Xã hội phát triển, nhu cầu được học nghề của mọi người cũng được tăng cao và dẫn đến sự ra đời của Trung tâm dạy nghề giúp giải quyết nhu cầu học nghề. Các bên sẽ ký kết với nhau hợp đồng đào tạo nghề để ghi nhận sự thỏa thuận của các chủ thể về việc dạy nghề và học nghề.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng đào tạo nghề là gì?
Hợp đồng đào tạo nghề là sự thỏa thuận giữa bên học nghề và bên trung tâm dạy nghề về việc đào tạo nghề cho học viên. Hợp đồng chỉ được lập ra khi có sự đồng ý của cả hai bên tham gia ký kết hợp đồng. Hợp đồng là căn cứ pháp lý ràng buộc quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hợp đồng và là cơ sở để giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Nội dung chính của hợp đồng học nghề bao gồm:
– Phần thông tin của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng.
– Chế độ học nghề
– Chi phí đào tạo nghề
– Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo
– Thời hạn người lao động
– Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.
2. Mẫu hợp đồng đào tạo nghề:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ
Số: ………./HĐĐTN
Căn cứ ………
Căn cứ……
Căn cứ cơ cấu tổ chức và Quy chế Công ty ……
Căn cứ Quy chế Trung tâm dạy nghề ….
Hôm nay, ngày …… tháng ….. năm ……, tại ……….., chúng tôi gồm:
BÊN DẠY NGHỀ: TRUNG TÂM DẠY NGHỀ
CÔNG TY: ………………….
Đại diện: ……
Chức vụ: ……
Địa chỉ: ……
Điện thoại: ……… Fax: ……
Mã số thuế: …….
Tài khoản số: ………
Email: ………
BÊN HỌC NGHỀ:
Họ và tên: ……
Sinh ngày: …… tháng .…. năm
Trình độ văn hoá: ………
Hộ khẩu thường trú tại: ………
Chỗ ở hiện tại: …….
Giấy tạm trú số ……..do Công an ………….cấp ngày ………. tháng …….. năm ………
Điện thoại: ………
Cấp ngày……..tháng………năm………Tại: Công an
thỏa thuận ký kết Hợp đồng đào tạo nghề và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:
Điều 1: Công ty đào tạo nghề…………..cho anh (chị) ….. theo đúng hợp đồng số……..từ ngày………..tháng……..năm……..đến ngày…….tháng…….năm …….
Địa điểm học: Tại Trung tâm dạy nghề; – Công ty: ….
Địa điểm học: Tại Trung tâm dạy nghề ……..
– Công ty: ………
Cơ sở 1: …..……
Cơ sở 2: …….
Điều 2: Chế độ học nghề
1. Thời gian học nghề: .…..tháng (=…..tuần: =…….giờ)
2. Thời gian học trong ngày:
– Sáng từ:
– Chiều từ:
– Tối từ:
3. Chế độ nghỉ ngày chủ nhật và tất cả các ngày Lễ Tết theo quy định của Nhà nước.
4. Phân chuyên ngành học 1buổi/ngày.
5. Học sinh được cấp phát:
– Thẻ học viên;
– Tài liệu học tập phân Đại cương và chuyên ngành.
6. Người học được học trong điều kiện an toàn và vệ sinh theo quy định hiện hành của Nhà nước.
…
Điều 3: Chi phí đào tạo nghề
Tổng chi phí đào tạo nghề là ……….. đồng
(bằng chữ:………… đồng)
…
Điều 4: Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo
Trường hợp bên dạy nghề vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo cho bên học nghề.
…
Điều 5: Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề, người học nghề cam kết làm việc cho công ty với thời hạn ….…….. năm.
…
Điều 6: Nghĩa vụ, quyền hạn và quyền lợi của người học
1. Nghĩa vụ:
Người học phải làm đầy đủ thủ tục nhập học và đóng học phí theo quy định mới được vào học.
Trong học tập tuyệt đối chấp hành nội quy của lớp học, quy chế của Công ty và quy định của Pháp luật. Nếu vi phạm phải bồi thường toàn bộ học phí của khóa học và những tổn thất gây ra, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
2. Quyền hạn:
Học viên có quyền đề xuất, đóng góp ý kiến xây dựng để đảm bảo quyền lợi cho mình và xây dựng Công ty ngày càng phát triển.
Người nhập học hoặc đang học nếu vì lý do nào đó mà chưa tham gia học được thì Công ty sẽ xét để bảo lưu và được học lại (Thời gian bảo lưu không quá 03 tháng)
3. Quyền lợi:
Người học được học tập lý thuyết và thực hành nghề đảm bảo đủ thời gian, nội dung chất lượng theo chương trình của Công ty đã đề ra theo quy định của Bộ LĐTBXH.
Người học được kiểm tra trình độ lý thuyết, tay nghề và được cấp chứng chỉ theo quy định. Những học viên có kết quả học tập tốt có nguyện vọng sẽ được giới thiệu thực tập tại các cửa hàng sửa chữa bảo hành và tiếp tục đăng ký học các lớp học nâng cao.
…
Điều 7: Nghĩa vụ và quyền hạn của Trung tâm dạy nghề
1. Nghĩa vụ:
Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề để người học học tập đạt hiệu quả, bảo đảm theo hợp đồng đã ký.
2. Quyền hạn:
Công ty có quyền điều chuyển người học giữa các lớp và thay đổi, tạm hoãn, kỷ luật và chấm dứt hợp đồng với các trường hợp người học vi phạm hợp đồng theo quy định của Pháp luật.
Học viên được hoặc phải chấm dứt Hợp đồng đào tạo nghề trước thời hạn trong các trường hợp (có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và có căn cứ rõ ràng) sau đây:
+ Đi nghĩa vụ quân sự
+ Lý do sức khỏe
+ Vi phạm Pháp luật của Nhà nước và Quy chế của Trung tâm đào tạo
Điều 8: Điều khoản chung
1. Những thỏa thuận khác:
2. Hợp đồng đào tạo nghề có hiệu lực từ ngày…..tháng…..năm……đến ngày ….tháng….năm….
…
Điều 9: Hợp đồng đào tạo nghề được lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản có giá trị như nhau.
+ 01 bản người học nghề giữ.
+ 01 bản Công ty ……. giữ.
Hợp đồng đào tạo nghề được làm tại: Công ty ……..
Cơ sở 1: ………..
Cơ sở 2: ……….
BÊN HỌC NGHỀ BÊN DẠY NGHỀ
3. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề:
Phần thông tin của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng: yêu cầu bên Trung tâm dạy nghề và bên học nghề ghi đầy đủ, chính xác, chi tiết nhất những thông tin về tên, địa chỉ số điện thoại, …
Điều 1. Nội dung của hợp đồng: Bên trung tâm dạy nghề sẽ cung cấp cho bên học nghề về thời gian đào tạo nghề, địa điểm học nghề.
Điều 2. Chế độ học nghề: điện thông tin về thời gian học nghề trong bao nhiêu, thời gian học trong ngày, chế độ nghỉ ngày chủ nhật và tất cả các ngày Lễ tết theo quy định của Pháp luật; phân chuyên môn ngành học. Bên học nghề sẽ được phát thẻ học viên, tài liệu học tập.
Điều 3: Chi phí đào tạo nghề: ghi rõ tổng chi phí tổng chi phí đào tạo nghề cả bằng số và bằng chữ
Điều 4. Khi bên trung tâm dạy nghề vi phạm nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng thì phải có nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo cho bên học nghề.
Điều 5. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề, người học nghề cam kết làm việc cho công ty với thời hạn là bao nhiêu.
Điều 6. Quyền, nghĩa vụ và quyền hạn của bên học việc: Khi tham gia hợp đồng bên học việc sẽ được hưởng những quyền lợi nhất định nhưng bên cạnh đó cũng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình như: Người học phải làm đầy đủ thủ tục nhập học và đóng học phí theo quy định mới được vào học; học viên có quyền đề xuất, đóng góp ý kiến xây dựng để đảm bảo quyền lợi cho mình và xây dựng Công ty ngày càng phát triển; Người học được học tập lý thuyết và thực hành nghề đảm bảo đủ thời gian, nội dung chất lượng theo chương trình của Công ty đã đề ra theo quy định của Bộ LĐTBXH;….
Điều 7. Nghĩa vụ và quyền hạn của Trung tâm dạy nghề cũng được quy định rõ ràng trong hợp đồng như: Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề để người học học tập đạt hiệu quả, bảo đảm theo hợp đồng đã ký, Công ty có quyền điều chuyển người học giữa các lớp và thay đổi, tạm hoãn, kỷ luật và chấm dứt hợp đồng với các trường hợp người học vi phạm hợp đồng theo quy định của Pháp luật;…..
Trong thời gian thực hiện hợp đồng nếu có tranh chấp thì các bên có thể tự hòa giải nhưng không thể tự hòa giải thì có thể đem tranh chấp ra Tòa để giải quyết. Mọi quyết định của
Trong hợp đồng cũng cần ghi đầy đủ lý do cùng những căn cứ giấy tờ hợp pháp về việc được hoặc phải chấm dứt hợp đồng. Sau khi thống nhất được với nhau về các điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng thì các bên tiến hành ký kết hợp đồng. Hiệu lực của hợp đồng được bắt đầu từ thời điểm nào và kết thúc từ thời điểm nào cũng phải được ghi trong hợp đồng. Tuy hợp đồng đào tạo nghề chưa được quy định trong các văn bản pháp luật nhưng hình thức và nội dung của hợp đồng phải được đảm bảo chính xác và đầy đủ những thông tin cần thiết. Câu từ dùng trong hợp đồng đào tạo nghề phải ngắn gọn, xúc tích tránh để các bên hiểu sai tinh thần của hợp đồng.
4. Mẫu đơn đăng ký học nghề tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
ĐƠN ĐĂNG KÝ HỌC NGHỀ
Họ và tên:……….Nam……….Nữ………..
Sinh ngày:……Dân tộc:…….Tôn giáo:…….
Số CMND:………..Ngày cấp:……….Nơi cấp:…………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:………….
Chỗ ở hiện tại:………….
Trình độ học vấn:…………Điện thoại liên hệ:……
Đối tượng theo Quyết định 1956/QĐ-TTg (Đề nghị đánh dấu vào 1 trong 3 ô trống):
– Người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.
– Người thuộc hộ cận nghèo.
– Đối tượng lao động nông thôn khác
Tôi chưa được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Quyết định 1956; chưa được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước. Nay tôi làm đơn đăng ký học nghề: ……….do (CSDN):………..tổ chức đào tạo tại:
Dự kiến việc làm sau khi học (Đề nghị đánh dấu vào 1 trong 4 ô trống):
– Tự tạo việc làm
– Được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm
– Được doanh nghiệp, người sử dụng lao động ký
– Đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Nếu được tham gia lớp học, tôi xin chấp hành nội quy lớp học, quy định của cơ sở dạy nghề.
Tôi xin cam đoan những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, nêu có gì không đúng, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./.
……………….., ngày ……… tháng …….. năm………
Người viết đơn
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: