Đối với công dân mỗi quốc gia, quyền và nghĩa vụ là hai mặt luôn song hành với nhau được quy định trong pháp luật. Tuy nhiên có những điều ranh giới pháp luật còn chưa phân biệt tách rời được, ví dụ như bầu cử được xem vừa là quyền và nghĩa vụ của công dân. Tại sao nói bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân?
Mục lục bài viết
1. Quyền công dân là gì?
Công dân là một cá nhân hoặc một con người cụ thể mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, vấn đề công dân cũng như quyền công dân ngày càng được chú trọng và bảo vệ hơn, căn cứ để xác định công dân của một nước là quốc tịch của người đó. Người có một quốc tịch là công dân của một quốc gia. Nếu một người có hai hay nhiều quốc tịch sẽ là công dân của hai hay nhiều quốc gia. Theo quy định tại
Theo đó, quyền của công dân là các quyền mà pháp luật ghi nhận một người là cá nhân có quốc tịch có, công dân có các quyền bao gồm quyền về chính trị, kinh tế, quyền về văn hóa xã hội, giáo dục và quyền tự do cá nhân.
Như vậy, có thể thấy, quyền công dân hay còn gọi là Dân quyền là quyền của một người được công nhận theo các điều kiện pháp lý để trở thành thành viên hợp pháp của một quốc gia có chủ quyền được gọi là quốc tịch. Một người có thể là công dân của nhiều quốc gia hoặc không là công dân của bất cứ Quốc gia nào. Mỗi một quốc gia đều có các quy định pháp lý riêng để cho một người trở thành công dân quốc gia đó, và được hưởng các quyền riêng biệt, đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ của mình. Quyền của công dân Việt Nam được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 cụ thể như sau:
Thứ nhất, các quyền về chính trị của công dân: Khi công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và công dân từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân; công dân có quyền tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội, tham gia vào việc thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, của địa phương;…
Thứ hai, các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội của công dân: Công dân có quyền được bảo đảm về an sinh xã hội; có quyền được làm việc, lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc; công dân có quyền có nơi ở hợp pháp; công dân có quyền đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Ngoài ra, công dân có quyền tự do về ngôn luận, có quyền tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội; công dân nam và nữ đều bình đẳng về mọi mặt;…
Quyền công dân tiếng anh có thể dịch là “Citizenship” hoặc “Civil rights”.
2. Nghĩa vụ công dân là gì?
Nghĩa vụ là việc đòi hỏi mỗi công dân phải thực hiện hành vi cần thiết do Nhà nước yêu cầu, nếu không tuân thủ thực hiện đúng thì Nhà nước buộc phải áp dụng biện pháp như giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Theo đó, nghĩa vụ công dân (tiếng anh là Citizen obligation) là những hành vi bắt buộc phải thực hiện theo yêu cầu của Nhà nước, vì lợi ích của Nhà nước.
Công dân theo quy định thì công dân sẽ có các nghĩa vụ sau đây: công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia bảo vệ tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân; công dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật; tham gia vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành theo những quy tắc sinh hoạt công cộng,… Từ đó có thể thấy được rằng công dân của một nước sẽ được pháp luật của nước đó quy định cụ thể các quyền như quyền về chính trị, văn hóa, xã hội và sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định.
Một số nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp như sau: Công dân đi nghĩa vụ quân sự, đây là nghĩa vụ vẻ vang trong quân đội nhân dân Việt Nam. Thời gian phục vụ nghĩa vụ quân sự là 24 tháng, công dân tham gia độ tuổi từ 18- 25 tuổi ( vì lý do đang học đại học, cao đẳng thì kéo dài hết 27 tuổi). Công dân tham gia phải đủ điều kiện tiêu chuẩn chính trị, tiểu chuẩn sức khỏe và văn hóa; Công dân tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ, đây là nghĩa vụ bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân, tiêu chuẩn tham gia phải có lý lịch rõ ràng, thực hiện và chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và có đủ sức khỏe tham gia dân quân tự vệ…
Như vậy, ta có thể thấy, quyền và nghĩa vụ công dân thể hiện rõ nhất là mối quan hệ qua lại, bình đẳng giữa nhà nước và công dân, quyền tự do cơ bản của công dân xuất phát từ quyền tự do cơ bản của con người được Nhà nước thừa nhận, quy định trong Hiến pháp. Quyền và nghĩa vụ công dân tuy đối lập nhưng lại được thống nhất với nhau. Công dân đều được hưởng lợi ích chính đáng từ Nhà nước và cũng đồng thời phải tuân thủ, chấp hành những quy định chung mà Nhà nước đặt ra, bắt buộc phải thực hiện. Như vậy, công dân ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam đều có địa vị pháp lý bao gồm quyền và nghĩa vụ do Nhà nước quy định, thể hiện mối quan hệ bền vững, mang tính lâu dài.
