Từ lâu, hình phạt được đưa ra nhằm để răn đe và giáo dục mọi người ý thức chấp hành pháp luật. Nếu ai vi phạm pháp luật thì sẽ bị áp dụng những chế tài xử lý do nhà nước quy định. Trong số đó, phạt tiền được nhắc đến là một trong những biện pháp hiệu quả nhất, nhất là trong nhà nước tư sản. Vậy phạt tiền là gì?
Mục lục bài viết
1. Phạt tiền là gì?
Phạt tiền có thể được xem là một trong những hình phạt ra đời sớm nhất ở Việt Nam và qua mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì hình thức, nội dung, mục đích của hình phạt tiền lại được thể hiện một cách khác nhau. Dù vậy, phạt tiền vẫn khẳng định vai trò của mình là hình phạt quan trọng không thể thiếu và được áp dụng một cách phổ biến, tạo tính đa dạng, hoàn thiện cho hệ thống hình phạt hiện nay.
Có thể hiểu, phạt tiền là một trong những hình phạt được
Phạt tiền với nội dung là tước đi một khoản tiền của người bị kết án đồng nghĩa với việc tác động trực tiếp đến kinh tế của người đó. Sự tước bỏ một khoản tiền nhất định của người bị kết án thể hiện tính nghiêm khắc của hình phạt này, làm cho họ nhận thức được sự lên án của nhà nước đối với hành vi phạm tội đã thực hiện. Nếu không thực hiện việc phạt tiền thì có lẽ người phạm tội sẽ không ý thức được những lỗi lầm của mình để tránh phạm lỗi những lần sau. Phạt tiền ngoài tác dụng răn đe người bị kết án đồng thời cũng là biện pháp loại trừ điều kiện thuận lợi cho người này tái phạm trong một số trường hợp, ở một số loại tội phạm.
Bên cạnh mục đích trừng trị và giáo dục riêng đối với người phạm tội, phạt tiền còn có ý nghĩa trong việc giáo dục chung đối với cộng đồng. Với đặc trưng của hình phạt này là việc tước bỏ lợi ích kinh tế – lợi ích vật chất đang được số đông “theo đuổi” hiện nay thì phạt tiền giúp giáo dục mọi người ý thức chấp hành pháp luật, nếu vi phạm thì phải chịu mất một khoản tiền. Đối với một số loại tội phạm (như tội phạm về kinh tế) thì cách thức tác động này của tội phạm có ưu thế hơn hẳn so với những cách thức tác động của các hình phạt khác.
Phạt tiền trong Tiếng Anh là “Fine”.
2. Quy định về hình thức phạt tiền theo Bộ luật hình sự:
Theo quy định của
2.1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính:
Hình phạt chính là hình phạt bắt buộc áp dụng đối với người phạm tội và được
Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:
– Tội phạm mà người bị kết án thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc là tội phạm nghiêm trọng và khung hình phạt đối với tội ấy có quy định hình phạt này. Trong đó, tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt được Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm. Còn tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù.
– Tội phạm mà người bị kết án thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng và thuộc các nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác được Bộ luật hình sự quy định. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù.
So với quy định về hình phạt tiền tại Điều 30
Nhưng với tội phạm rất nghiêm trọng thì Bộ luật hình sự lại giới hạn phạm vi ở các nhóm tội cụ thể bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính (tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng,…). Tuy nhiên, đó chỉ là quy định về nguyên tắc vì Bộ luật hình sự cũng cho phép việc áp dụng hình phạt tiền đối với các tội phạm khác.
Còn đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình thì hình phạt tiền không được áp dụng là hình phạt chính bởi hình phạt này còn nhẹ và không có tác dụng răn đe hay giáo dục, cải tạo người phạm tội.
2.2. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung:
Hình phạt bổ sung là hình phạt đi kèm với hình phạt chính và có tác dụng bổ sung cho hình phạt chính. Hình phạt bổ sung bao gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Hình phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung được áp dụng trước hết với những người bị kết án về các tội tham nhũng, cũng như về các tội phạm ma túy. Hình phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung cũng được áp dụng đối với những tội phạm khác do Bộ luật hình sự quy định. Quy định này đã mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung. Theo đó, điều luật về tội phạm cụ thể phải quy định loại hình phạt này ở dạng áp dụng bắt buộc hoặc tùy nghi.
3. Mức phạt tiền:
Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng. Theo đó, điều luật quy định mức phạt tiền thấp nhất khi áp dụng hình phạt tiền với tính chất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung là một triệu đồng. Tuy nhiên, ngoài giới hạn này thì tòa án còn có quyền quyết định bất cứ mức phạt tiền cụ thể nào nhưng không được vượt quá mức cao nhất mà điều luật về tội phạm quy định. Ngoài ra, Tòa án khi áp dụng hình phạt tiền cần cân nhắc tính chất cũng như mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tình hình tài sản, sự biến động của giá cả để có căn cứ quyết định hình phạt một cách chính xác.
4. Phạt tiền đối với pháp nhân thương mại:
Hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điều 77 của Bộ luật hình sự. Phạt tiền đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 77 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
“1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
2. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng.”
So với
Thực tiễn áp dụng pháp luật chưa có Tòa án nào áp dụng khoản 4 Điều 30 Bộ luật hình sự 1999 để quyết định bị cáo phải nộp tiền phạt một lần hay nhiều lần trong bản án. Dù vậy, vẫn có thể khẳng định, quy định này mang tính nhân đạo, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người bị kết án trong việc nộp tiền phạt và cũng là cách thức tăng cường tính khả thi của hình phạt tiền. Trên thực tế, tùy vào điều kiện hoàn cảnh kinh tế khác nhau mà có người có khả năng nộp một lần, có người nộp nhiều lần và cũng có người không có khả năng này. Bên cạnh đó, quy định này cũng xác định rõ trách nhiệm của Tòa án các cấp có thẩm quyền phải xác định rõ thời hạn thi hành trong bản án để người bị kết án họ chủ động thi hành án, tránh tư tưởng chây ỳ khi không quy định rõ thời hạn thi hành án. Cách thức quy định cho pháp người bị kết án phạt tiền có thể nộp một hoặc nhiều lần trong thời hạn do Tòa án ấn định cũng được nhiều nước quy định.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật hình sự 2015.