Quốc tịch pháp nhân lại là một vấn đề pháp lý đặc biệt cần thiết. Khi xác định được quốc tịch của pháp nhân sẽ có thể phân biệt được pháp nhân trong nước hoặc pháp nhân nước ngoài mà có cơ chế áp dụng pháp luật phù hợp. Cùng bài viết tìm hiểu vấn đề xác định quốc tịch pháp nhân như thế nào là hợp lý?
Mục lục bài viết
1. Quốc tịch của pháp nhân là gì?
Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý giữa một cá nhân và một quốc gia có chủ quyền. Nếu một người có quốc tịch của một quốc gia thì người đó được gọi là công dân của quốc gia đó. Quốc tịch ban cho quốc gia thẩm quyền pháp lý đối với cá nhân và cho phép cá nhân nhận được sự bảo vệ của quốc gia mà họ có quốc tịch. Các quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể khác nhau tùy theo quốc gia. Quyền công dân thì được quyết định bởi sự nhập tịch.
Ở một vài nơi trên thế giới, quốc tịch của một người được quyết định bởi dân tộc của người đó hơn là quyền công dân. Quốc tịch cho phép nhà nước có quyền lực pháp lý với một cá nhân và cũng cho phép cá nhân quyền được bảo vệ bởi nhà nước. Điều 15 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền chỉ rõ “Mọi người đều có quyền với một quốc tịch” và “Không ai đáng bị tước quốc tịch một cách tùy tiện hay bị từ chối quyền đổi quốc tịch”. Các quốc gia có quyền quyết định công dân của nước đó. Những việc quyết định này là một phần của luật quốc tịch. Trong một vài trường hợp, việc quyết định quốc tịch được dựa theo luật pháp quốc tế. Từ quyền công dân thường được sử dụng khác với quốc tịch, khác biệt cơ bản nhất của quyền công dân là công dân có quyền được tham gia vào đời sống chính trị của một nhà nước, như việc bầu cử hoặc ứng cử. Trong khi thuật ngữ quốc tịch có thể bao gồm những người là công dân và những người không phải là công dân.
Theo quy định tại Điều 676 Bộ Luật dân sự 2015 về pháp nhân thì:
“1. Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập.
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam Quy định này điều chỉnh hai trường hợp khác nhau liên quan đến pháp nhân nước ngoài”
– Pháp nhân nước ngoài không xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, có thể ở nước pháp nhân có quốc tịch hoặc một nước thứ ba: Đối với trường hợp này vấn đề đại diện của pháp nhân sẽ do pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch điều chỉnh và pháp luật nơi pháp nhân hoạt động. Trường hợp này không liên quan đến Tư pháp quốc tế Việt Nam.
– Pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam: Các vấn đề có liên quan đến năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài sẽ được giải quyết theo pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, như đã phân tích, quy định tại Điều 676 là nguyên tắc chung để xác định năng lực chủ thể của mọi pháp nhân nước ngoài và cũng chỉ điều chỉnh vấn đề năng lực pháp luật của pháp nhân mà không đề cập đến vấn đề người đại diện của pháp nhân. Trở ngược về
Từ việc cắt nghĩa hai thuật ngữ trên, ta có thể rút ra khái niệm quốc tịch pháp nhân là tình trạng pháp lý của một pháp nhân. Pháp nhân hợp pháp khi nó được thành lập và hoạt động phù hợp với pháp luật của nước mà nó mang quốc tịch. Theo đó, các yếu tố xác định quốc tịch pháp nhân bao gồm: nơi đặt trụ sở của pháp nhân; trung tâm các hoạt động của pháp nhân; pháp luật nước mà pháp nhân được thành lập; trường hợp đặc biệt sẽ căn cứ vào quốc tịch của người thực sự làm chủ hay lãnh đạo pháp nhân đó.
2. Xác định quốc tịch của pháp nhân trong tư pháp quốc tế:
Theo xu hướng của các quốc gia Châu Âu lục địa thì quốc tịch của pháp nhân sẽ được xác định dựa trên việc đặt trung tâm quản lý của pháp nhân. Mặt khác, với các quốc gia theo hệ thống luật Anh – Mỹ thì lại căn cứ vào nơi thành lập hoặc đăng ký điều lệ của pháp nhân. Qua đây có thể thấy đã có sự xác định khác nhau giữa những quốc gia và nó được xây dựng dựa trên những lợi ích mà quốc gia họ nhận được mà hình thành nên.
Việt Nam có cách xác định quốc tịch pháp nhân được quy định tại hai văn bản luật lần lượt là
“Điều 676. Pháp nhân
1. Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập.
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.”
Theo đó quy chế pháp lý của pháp nhân xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch. Tuy nhiên nếu pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật của pháp nhân đó xác định theo quy định pháp luật Việt Nam. Như vậy, không phải mọi quy chế pháp lý đều xác định theo pháp luật pháp nhân mang quốc tịch.
Có nhiều tranh luận đưa ra giả định rằng một pháp nhân có thể có nhiều quốc tịch hay không. Nhận định này là hoàn toàn không đúng, bởi như đã trình bày ở trên, xét thấy quốc tịch của pháp nhân có thể được xác định theo: Nơi đăng ký kinh doanh; Nơi đăng ký điều lệ; Nơi đặt trụ sở chính; Nơi tiến hành hầu hết các hoạt động kinh doanh.
Việc quy định nguyên tắc xác định quốc tịch pháp nhân khác nhau này dẫn tới một tình huống rằng cùng một pháp nhân nhưng dưới cách nhìn và nguyên tắc xác định của cơ quan thẩm quyền đến từ quốc gia khác thì pháp nhân sẽ mang quốc tịch khác nhau, và vì thế mà xung đột pháp luật về quốc tịch của pháp nhân. Và vì thế mà nó ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của pháp nhân và những chủ thể liên quan.
Mỗi quốc gia sẽ có nguyên tắc xác định quốc tịch pháp nhân riêng của mình và các nước khác có nghĩa vụ phải thừa nhận năng lực chủ thể của pháp nhân đã được xác lập theo pháp luật mà pháp nhân mang quốc tịch. Còn theo Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn (2009) thì có nhiều nguyên tắc xác định quốc tịch của thương nhân. Nếu thương nhân và đại diện của thương nhân có năng lực chủ thể theo pháp luật quốc gia mà thương nhân mang quốc tịch và theo pháp luật quốc tế thì nhà nước Việt Nam có nghĩa vụ thừa nhận năng lực chủ thể của họ. Như vậy, việc tồn tại nhiều nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân trong Tư pháp quốc tế là điều tất yếu và việc có nhiều nguyên tắc khác nhau để xác định quốc tịch của pháp nhân đã dẫn đến tình trạng tư cách pháp nhân của một tổ chức ở các nước sẽ khác nhau. Điều này sẽ kéo theo việc xác định người đại diện của pháp nhân cũng sẽ khác nhau theo pháp luật các nước. Để giải quyết các vấn đề này, cách thức hiệu quả nhất là thống nhất các quy định về xác định quốc tịch của pháp nhân thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế. Các điều ước quốc tế cũng đồng thời là cơ sở để công nhận quy định pháp luật của nhau về quốc tịch pháp nhân.
Đóng vai trò quan trọng là các Công ước được ban hành trong khuôn khổ của Hội nghị La Haye về Tư pháp quốc tế. Điển hình là Công ước ngày 01/6/1956 về việc công nhận tư cách pháp nhân của các công ty, các hiệp hội và các tổ chức nước ngoài, tại Điều 1 Công ước quy định: “Tư cách pháp nhân của một công ty, một hiệp hội hay một tổ chức theo luật của nước thành viên công ước nơi tiến hành thủ tục đăng ký thành lập và công bố và nơi có trụ sở đăng ký, sẽ được công nhận bởi tất cả các quốc gia thành viên khác của công ước…”. Như vậy, theo Công ước này, quốc tịch pháp nhân được xác định trên cơ sở nơi thành lập hoặc nơi có trụ sở chính. Nguyên tắc này sẽ được áp dụng thống nhất đối với các quốc gia thành viên Công ước. Tương tự, khoản 2 Điều 4 Công ước ngày 30/6/2005 của Hội nghị La Haye về thỏa thuận lựa chọn tòa án quy định: “Một pháp nhân được coi là cư trú tại một quốc gia khi: a) Pháp nhân đăng kí điều lệ tại quốc gia đó; b) Pháp nhân được thành lập theo pháp luật của quốc gia đó;c) Pháp nhân có trung tâm quản lý tại quốc gia đó, hoặc d) Pháp nhân đặt trụ sở chính tại quốc gia đó”. Các quy định của Liên minh châu Âu tại Công ước về thẩm quyền giải quyết và vấn đề công nhận, cho thi hành phán quyết về dân sự, thương mại của tòa án cũng tương tự. Về cơ bản, các Công ước chủ yếu tập trung điều chỉnh vấn đề quốc tịch pháp nhân mà không có quy định trực tiếp điều chỉnh vấn đề xác định người đại diện của pháp nhân. Chính vì vậy, các quốc gia là thành viên Công ước đều phải ban hành quy định pháp luật quốc gia xác định người đại diện của pháp nhân nước ngoài hoạt động tại nước mình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho các Công ước của Hội nghị La Haye về vấn đề này chưa nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia.
