Ngân sách nhà nước là thuật ngữ thuộc chuyên ngành tài chính, cũng là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong hoạt động thu-chi của nhà nước. Ngân sách nhà nước được đánh giá, xem xét qua các năm ngân sách để từ đó cân đối chi tiêu trong trong quá trình hoạt động của nhà nước.
Mục lục bài viết
1. Năm ngân sách là gì?
1.1. Ngân sách nhà nước là gì?
Khái niệm ngân sách nhà nước được xem xét dưới nhiều gốc độ, dưới gốc độ kinh tế, trong cuốn “tài chính công” nổi tiếng của tác giả E.Taylor đã định nghĩa rằng: “Ngân sách là chương trình tài chính chính yếu của Chính phủ. Tài liệu này tập trung các dự liệu thu và chi trong khoảng thời gian của tài khóa, bao hàm các chương trình hoạt động phải thực hiện và các phương tiện tài trợ các hoạt động ấy.” Nói như vậy, ngân sách nhà nước chẳng khác nào một kế hoạch tài chính khổng lồ của quốc gia mà quốc hội là người quyết định để cho phép chính phủ thực hiện trong phạm vi một tài khóa xác định.
Dưới góc độ pháp lí, Khoản 14 Điều 4
Ngân sách nhà nước bao gồm những đặc điểm cơ bản sau:
-Ngân sách nhà nước là một kế hoạch tài chính khổng lồ nhất cần được Quốc hội biểu quết thông qua trước khi thi hành.
-Ngân sách nhà nước không phải là một bản kế hoạch tài chính thuần túy mà còn là một đạo luật.
-Ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội.
-Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia, không phân biệt người thụ hưởng các lợi ích đó là ai, thuộc thành phần kinh tế nào hay thuộc đẳng cấp xã hội nào.
-Ngân sách nhà nước luôn phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách.
1.2. Khái niệm năm ngân sách:
Năm ngân sách là là khoảng thời gian chu kỳ để thực hiện dự toán ngân sách nhà nước.
Năm ngân sách là biểu hiện của nguyên tắc nhất niên trong ngân sách nhà nước, xét về phương diện nội dung, nguyên tắc này có hai khía cạnh cơ bản: (i) Mỗi năm, Quốc hội (với tư cách là cơ quan nắm quyền lập pháp) sẽ biểu quyết ngân sách một lần theo hạn kì do luật định. (ii) Bản dự toán ngân sách nhà nước sau khi đã được Quốc hội quyết định chỉ có giá trị hiệu lực thi hành trong một năm và Chính phủ- với tư cách là cơ quan nắm quyền hành pháp cũng chỉ được phép thi hành trong năm đó.
Năm ngân sách hay còn được gọi là tài khóa quốc gia, được ra đời lần đầu tiên ở nước Anh vào cuốn thế kỷ XVII. Việc thiết lập nguyên tắc nhất niên trong chế độ tài chính công của nước Anh được xem là một thắng lợi lớn của Quốc hội Anh nói riêng và nhân dân thế giới nói chung trong cuộc tương tranh quyền lực với chế độ vương quyền. Đồng thời, việc thiết lập nguyên tắc này cũng mở ra thời kỳ mới cho nền tài chính công ở nhiều quốc gia khác trên thế giới- nền tài chính mang màu sắc dân chủ, trong đó nhân dân có quyền được tham gia vào việc quản trị nền tài chính của đất nước mình thông qua người đại diện cho mình là quốc hội hay nghị viện.
Năm ngân sách trong Tiếng anh là: “Budget year”
2. Thời điểm bắt đầu năm ngân sách nhà nước:
Ở nước ta, năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Và phần lớn các nước trên thế giới đều có năm tài chính trùng với năm dương lịch, tức là bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12
Khác với Việt Nam, ở Hoa Kỳ, niên độ ngân sách liên bang bắt đầu từ 1/10 đến 30/09 năm sau (đã được thay đổi 2 lần: Niên độ ngân sách đầu tiên của Liên bang Hoa Kỳ bắt đầu từ 01/01/1789, được điều chỉnh thành bắt đầu 01/07 đến 30/6 năm sau kể từ năm 1842 và lần điều chỉnh gần nhất, năm 1977, quy định bắt đầu từ 01/10, được áp dụng đến nay .) Ở Nhật Bản, Năm ngân sách bắt đầu vào ngày 1/4 và kết thúc vào ngày 31/3 của năm kế tiếp. Bên cạnh Nhật Bản, thì Anh, Ấn Độ, Canada, Hong Kong cũng là những nước có năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/4 và kết thúc vào ngày 31/3.
Nhật Bản giải thích cho việc lựa chọn năm ngân sách bắt đầu tư tháng 04 từ năm 1886 (Năm Minh Trị 19). Người phụ trách vấn đề tài chính lúc đó – hoàng tử Masayoshi Matsukata – đã quyết định bắt đầu năm tài chính vào tháng 4 để cân bằng tài chính của mình, do ông đã sử dụng tiền thuế của năm tài chính trước để phục vụ cho việc mở rộng lực lượng vũ trang.Thêm vào đó, những năm đó Nhật Bản là một nước nông nghiệp, nguồn thu thuế chính là từ gạo của người nông dân, thời gian thu hoạch là vào khoảng tháng 10, tháng 11 và họ cần thời gian để đổi gạo sang tiền nên việc kết thúc năm tài chính vào tháng 12 sẽ khó cho chính phủ thu thuế từ dân. Đồng thời, đây là việc Nhật Bản ảnh hưởng từ Anh.
3. Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước qua các năm:
Năm 2019:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2018
NGHỊ QUYẾT
VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2019
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 40/BC-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018, Báo cáo số 513/BC-CP ngày 18 tháng 10 năm 2018, Tờ trình số 45/TTr-CP ngày 18 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ; Báo cáo thẩm tra số 1277/BC-UBTCNS14 ngày 20 tháng 10 năm 2018, Báo cáo thẩm tra số 1279/BC-UBTCNS14 ngày 20 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban Tài chính, Ngân sách; Báo cáo tiếp thu, giải trình số 350/BC-UBTVQH14 ngày 08 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến đại biểu Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2019
1. Tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.411.300 tỷ đồng(một triệu, bốn trăm mười một nghìn, ba trăm tỷ đồng).
2. Tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.633.300 tỷ đồng(một triệu, sáu trăm ba mươi ba nghìn, ba trăm tỷ đồng).
3. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 222.000 tỷ đồng(hai trăm hai mươi hai nghìn tỷ đồng), tương đương 3,6%tổng sản phẩm trong nước (GDP), gồm:
Bội chi ngân sách trung ương là 209.500 tỷ đồng (hai trăm linh chín nghìn, năm trăm tỷ đồng), tương đương 3,4%GDP;
Bội chi ngân sách địa phương là 12.500 tỷ đồng (mười hai nghìn, năm trăm tỷ đồng), tương đương 0,2%GDP.
4. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 425.252 tỷ đồng(bốn trăm hai mươi lăm nghìn, hai trăm năm mươi hai tỷ đồng).
(Kèm theo các phụ lục số 1, 2, 3 và 4)
Năm 2020:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2019
NGHỊ QUYẾT
VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2020
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 và Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 39/BC-CP ngày 16 tháng 10 năm 2019, Báo cáo số 483/BC-CP ngày 13/10/2019, Tờ trình số 537/TTr-CP ngày 29/10/2019 và Tờ trình số 558/TTr-CP ngày 04/11/2019 của Chính phủ; Báo cáo thẩm tra số 1748/BC-UBTCNS14 ngày 19 tháng 10 năm 2019 và Báo cáo thẩm tra số 1784/BC-UBTCNS14 ngày 05 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban Tài chính, Ngân sách; Báo cáo tiếp thu, giải trình số 475/BC-UBTVQH14 ngày 11 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quắc hội và ý kiến đại biểu Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2020
1. Tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.512.300.000 triệu đồng(một tỷ, năm trăm mười hai triệu, ba trăm nghìn triệu đồng).
2. Tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.747.100.000 triệu đồng(một tỷ, bảy trăm bốn mươi bảy triệu, một trăm nghìn triệu đồng).
3. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 234.800.000 triệu đồng(hai trăm ba mươi bốn triệu, tám trăm nghìn triệu đồng), tương đương 3,44%tổng sản phẩm trong nước (GDP), gồm:
Bội chi ngân sách trung ương là 217.800.000 triệu đồng (hai trăm mười bảy triệu, tám trăm nghìn triệu đồng), tương đương 3,2%GDP;
Bội chi ngân sách địa phương là 17.000.000 triệu đồng (mười bảy triệu đồng), tương đương 0,24%GDP.
4. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 488.921.352 triệu đồng(bốn trăm tám mươi tám triệu, chín trăm hai mươi mốt nghìn, ba trăm năm mươi hai triệu đồng).
(Kèm theo các phụ lục số 1, 2, 3 và 4)
Năm 2021:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2020
VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2021NGHỊ QUYẾT
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 36/BC-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ; Báo cáo thẩm tra số 2240/BC-UBTCNS14 ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban Tài chính, Ngân sách; Tờ trình số 573/TTr-CP ngày 29 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ; Báo cáo thẩm tra số 2264/BC-UBTCNS14 ngày 10 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban Tài chính, Ngân sách; Báo cáo tiếp thu, giải trình số 612/BC-UBTVQH14 ngày 11 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến đại biểu Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2021
1. Tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.343.330 tỷ đồng(một triệu, ba trăm bốn mươi ba nghìn, ba trăm ba mươi tỷ đồng).
2. Tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.687.000 tỷ đồng(một triệu, sáu trăm tám mươi bảy nghìn tỷ đồng).
3. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 343.670 tỷ đồng(ba trăm bốn mươi ba nghìn, sáu trăm bảy mươi tỷ đồng), tương đương 4%tổng sản phẩm trong nước (GDP), gồm:
Bội chi ngân sách trung ương là 318.870 tỷ đồng (ba trăm mười tám nghìn, tám trăm bảy mươi tỷ đồng), tương đương 3,7%GDP;
Bội chi ngân sách địa phương là 24.800 tỷ đồng (hai mươi bốn nghìn, tám trăm tỷ đồng), tương đương 0,3% GDP.
4. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 608.569 tỷ đồng(sáu trăm lẻ tám nghìn, năm trăm sáu mươi chín tỷ đồng).
(Kèm theo các phụ lục số I, II, III và IV)
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.