3. Tại sao nói bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân:
3.1. Bầu cử là gì?
Bầu cử là một quá trình đưa ra quyết định của người dân để chọn ra một cá nhân nắm giữ các chức vụ thuộc chính quyền. Đây là cơ chế thông thường mà các nền dân chủ hiện dùng để phân bổ chức vụ trong bộ máy lập pháp, thỉnh thoảng ở bộ máy hành pháp, tư pháp, và ở chính quyền địa phương. Bầu cử là một trong những chế định quan trọng trong ngành Luật Hiến pháp, là cơ sở pháp lý cho việc hình thành ra các cơ quan đại diện cho quyền lực của Nhà nước.
Bầu cử ở Việt Nam là quá trình các cử tri của quốc gia này đưa ra quyết định của họ theo các cách thức mà pháp luật quy định để chọn ra các đại biểu đại diện cho mình nắm giữ các chức vụ trong cơ quan dân cử của chính quyền ở trung ương và địa phương trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. Việc bầu cử ở Việt Nam gồm bầu cử Quốc hội (ở Trung ương) và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp (ở địa phương). Thông thường, các cuộc bầu cử được tiến hành khi các cơ quan dân cử (hay cơ quan quyền lực nhà nước) hết nhiệm kỳ thì sẽ được ấn định vào vị trí công tác khác. Còn những người trúng cử sau này cũng được ấn định từ trước từ Uy ban bầu cử.
Theo quy định của Hiến pháp năm 1992, nhiệm kỳ của Quốc hội mỗi khóa là năm năm, tương tự, năm năm cũng là nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân các cấp chính vì vậy cứ năm năm một lần, ở Việt Nam lại định kỳ tiến hành bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Tại Việt Nam, các cuộc bầu cử có tính chất pháp lý rất quan trọng, đó là một khâu quan trọng để thành lập các cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương. Là phương thức quan trọng để nhân dân thực hiện quyền lực của mình. Điều 6 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 khẳng định: “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Thuật ngữ bầu cử ở Việt Nam được cho là gắn mật thiết với khái niệm dân chủ, trong đó những cuộc bầu cử tự do và công bằng là phương thức đảm bảo cho việc tôn trọng các quyền tự do, dân chủ đó.
Trong một nền dân chủ, quyền lực của nhà nước chỉ được thực thi khi có sự nhất trí của người dân (người bị quản lý). Cơ chế căn bản để chuyển sự nhất trí đó thành quyền lực nhà nước là tổ chức bầu cử tự do và công bằng. Bầu cử cũng được hiểu là cách thức nhân dân trao quyền cho Nhà nước và với tư cách là một chế độ tiên tiến, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thể bằng một phương pháp nào khác hơn là bầu cử để thành lập ra các cơ quan của mình. Cuộc bầu cử là một trong những hình thức hoạt động xã hội – chính trị quan trọng của nhân dân. Bầu cử thu hút sự tham gia đông đảo của cử tri đại diện cho các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, giới tính… Bởi vậy để đạt được kết quả, các cuộc bầu cử phải được tiến hành có tổ chức, theo những trình tự chặt chẽ nhất định.
3.2. Bầu cử vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân:
Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân tổ chức ra Nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, để thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; góp phần thiết lập ra bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội.
Việc bầu cử Đại biểu Quốc hội ở nước ta được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đó cũng là những tư tưởng chỉ đạo trong việc tổ chức bầu cử, thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ta. Nguyên tắc bầu cử yêu cầu phải quy định rõ quyền và trách nhiệm của cử tri trong bầu cử, trách nhiệm của Nhà nước phải bảo đảm các quy định về bầu cử.
Nguyên tắc phổ thông thể hiện tính toàn dân và toàn diện trong bầu cử, bảo đảm để mọi công dân, không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền tham gia bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử Đại biểu quốc hội theo quy định của pháp luật. Bình đẳng trong bầu cử là một nguyên tắc nhằm bảo đảm tính khách quan, không thiên vị để mọi công dân đều có khả năng như nhau tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào. Bầu cử trực tiếp là việc cử tri trực tiếp đi bầu cử, tự bỏ lá phiếu của mình vào hòm phiếu để lựa chọn người đủ tín nhiệm vào cơ quan quyền lực nhà nước.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Hiến pháp năm 2013;