Do quy định của pháp luật các nước về nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân khác nhau nên pháp nhân có thể có nhiều quốc tịch, tạo nên sự xung đột pháp luật về quốc tịch của pháp nhân. Hiện nay cách giải quyết xung đột này cũng được đặt ra nhiều, song có thể giải quyết triệt để lại chưa là điều chắc chắn. Với nội dung các quốc gia ký điều ước quốc tế để thảo luận ra nguyên tắc chung để xác định là điều không dễ dàng vì nguyên tắc xác định quốc tịch pháp nhân được căn cứ vào những gì mà họ nhận được để xây dựng nên. Vì thế mà không có một đảm bảo nào cho lợi ích của họ khi chấp thuận một nguyên tắc khác có hay không làm giảm lợi ích mà họ sẽ có. Tuy nhiên, thực tế để giải quyết vấn đề xung đột quốc tịch này thì các quốc gia có thể thực hiện các hành động:
– Ký kết các điều ước quốc tế về quốc tịch của pháp nhân nhằm thống nhất nguyên tắc xác định quốc tịch và thừa nhận tư cách pháp nhân.
– Xây dựng nguyên tắc xác định quốc tịch cho pháp nhân trong pháp luật quốc gia.
Như vậy, có thể thấy, pháp nhân chỉ có một quốc tịch theo quy định của quốc gia công nhận cho pháp nhân đó. Hoàn thiện pháp luật quốc gia thông qua các quy phạm xung đột là một trong những cách thức được áp dụng phổ biến nhằm xác định quốc tịch, năng lực chủ thể cũng như người đại diện của pháp nhân nước ngoài. Tuy nhiên, cũng không có nhiều quy phạm xung đột trong Tư pháp quốc tế các nước trực tiếp điều chỉnh vấn đề xác định người đại diện của pháp nhân nước ngoài.
Ví dụ như Điều 56 Luật tư pháp quốc tế của Cộng hoà Bungari ngày 04/5/2005 quy định “Pháp nhân được điều chỉnh bởi luật của quốc gia nơi pháp nhân đăng ký thành lập”. Nhiều nước đã ban hành Luật Tư pháp quốc tế cũng theo xu thế này, chỉ quy định về nguyên tắc xác định quốc tịch pháp nhân, nguyên tắc xác định năng lực chủ thể của pháp nhân mà không điều chỉnh vấn đề xác định người đại diện của pháp nhân, cụ thể như Luật Tư pháp quốc tế của Italia năm 2005, Luật Tư pháp quốc tế của Bỉ năm 2004, Luật Tư pháp quốc tế của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 2010, …
Quy định tại điểm i Điều 155 Luật Tư pháp quốc tế Liên bang Thụy Sĩ ngày 18/12/1987 là một trong những quy phạm xung đột trực tiếp quy định vấn đề người đại diện của pháp nhân nước ngoài, theo đó: “Vấn đề đại diện của công ty do pháp luật của nước nơi công ty thành lập điều chỉnh nếu pháp luật đó không trái với trật tự công cộng của Liên bang Thụy Sĩ”. Quy định này trực tiếp xác định: Người đại diện của pháp nhân do luật của nước nơi pháp nhân thành lập điều chỉnh. Cần chú ý rằng không phải tất cả các nước đều theo nguyên tắc pháp nhân thành lập ở đâu sẽ có quốc tịch của nước đó.
3. Quy định về quốc tịch của pháp nhân theo Bộ luật dân sự 2015:
Điều 80 Bộ luật dân sự quy định về quốc tịch của pháp nhân như sau: “ Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.”
Dựa trên căn cứ quốc tịch thì pháp nhân bao gồm: Pháp nhân Việt Nam là những pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; Pháp nhân nước ngoài được hiểu là pháp nhân không có quốc tịch của nước nơi mà pháp nhân đặc trụ sở.
Quy định tại Điều 80, quốc tịch của pháp nhân theo nguyên tắc: pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam. Như vậy, trường hợp pháp nhân được thành lập tại Việt Nam hoặc thành lập tại quốc gia khác và lựa chọn pháp luật áp dụng để thành lập (nếu quốc gia sở tại không cấm) thì đều mang quốc tịch Việt Nam. Khi mang quốc tịch Việt Nam, pháp nhân sẽ có các quyền, nghĩa vụ pháp luật tương ứng theo quy định tại các văn bản pháp luật điều chỉnh.
Việc xác định quốc tịch của pháp nhân có ý nghĩa trong việc xác định pháp luật áp dụng để chi phối các hoạt động của pháp nhân đó.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948.