Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (Marriage and family relation involving foreign elements) là gì? Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tiếng Anh là gì? Đặc điểm của quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài? Quy định của pháp luật về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài?
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay khi mà mọi vấn đề đều mang tính hội nhập thì việc kết hôn đa quốc tịch không còn là điều xa lạ. Các quan hệ hôn nhân là gia đình có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo những quy định tại Việt Nam, vấn đề này cũng được pháp luật quy định rõ trong pháp
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là gì?
Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
2. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tiếng Anh là gì?
Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tiếng Anh là: “Marriage and family relation involving foreign elements”.
3. Đặc điểm của quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài?
– Loại quan hệ pháp luật dân sự đặc biệt
+ Đối tượng điều chỉnh tương tự như pháp luật về dân sự bao gồm các quan hệ về nhân thân và các quan hệ về tài sản giữa các thành viên trong gia đình.
Khi quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập thì các quan hệ về nhân thân (danh dự, nhân phẩm, uy tín…) và quan hệ tài sản (tài sản chung, tài sản riêng…) của các chủ thể cũng được xác lập và chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
+ Phương pháp điều chỉnh, quan hệ hôn nhân cũng dựa trên các phương pháp điều chỉnh của pháp luật dân sự.
+ Tuy nhiên, khác với quan hệ dân sự, quan hệ hôn nhân và gia đình có tính chất đặc biệt được thể hiện ở quan hệ tình cảm giữa các chủ thể tham gia quan hệ. Các quan hệ này hình thành từ sự kiện kết hôn, từ quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng.
+ Đây là những sự kiện, những trạng thái có tính chất đặc biệt không giống như các hợp đồng, nghĩa vụ dân sự. Chính yếu tố tình cảm giữa các chủ thể là thành viên trong gia đình quyết định việc xác lập, tồn tại hay chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình.
+ Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình không chỉ vì lợi ích của bản thân mà còn thể hiện trách nhiệm và vì lợi ích của những người khác trong các quan hệ phái sinh từ quan hệ hôn nhân như quan hệ huyết thống (cha mẹ với con cái) hoặc quan hệ thân thuộc (cha, mẹ, anh, em, họ hàng của các bên vợ và chồng).
– Được điều chỉnh bởi nhiều hệ thống pháp luật
Chính vì chứa đựng yếu tố nước ngoài nên các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thường được điều chỉnh bởi hai hay nhiều hệ thống pháp luật. Điều đó đã dẫn đến tình trạng xung đột pháp luật và đặt ra yêu cầu phải xem xét, lựa chọn hệ thống pháp luật áp dụng đối với những quan hệ này.
4. Quy định của pháp luật về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài?
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam có các quyền, nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế.
Áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
– Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật hôn nhân gia đình thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
– Trong trường hợp có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình, bao gồm:
+ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
+ Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
+ Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
+ Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
+ Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
– Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
– Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng.
Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
– Thẩm quyền đăng ký hộ tịch liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
– Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại
–
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
– Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
– Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
Ly hôn có yếu tố nước ngoài
– Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
– Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
– Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài
– Cơ quan đăng ký hộ tịch Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con mà không có tranh chấp giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
– Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết việc xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp:
+ Trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con
+ Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.
+ Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
+ Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.
+ Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật này và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.
+ Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.
+ Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ.
Trong trường hợp chưa giao đứa trẻ mà cả hai vợ chồng bên nhờ mang thai hộ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì bên mang thai hộ có quyền nhận nuôi đứa trẻ; nếu bên mang thai hộ không nhận nuôi đứa trẻ thì việc giám hộ và cấp dưỡng đối với đứa trẻ được thực hiện theo quy định của Luật này và Bộ luật dân sự.
Nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài
– Nghĩa vụ cấp dưỡng tuân theo pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú. Trường hợp người yêu cầu cấp dưỡng không có nơi cư trú tại Việt Nam thì áp dụng pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng là công dân.
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu cấp dưỡng là cơ quan của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú.
Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận; giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Trong trường hợp có yêu cầu giải quyết việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận; quan hệ nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng các quy định của Luật này và các luật khác có liên quan của Việt Nam để giải quyết.