Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, tài sản đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển khoa học, kỹ thuật, sản xuất hàng hóa, bảo vệ an ninh quốc phòng. Luật Thi hành án dân sự đã quy định về những tài sản của người phải thi hành án mà không được kê biên.
Mục lục bài viết
1. Tài sản không được kê biên là gì?
Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là biện pháp cưỡng chế thi hành án do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành án.
Từ đó, có thể hiểu tài sản kê biên là những tài sản của người phải thi hành án được cưỡng chế để thi hành án. Tài sản không được kê biên là những tài sản không dùng để thi hành án.
Tài sản không được kê biên tiếng Anh là: “Assets which must not be distrained”.
2. Những tài sản không được kê biên:
Về nguyên tắc, mọi tài sản của người thi hành án đều được kê biên. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người thi hành án dân sự, cũng như đảm bảo an ninh xã hội, nền kinh tế,… thì Luật Thi hành án dân sự quy định về các trường hợp tài sản không được kê biên.
Tại Điều 87
“1. Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.
2. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân:
a) Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;
b) Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;
c) Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;
d) Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;
đ) Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;
e) Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.
3. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
a) Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;
b) Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;
c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.”
Theo đó, các tài sản là vật, thì các tài sản không được kê biên là Tài sản bị cấm lưu thông và tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.
Bên cạnh đó tại Nghị định số 44/2020/NĐ- CP của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại, quy định về tài sản không được kê biên đối pháp nhân thương mại, thì tài sản không được kê biên gồm
“- Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.
– Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động.
– Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh.
– Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.” ( Điều 20).
Từ các quy định trên, thì có thể phân chia tài sản không được kê biên thành các nhóm sau:
– Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức. Tài sản bị cấm lưu thông là những tài sản mà Nhà nước cấm mua bán, chuyển dịch, chuyển nhượng…Hiện nay, không có quy định rõ về tài sản bị cấm lư thông, ta sẽ căn cứ vào nghị định quy định về danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm lưu thông. Theo đó, những hàng hóa cấm lưu thông như các vũ khí quân sự, phương thiện kĩ thuật quân sự, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ,…
Còn với các cơ quan, tổ chức hoạt động bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp thì cơ quan thi hành án không kê biên tài sản do ngân sách Nhà nước trực tiếp cấp. Theo đó, bao gồm các tài sản được đầu tư xây dựng ngân sách; tài sản được đầu tư, xây dựng, mua sắm từ các nguồn thu của đơn vị được phép sử dụng theo quy định, từ nguồn Quỹ phát triển sự nghiệp và Quỹ phúc lợi của đơn vị; Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức,…
Đối với quyền sở hữu trí tuệ mà Nhà nước quyết định chủ sở hữu phải chuyển giao quyền của mình, cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong thời gian nhất định thì cũng không được kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án trong thời gian bắt buộc phải chuyển giao.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, đối với sáng chế, giống cây trồng trong một số trường hợp do pháp luật quy định hợp đồng sử dụng sáng chế, giống cây trông phải chuyển giao theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế, giống cây trồng có quyền yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng khi căn cứ chuyển giao không còn tồn tại và không có khả năng tái xuất hiện. Nên chấp hành viên chỉ được phép kê biên những loại tài sản sở hữu trí tuệ khi thời gian bắt buộc phải chuyển giao đã chấm dứt.
– Trường hợp người phải thi hành án là cá nhân
Tài sản không được kê biên là tài sản liên quan và cần thiết cho sự sống còn của người phải thi hành án và gia đình, như lương thực, thuốc men cần thiết. Chấp hành viên không được kê biên số lương thực đáp ứng nhu cầu cần thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian họ chưa có thu nhập, chưa có thu hoạch mới. Thuốc men không được kê biên là thuốc men cần dùng cho nhu cầu phòng và chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình. Những vật dụng cần thiết của người khuyết tật như xe lăn, nạng,… hoặc những vật dụng để chăm sóc người ốm của người phải thi hành án và gia đình họ cũng không được kê biên.
Người phải thi hành án và gia đình có các đồ thờ cúng thống thường ( đồ dùng chỉ được sử dụng vào mục đích thờ cúng theo tập quán của địa phương) thì không bị kê biên để thi hành án, việc quy định như vậy nhằm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, truyền thống của dân tộc.
Nhằm đảm bảo và duy trì cuộc sống bình thường và tương lai của người phải thi hành án, Chấp hành viên cũng không được kê biên công cụ lao động, quần áo, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.
Công cụng không được kê biên là những công cụ cần thiết, được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hay duy nhất của người phải thi hành án và gia đình. Những công vụ lao động có giá trị lớn như xe máy, xe oto, tàu đánh cá, du thuyền,… thì Chấp hành viên vẫn kê biên, bán đấu giá để thi hành án nhưng có trích lại một khoản tiền để người phải thi hành án có thể thay thế bằng một công cụ lao động khác có giá trị thấp hơn. Hay những đồ dùng hoặc tư trang có giá trị lớn như tivi, tủ lạnh, máy tính, nhẫn vàng,… có giá trị thì Chấp hành viên vẫn được kê biên để đảm bảo thi hành án.
– Đối với pháp nhân, thì nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, Chấp hành viên cũng không được kê biên: Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động; Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh; Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.
3. Tài sản không được cưỡng chế thi hành án:
Bản chất kê biên tài sản là một biện pháp cưỡng chế thi hành án, do vậy tài sản không được kê biên chính là tài sản không được cưỡng chế thi hành án.
Đối với tài sản là tiền, thì chấp hành viên không được cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án quá 30% tổng số tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động. Với tiền thu từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án, thì chấp hành viên cũng phải để lại số tiền tối thiểu cho hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của người phải thi hành án và gia đình.
Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, thì “Chấp hành viên chỉ kê biên quyền sử dụng đất của người phải thi hành án thuộc trường hợp được chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.” (Khoản 1 Điều 110 Luật Thi hành án dân sự)m như vậy đối với các trường hợp không được chuyển quyền sử dụng đất thì không được cưỡng chế thi hành án.