Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chế định Quốc hội cũng xuất hiện ở một số nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vậy thanh tra Quốc hội là gì và mô hình này ở một số nước được thể hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thanh tra Quốc hội là gì?
Các nước trên thế giới đều nhận thấy rằng, trong bộ máy nhà nước, hệ thống cơ quan hành chính có lẽ là hệ thống cơ quan nhà nước có khả năng lạm quyền nhiều nhất. Điều này xuất phát từ vai trò của cơ quan hành chính là đưa pháp luật vào cuộc sống, hệ thống cơ quan này tác động trực tiếp đến đời sống của người dân hàng ngày, hàng giờ. Chính vì vậy mà cần thiết phải có một cơ quan kiểm soát quyền lực của cơ quan hành chính nhằm hạn chế đến mức tối đa khả năng lạm quyền và chế định “Thanh tra Quốc hội” cũng ra đời từ đó.
Thanh tra Quốc hội được hiểu là cán bộ, công chức do Quốc hội bổ nhiệm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ điều tra và giải quyết các khiếu nại của những người bị ảnh hưởng đối với việc quản lý của Chính phủ.
Nhiệm vụ của thanh tra Quốc hội là điều tra sự bất bình và khiếu nại của công chúng về sự bất công, tham nhũng, xét xử công bằng của các cơ quan hành chính nhà nước ở cả trung ương và địa phương. Chính vì thế mà thanh tra Quốc hội được ví như “người bảo vệ của dân chúng”.
Thanh tra Quốc hội trong tiếng Anh là “Parliament Ombudsman”.
2. Mô hình Thanh tra Quốc hội ở Thụy Điển:
– Quy định về thanh tra Quốc hội:
Thụy Điển là quốc gia được biết đến như là “cái nôi” của mô hình Thanh tra Quốc hội. Theo lịch sử, vào năm 1697, khi Charles Đại đế XII trở thành Quốc vương của Thụy Điển, mô hình Thanh tra Ombudsman lần đầu tiên đã được hình thành. Từ đó, cơ sở pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của mô hình Thanh tra Quốc hội của Thụy Điển được ghi nhận tại nhiều văn bản pháp lý, đặc biệt là Hiến pháp.
Quốc hội không có quyền ra mệnh lệnh hoặc áp đặt cho Thanh tra Quốc hội khi xem xét, giải quyết một vụ việc cụ thể. Các thanh tra viên sẽ chỉ căn cứ vào quy định pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Ví dụ: Điều 1 Luật về thanh tra Quốc hội Thụy Điển quy định: Các thanh tra Quốc hội hoạt động theo Luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật; Kinh phí hoạt động của cơ quan Thanh tra Quốc hội được lấy từ ngân sách nhà nước do Quốc hội quyết định trực tiếp, không có sự can thiệp nào của Bộ Tài chính; hay theo quy định của pháp luật nước Đan Mạch thì thanh tra viên không phải là thành viên của Quốc hội.
Có thể nhận thấy, cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và hoạt động của mô hình Thanh tra Quốc hội Thụy Điển tương đối toàn diện và đồng bộ, giúp cho thiết chế Thanh tra Quốc hội làm việc đúng đắn, hiệu quả, tránh được những sai sót, lạm quyền hay các vi phạm không đáng có trong quá trình hoạt động.
Mỗi Thanh tra viên phụ trách riêng từng mảng lĩnh vực của mình và một trong bốn Thanh tra viên sẽ có một người giữ chức vụ Trưởng Thanh tra. Trưởng Thanh tra chịu trách nhiệm quản lý, đưa ra quyết định và phân bố các lĩnh vực hoạt động cho các Thanh tra viên khác. Tuy vậy, Trưởng Thanh tra cũng không thể can thiệp vào hoạt động trong lĩnh vực cụ thể của một Thanh tra viên khác. Thêm vào đó, mỗi Thanh tra viên hoạt động tương đối độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân trực tiếp trước Quốc hội về hành vi của mình. Mỗi năm, các Thanh tra viên sẽ phải đệ trình báo cáo thường niên lên Quốc hội cũng như Ủy ban thường trực về Hiến pháp. Sau đó, các Thanh tra viên cũng có thể phải đưa ra những báo cáo bằng văn bản riêng của mình nếu như Quốc hội có yêu cầu trong từng trường hợp cụ thể.
– Vai trò của thanh tra Quốc hội:
+ xem xét, đánh giá lại những hoạt động của Quốc hội và Chính phủ
+ kiểm soát các hoạt động tư pháp nhằm đảm bảo rằng các cơ quan của Chính phủ nói chung và các cơ quan tư pháp nói riêng đối xử bình đẳng với công dân theo đúng các quy định của pháp luật
– Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Quốc hội:
+ tiếp nhận và giải quyết các đơn thư khiếu nại, phàn nàn về những vấn đề, những quyết định không công bằng của các cơ quan công quyền từ trung ương đến địa phương.
+ có quyền khởi tố những vụ án vi phạm thủ tục truy cứu trách nhiệm đối với các quan chức về một tội không nghiêm trọng.
3. Mô hình Thanh tra Quốc hội ở Phần Lan:
Thiết chế thanh tra Quốc hội của Phần Lan bắt nguồn trực tiếp từ Thụy Điển và là thiết chế thanh tra Quốc hội lâu đời thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Thụy Điển).
– Về cơ sở pháp lý:
Thanh tra Quốc hội Phần Lan được Hiến pháp năm 1999 quy định tại Điều 38, Chương 4 (chương về hoạt động của Quốc hội). Ngoài Điều 38, Thanh tra Quốc hội còn được đề cập tới tại một số điều khoản khác như Điều 27, Điều 109, Điều 112, Điều 113…
Thiết chế Thanh tra Quốc hội Phần Lan còn được cụ thể hóa trong một văn bản riêng biệt, đó là Đạo luật về Thanh tra Quốc hội (the Parliamentary Ombudsman Act). Đạo luật này quy định thẩm quyền giám sát tính hợp pháp trong các hành vi của bộ m
Khác với thanh tra Quốc hội của Thụy Điển, mô hình thanh tra Quốc hội của Phần Lan còn được mở rộng sang lĩnh vực kiểm soát các hoạt động náy công quyền; vấn đề khiếu nại tố cáo và việc điều tra giải quyết khiếu nại tố cáo; công tác thanh tra, kiểm tra; quyền đưa ra sáng kiến riêng,…
– Về vai trò: tư pháp của
– Về nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Giám sát tính hợp pháp trong hoạt động của các cơ quan công quyền và các công chức trong bộ máy nhà nước bao gồm: Chính phủ, người đứng đầu Chính phủ, các Bộ trưởng, Tòa án các cấp… Việc giám sát nhằm đảm bảo rằng các cơ quan và cán bộ công chức tuân thủ pháp luật một cách Tuy nhiên, khác với Thụy Điển thì ngoài các cơ quan trong bộ máy nhà nước, quyền giám sát của Thanh tra Quốc hội còn mở rộng đến những lĩnh vực hay những cá nhân khác khi họ đang thực hiện các nhiệm vụ có tính chất công (ví dụ như các nhân viên hoạt động trong nhà thờ, các quỹ trợ cấp thất nghiệp, lương hưu hay các dịch vụ phúc lợi xã hội, bảo hiểm…).
– Tiếp nhận và giải quyết các đơn thư khiếu nại về hoạt động các cơ quan công quyền từ trung ương đến địa phương. Theo quy định của Điều 2 Đạo luật về Thanh tra Quốc hội, bất kỳ cá nhân nào cũng đều có thể nộp đơn khiếu nại tới Thanh tra Quốc hội để phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan công quyền hay một quan chức nào đó, có thể là khiếu nại cho chính bản thân mình nhưng cũng có thể thực hiện khiếu nại thay cho người khác hoặc cùng với những người khác (khiếu nại tập thể). Người gửi đơn khiếu nại không nhất thiết phải là công dân Phần Lan.
– Giám sát việc đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản của con người. Điều này đã được chính thức ghi nhận kể từ khi Phần Lan sửa đổi Hiến pháp vào năm 1995. Cũng giống như Thụy Điển, Thanh tra Quốc hội Phần Lan cũng đảm nhận vai trò của cơ quan bảo vệ quốc gia theo quy định của Công ước về Chống tra tấn của Liên hiệp quốc. Nếu như tại Thụy Điển, cơ quan này là một đơn vị đặc biệt (đơn vị OPCAT) trực thuộc cơ cấu tổ chức của Thanh tra Quốc hội, thì ở Phần Lan, Thanh tra Quốc hội trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ này.
Để thực hiện nhiệm vụ, Thanh tra Quốc hội thường xuyên tổ chức các chuyến viếng thăm, kiểm tra tại những nơi có các đối tượng bị tước đoạt quyền tự do về thân thể nhằm đảm bảo cho các đối tượng này không bị đối mặt với các hình phạt dã man, tra tấn, bức cung, nhục hình hay các biện pháp trừng phạt phi nhân đạo khác. Thanh tra Quốc hội có quyền truy cập vào tất cả hồ sơ, hệ thống thông tin dữ liệu của nơi giam giữ, kể cả những dữ liệu bí mật về các cuộc thẩm vấn phạm nhân; có quyền yêu cầu sự hỗ trợ tới từ phía các chuyên gia, bác sĩ, các nhà chuyên môn đặc thù để hỗ trợ cho công tác điều tra…
– Về tổ chức:
Tổ chức của thanh tra Quốc hội ở Phần Lan khá tương đồng với mô hình của Thụy Điển. Các Thanh tra và Phó Thanh tra đều phải do Quốc hội lựa chọn với nhiệm kỳ bốn năm và có thể được tái bổ nhiệm khi kết thúc nhiệm kỳ. Trong trường hợp có căn cứ rõ ràng cho rằng, các Thanh tra đã thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, vượt quá thẩm quyền giám sát, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, Quốc hội có quyền điều tra, khởi tố và bãi miễn Thanh tra Quốc hội trước thời hạn trong nhiệm kỳ đương nhiệm.