoán đổi theo đề án, phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và
3. Điều kiện hoán đổi công cụ nợ là gì?
Điều kiện đối với công cụ nợ được mua lại theo Điều 6 Thông tư 110/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 về hướng dẫn mua lại, hoán đổi công cụ nợ của chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước:
– Là công cụ nợ chưa đến ngày đáo hạn;
b) Không bị ràng buộc trong các quan hệ về giao dịch đảm bảo từ thời điểm đăng ký tham gia bán lại công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận hoặc từ ngày tổ chức đấu thầu mua lại công cụ nợ.
2. Đối với công cụ nợ được hoán đổi
a) Trường hợp phát hành bổ sung phải đảm bảo công cụ nợ có điều kiện, điều khoản như điều kiện, điều khoản của công cụ nợ đang lưu hành;
b) Trường hợp công cụ nợ phát hành lần đầu tiên thì điều kiện, điều khoản của công cụ nợ do chủ thể tổ chức phát hành quyết định.
3. Đối với công cụ nợ bị hoán đổi, đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Đặc điểm và mục đích của hợp đồng hoán đổi công cụ nợ là gì?
– Hợp đồng hoán đổi công cụ nợ xảy ra khi một công ty, hay cá nhân, thu hồi một công cụ nợ đã phát hành trước đó, để đổi lấy một công cụ nợ khác.
Thông thường, hợp đồng hoán đổi công cụ nợ trao đổi một công cụ nợ với công cụ nợ khác với các điều khoản có lợi hơn. Công cụ nợ thường có các quy tắc nghiêm ngặt liên quan đến kì hạn và lãi suất. Do đó, để để phù hợp với đặc thù của loại hợp đồng này, các công ty phát hành công cụ nợ có thể gọi được, cho phép nhà phát hành thu hồi trái phiếu bất cứ lúc nào mà không bị phạt hay vi phạm điều khoản hợp đồng. Nếu lãi suất tăng, công ty có thể phát hành công cụ nợ mới với mệnh giá thấp hơn và rút lại khoản nợ (trái phiếu đã phát hành) hiện tại có mệnh giá cao hơn. Sau đó, công ty cũng có thể ghi nhận khoản lỗ phát hành công cụ nợ này để được khấu trừ thuế.
– Công cụ nợ dùng trong hợp đồng hoán đổi công cụ nợ là công cụ nợ có thể thu hồi là một công cụ nợ trong đó nhà phát hành có quyền trả lại tiền gốc của nhà đầu tư và ngừng thanh toán lãi trước ngày đáo hạn của công cụ nợ.
Nếu lãi suất giảm kể từ khi phát hành công cụ nợ, công ty phát hành có thể muốn tái tài trợ khoản nợ với lãi suất thấp hơn. Họ thu hồi công cụ nợ hiện có và phát hành lại công cụ nợ với lãi suất thấp hơn, tiết kiệm tiền của công ty.
– Hợp đồng hoán đổi công cụ nợ được sử dụng phổ biến nhất khi lãi suất giảm.
Do mối quan hệ nghịch đảo giữa lãi suất và giá trái phiếu, khi lãi suất giảm, công ty phát hành có thể thu hồi công cụ nợ gốc với lãi suất cao hơn, và hoán đổi nó với công cụ nợ mới phát hành với lãi suất thấp hơn.
Tuy nhiên, hợp đồng hoán đổi nợ không yêu cầu phát hành công cụ nợ thứ hai, công ty có thể chọn sử dụng một loại công cụ nợ khác để thay thế công cụ nợ ban đầu.
5. Mẫu hợp đồng hoán đổi công cụ nợ:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI CÔNG CỤ NỢ CỦA CHÍNH PHỦ
Số: … /HĐ
– Căn cứ Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về phát hành công cụ nợ, công cụ nợ được Chính phủ bảo lãi và trái phiếu chính quyền địa phương;
– Căn cứ Thông tư số 110/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước;
Hôm nay, ngày … tháng … năm…, tại …
Chúng tôi gồm:
1. Bên phát hành công cụ nợ của Chính phủ (sau đây gọi là Bên A)
– Tên tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ: Kho bạc Nhà nước
– Địa chỉ:
– Người đại diện hợp pháp: (Họ tên, chức vụ, địa chỉ)
2. Bên chủ sở công cụ nợ của Chính phủ (sau đây gọi là Bên B)
– Tên tổ chức chủ sở hữu công cụ nợ:
– Địa chỉ:
– Người đại diện hợp pháp: (Họ tên, chức vụ, địa chỉ)
Sau khi thống nhất, hai bên cùng nhau ký kết Hợp đồng hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ với các nội dung sau đây:
Điều 1. Kết quả hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ
Bên A và Bên B thống nhất hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ với các điều khoản như sau:
Điều khoản, điệu kiện của công cụ nợ của Chính phủ thống nhất bị hoán đổi | Điều khoản, điệu kiện của công cụ nợ của Chính phủ thống nhất được hoán đổi | Ngày hoán đổi công cụ nợ | ||||||||||||||
Mã công cụ nợ | Ngày phát hành lần đầu | Ngày đáo hạn | Lãi suất danh nghĩa | Phương thức thanh toán gốc, lãi | Lãi suất chiết khấu | Khối lượng | Mã công cụ nợ | Ngày phát hành lần đầu | Ngày đáo hạn | Lãi suất danh nghĩa | Phương thức thanh toán gốc, lãi | Lãi suất chiết khấu | Khối lượng | |||
Điều 2. Trách nhiệm của các bên
1. Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước
Thực hiện hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo Điều 1 Hợp đồng này và quy định tại Điều 14 Thông tư số 110/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018.
2. Trách nhiệm của bên chủ sở hữu công cụ nợ của Chính phủ:
Hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ đã được thỏa thuận tại Điều 1 Hợp đồng này.
Điều 3. Công cụ nợ bị hoán đổi thực hiện hủy niêm yết, hủy đăng ký, rút lưu ký theo quy định tại Điều 26 Thông tư số 110/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018.
Công cụ nợ được hoán đổi thực hiện đăng ký, lưu ký, niêm yết theo quy định tại Điều 26 Thông tư số 110/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
– Hợp đồng này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Hợp đồng này được lập 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
CHỦ SỞ HỮU TRÁI PHIẾU/TỔ CHỨC ĐƯỢC CHỦ SỞ HỮU TRÁI PHIẾU ỦY QUYỀN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
6. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng:
(1): Chủ thể của hợp đồng ghi rõ ngày tháng năm mà hai bên thực hiện hợp đồng;
(2): Bên phát hành công cụ nợ ghi rõ tên, địa chỉ, người đại diện, chức vụ địa chỉ;
(3): Bên chủ sở công cụ nợ ghi rõ tên, địa chỉ, người đại diện, chức vụ, địa chỉ;
(4): Điều 1 Kết quả hoán đổi công cụ nợ, cụ thể Điều khoản, điệu kiện của trái phiếu bị hoán đổi và Điều khoản, điệu kiện của trái phiếu được được hoán đổi.
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 110/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 về hướng dẫn mua lại, hoán đổi công cụ nợ của chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước.