“Anh có quyền im lặng, mọi điều anh nói có thể làm bằng chứng chống lại an trước tòa”, đây là câu nói phổ biến quy định về quyền im lặng tại Mỹ bắt đầu từ một án lệ được gọi tệ là Miranda). Quyền im lặng được hiểu như thế nào? Việt Nam quy định như thế nào về quyền im lặng?
Mục lục bài viết
1. Quyền im lặng là gì?
Quyền im lặng là một quyền hợp pháp được công nhận, một cách rõ ràng hoặc theo quy ước, trong nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới. Quyền im lặng là quyền của nghi phạm, của người bị kháng cáo, trong một vụ án có quyền im lặng, không phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hay tự buộc mình có tội. Luật pháp công nhận quyền này căn bản phán xử dựa trên chứng cứ. Các chuyên gia cho rằng, quyền im lặng là một phương tiện quan trọng để hạn chế bức cung, nhục hình – nguyên nhân dẫn đến oan sai trong tố tụng hình sự. Theo quyền này, một công dân được mặc định là vô tội cho đến khi các cơ quan pháp luật chứng minh được người đó có tội.
Quyền im lặng tiếng anh là “Right to silence”
2. Nguồn gốc của quyền im lặng:
Quyền được im lặng là một chuẩn mực đã được pháp luật của nhiều quốc gia thừa nhận, theo đó người bị cáo buộc có quyền từ chối đưa ra ý kiến hay trả lời của giới chấp pháp cả trước và trong quá trình xét xử. Cụm từ tiếng La- tinh “nemo tenetur prodere seipsum” đã xuất hiện từ thời La Mã, có nghĩa là không ai bị ràng buộc để phản bội chính mình. Vì vậy, trong khoa học pháp lí đã tồn tại quan điểm cho rằng quyền im lặng có nguồn gốc từ luật La Mã cổ đại, xuất phát từ nguyên tắc của người La Mã và được sử dụng trong lĩnh vực dân sự, thương mại khi ở đó người ta khẳng định “trách nhiệm chứng minh thuộc bên khẳng định chứ không phải bên phủ định. A khẳng định B nợ mình thì A phải chứng minh”.
Ở thời kì đó, chế định này nhiều khi đã bị lợi dụng để sử dụng như là công cụ bảo vệ cho giai cấp thống trị hơn là quyền cho bất kì cá nhân nào bị buộc tội. Chế định này đảm bảo rằng chỉ khi có lí do hợp lí để nghi ngờ ai đó vi phạm pháp luật thì người đó mới có thể bị buộc trả lời những câu hỏi buộc tội. Tuy nhiên, chế định này gần như đã bị “tê liệt” trong các Tòa án suốt thời trung cổ, nó chỉ được phục hưng và tôn trọng kể từ các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu. Sự phục hồi của quyền này dẫn đến sự ra đời của nguyên tắc khác chi phối Tòan bộ pháp luật hình sự của thế giới đó là quyền không tự tố giác.
Tuy nhiên, có quan điểm lại cho rằng ở nước anh là quốc gia đầu tiên đưa ra khái niệm về quyền được im lặng. Ở Anh xuất phát từ quan điểm lịch sử về sự cân bằng quyền lực giữa nhà nước và quyền công nhân. Ngay từ thế kỷ xa xưa XVI đã tồn tại nguyên tắc về quyền ig lặng, giống như câu nói “ 66 không ai bị ràng buộc để buộc tội mình, bất kỳ hình thức hoặc tòa án”. Lịch sử tố tụng Anh chứng kiến sự thay đổi từ thuyết học “người bị buộc tội trình bày” đến học thuyết “ kiểm tra sự buộc tội” trong việc xét xử hình sự thay thế học thuyết “người bị buộc tội trình bày”. Có thể thấy bị cáo có quyền được từ chối trả lời những buộc tội đến với mình. Những người bào chữa đã góp phần lớn trong việc cho ra đời ra đặc quyền chống lại sự tự buộc tội và quyền im lặng, cũng như tạo nên cuộc cách mạng về tố tụng mà kết quả của nó vẫn tồn tại trong hệ thống tư pháp ở Anh. Dù không có căn cứ nào rõ ràng nhưng ngày nay, tại vương quốc xứ sở sương mù Anh quốc và các nước thuộc dòng họ pháp luật Anh, quyền im lặng vẫn được giữ gìn. Các quốc gia này đều có những điều luật quy định về quyền được im lặng của công dân trước các hình thức chất thức chất vấn của nhà nước, trước và trong quá trình xét xử.
Ví dụ như Australia, mặc dù không được quy định trong Hiến pháp song chính quyền vẫn thừa nhận về quyền này trong các luật và bộ quy tắc cấp bang và liên bang. Quyền im lặng được coi là một trong những biện pháp vô cùng quan trọng nhất để bảo vệ người dân trước các hành động tùy tiện của nhà nước, quyền tính này có tính bảo vệ quyền con người rất cao.
Tuy nhiên, khi nói về quyền im lặng, người ta thường nhắc nhiều hơn đến Hoa Kỳ với câu nói “Anh có quyền im lặng” đây là câu nói bắt nguồn từ vụ Miranda kiện Arizona mà sau này trở thành nguyên tắc cơ bản về quyền im lặng trong luật tố tụng hình sự của Hoa Kỳ. Từ đó cụm từ “Miranda warning”được dùng như công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền của nghi phạm hình sự nhằm tránh việc tự buộc tội chính mình do bị bức cung.
Vụ án hình sự của Miranda tại bang Arizona, Hoa Kỳ vào năm 1966 là khởi nguồn cho những nguyên tắc cơ bản của “quyền im lặng” trong nền luật pháp hiện đại của Hoa Kỳ cũng như luật pháp của nhiều nước trên thế giới. Vào thời điểm đó, sẽ chẳng ngạc nhiên khi Miranda đã bị tòa án hạt Phonix và Tòa án tối cao bang Arizona kết án về tội hiếp dâm và tuyên phạt 30 năm tù. Tuy nhiên, lịch sử của nền pháp luật hình sự Hoa Kỳ đã có một bước ngoặt lớn kể từ thời điểm các luật sư bào chữa cho Miranda kiên quyết kháng cáo đối với bản án sơ thẩm. Sau khi xem xét lại Tòan bộ vụ án, cùng sự biện hộ của các luật sư, Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã kết luận thủ tục bắt giữ và thẩm vấn Miranda đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, xâm phạm tới quyền lợi chính đáng của một công dân. Vì lẽ, theo Tu chính án số 5 của Hiến pháp Hoa Kỳ nêu rằng:“….không một ai bị ép buộc phải làm chứng chống lại bản thân mình trong một vụ án hình sự và bị tước đoạt sinh mạng, tự do hoặc tài sản, nếu không qua một quá trình xét xử theo đúng luật; không một tài sản tư hữu nào bị trưng dụng vào việc công mà không được bồi thường thích đáng.”
Theo những gì Tòa án tối cao Hoa Kỳ nhận định, trong quá trình bắt giữ Miranda, anh không hề được thông báo về quyền lợi chính đáng mà anh ta xứng đang được tôn trọng theo Hiến pháp Hoa Kỳ. Chánh án Tòa án Tối cao Mỹ Earl Warren viết trong phán quyết rằng một người bị bắt giữ trước khi bị thẩm vấn phải được thông báo một cách rõ ràng rằng họ có quyền giữ im lặng và bất kỳ điều gì người đó nói ra sẽ được sử dụng để chống lại người đó trước Tòa án. Người đó phải được thông báo rõ ràng rằng anh ta có quyền tư vấn với luật sư và có quyền có luật sư bên cạnh mình trong khi thẩm vấn và rằng nếu người đó là người nghèo, anh ta sẽ được chỉ định một luật sư đại diện. Phán quyết của Tòa án tối cao Mỹ lật ngược bản bán của Tòa án Tối cao bang Arizona, và cho rằng Miranda không phạm tội cưỡng dâm. Phán quyết cũng khẳng định rằng chỉ khi nghi phạm được thông báo một cách rõ ràng và dứt khoát về những quyền hiến định của họ trước khi thẩm vấn thì những lời khai của họ mới được chấp nhận.
Và cũng kể từ sự kiện này, ngành cảnh sát Hoa Kỳ cũng đưa ra một bộ quy tắc chung cho quá trình bắt giữ các nghi phạm hình sự. Trong đó quy định việc đầu tiên mỗi khi cảnh sát thực hiện việc bắt giữ một người khác đó là phải nêu ra những quyền lời chính đáng theo pháp luật họ xứng đáng được nhận, cụ thể đó là quyền được giữ im lặng và quyền được có luật sư.
3. Quy định về quyền im lặng trong tố tụng hình sự:
Nếu dựa trên các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết trong quá khứ, có thể thấy rằng Việt Nam đã công nhận quyền im lặng thông qua “Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hợp Quốc năm 1966” mà Việt Nam đã tham gia ký kết vào năm 1982. Cụ thể tại điểm g, khoản 3 Điều 14 Công ước này quy định quá trình xét xử về một tội hình sự, mọi người đều có quyền được hưởng một cách đầy đủ và hoàn toàn bình đẳng những đảm bảo tối thiểu sau đây: “Không bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội.”
Tuy nhiên thực tiễn trong quá trình lập pháp và áp dụng pháp luật tại Việt Nam, phải tới bản Hiến pháp 2013 mới lần đâu tiên đề cao việc bảo vệ, tôn trọng quyền con người. Để cụ thể hóa Hiến pháp trong công tác tố tụng hình sự,
Như vậy, bên cạnh việc bị can, bị cáo không phải khai những lời khai buộc tội chống lại mình, thì với quy định này, còn nhằm mục đích quy định nghĩa vụ chứng minh hành vi phạm tội của bị can, bị cáo thuộc về phía cơ quan điều tra. Thúc đẩy cơ quan điều tra phải tìm ra những chứng cứ thuyết phục để chứng minh hành vi phạm tội dựa trên sự thật khách quan. Lời nhận tội của bị can, bị cáo sẽ chỉ được xem xét là một chứng cứ để buộc tội bị can, bị cáo nếu lời khai đó phù hợp với những lời khai khác của những người làm chứng hoặc phù hợp với những chứng cứ khác qua các biện pháp điều tra hiện trường, giám định hiện trường,…
4. Ý nghĩa của quyền im lặng trong tố tụng hình sự:
Tuy xung quanh vấn đề về quyền im lặng trong tố tụng hình sự vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, khi cho rằng quyền im lặng đôi khi là cản trở quá trình tìm ra sự thật khách quan, cản trở quá trình tố tụng dẫn tới khả năng bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, với quan điểm cá nhân của tác giả, cũng đồng thời là quan điểm của đa số những chuyên gia đều đồng tình rằng việc áp dụng quyền im lặng của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ trong các vụ án hình sự là một sự tiến bộ to lớn của pháp luật Việt Nam, phù hợp với xu hướng phát triển pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó, cũng cụ thể hóa tinh thần của
– Ngăn chặn tình trạng bức cung, nhục hình: Phải nhìn nhận một cách thực tế rằng tại Việt Nam, hiện tượng bức cung, nhục hình diễn ra khá phổ biến trong quá khứ. Tuy đã có chiều hướng thuyên giảm trong những năm gần đây nhưng phần nào đó vẫn còn tồn tại ở một số nơi, khi vẫn còn tình trạng đánh đập, đe dọa bị can, bị cáo, người bị tạm giữ. Đây là những hành vi trái pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con người và có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng đối sức khỏe, tính mạng của người bị bức cung, nhục hình. Việc phổ biến kiến thức về pháp luật, những quyền con người chính đáng tới đông đảo người dân cũng như việc giáo dục chính trị, đào tạo phẩm chất, kỹ năng nghề nghiệp của các cán bộ điều tra về quyền im lặng và nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ giúp cho tình trạng oan sai trong các vụ án hình sự được cải thiện phần nào.
– Áp dụng quyền im lặng của nghi can là để nâng cao nghiệp vụ điều tra, truy tố, xét xử: Khi bị can, bị cáo thực hiện quyền im lặng đồng nghĩa với việc cơ quan điều tra sẽ phải tích cực và nỗ lực hơn trong công tác điều tra, khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ, lời khai của nhân chứng. Đồng thời, cán bộ điều tra sẽ góc nhìn khách quan hơn khi xem xét đánh giá chứng cứ để từ đó tìm ra hướng điều tra đúng đắn, xác định được sự thật khách quan xoay quanh vụ án. Ở một khía cạnh khác khi dựa trên những phân tích về tâm lý học tội phạm thấy rằng, người vô tội nói sự thật, thể hiện sự vô tội của mình thông qua sự im lặng và đợi sự tư vấn của luật sư, trong khi những tên tội phạm thì thường có những hành vi chối tội, khai man dẫn tới việc bế tắc trong quá trình điều tra vụ án. Do đó, quyền im lặng có vai trò giúp nâng cao nghiệp vụ điều tra, truy tố, xét xử.
– Loại trừ được những oan sai: Quyền im lặng xuất phát từ trạng thái phòng vệ theo lẽ tự tự nhiên của con người, nhất là trong những tình huống khi lằn ranh giữa đúng và sai, giữa có tội và vô tội rất mong manh. Nhất là trong bối cảnh pháp luật hiện hành tại Việt Nam thường thay đổi liên tục. Bên cạnh đó còn nhiều thiếu sót, mẫu thuẫn pháp luật và tồn tại nhiều kẽ hở dẫn tới những cách hiểu và giải thích phát luật khác nhau. Do đó, quyền im lặng sẽ có vai trò hữu ích trong những tình huống như vậy, khi mà pháp luật còn chưa hoàn chỉnh và những người tham gia tố tụng còn chưa thống nhất được quan điểm với nhau. Lúc này, nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ thể hiện vai trò của mình trong việc phòng ngừa oan sai khi cơ quan tiến hành tố tụng xét thấy chưa đủ chứng cứ, chứng minh người bị tình nghi có tội thì phải suy diễn những chứng cứ đó theo hướng có lợi cho người bị buộc tội.
Quyền im lặng là nội hàm của quyền con người- một quyền cơ bản được hiến pháp công nhận và được pháp luật tố tụng hình sự cụ thể hóa bằng những quy định trong
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật
–
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
–