Tại Bộ luật Hình sự Việt Nam, tội làm lính đánh thuê là một tội phạm thuộc nhóm tội phạm phá hoại hòa bình, tội phạm chống loài người, tội phạm chiến tranh được quy định tại Chương XXVI. Tuy nhiên, thuật ngữ "Lính đánh thuê" chưa thực sự được giải thích rõ nghĩa trong Bộ luật hình sự.
Mục lục bài viết
1. Lính đánh thuê là gì?
Điều 1: Công ước chống lại việc tuyển mộ, sử dụng, tài trợ và đào tạo lính đánh thuê năm 1989 quy định về “linh đánh thuê” như sau:
1. Một lính đánh thuê là bất ki người nào:
a. Được tuyến mộ đặc biệt tại địa phương hoặc ở nước ngoài để chiến đấu trong một cuộc xung đột vũ trang;
b. Động cơ tham gia chiến sự chủ yếu bởi mong muốn cá nhân và, trên thực tế, được hứa hẹn, bởi hoặc thay mặt một bên trong một cuộc xung đột, về những chi trả vật chất cơ bản vượt quá mức hứa hẹn hoặc trả tiền cho các chiến binh cùng cấp bậc và chức năng tương tự như trong lực lượng vũ trang của bên đó;
c. Không phải là công dân của một quốc gia của các bên trong cuộc xung đột cũng không phải là cư dân của lành thổ được kiểm soát bởi một bên trong cuộc xung đột;
d. Không phải là một thành viên của lực lượng vũ trang của một bên trong cuộc xung đột, và
e. Không được gửi bởi một quốc gia không là một bên trong cuộc xung đột với nhiệm vụ chính thức như là một thành viên của lực lượng vũ trang của quốc gia đó.
2. Một lính đánh thuê cũng là bất kỳ người nào, trong bất kỳ tình huống nào khác mà:
a. Được tuyển mộ đặc biệt tại địa phương hoặc ở nước ngoài với mục đích tham gia vào một hành động bạo lực phối hợp nhằm:
i. Lật đổ một Chính phủ, hay phá hoại trật tự hiến pháp của một quốc gia; hoặc
ii. Phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia;
b. Động cơ để tham gia chủ yếu bởi mong muốn có được thông tin quan trọng và / hoặc thanh toán bồi thường vật chất;
c. Không là công dân của một quốc gia và cũng không phải là một cư dân của quốc gia dựa vào đó như một hành động là đạo diễn;
d. Không được gửi bởi một quốc gia thi hành công vụ; và
e. Không phải là thành viên của lực lượng vũ trang của quốc gia trên lãnh thổ có các hành động được thực hiện.”
Từ quy định trên của công ước, có thể thấy được khái niệm theo góc độ quốc tế về lính đánh thuê, đây là khái niệm được quy định toàn diện nhất, phù hợp với thực tiễn dù quy định này đã được ra đời từ lâu.
Lính đánh thuê tiếng Anh là “Mercenary”.
2. Tội làm lính đánh thuê trong Bộ luật Hình sự:
“Điều 425. Tội làm lính đánh thuê
Người nào làm lính đánh thuê nhằm chống một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.”
Việc quy định về tội lính đánh thuê là tội phạm riêng biệt là điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 so với
“Điều 344. Tội tuyển mộ lính đánh thuê; tội làm lính đánh thuê
1. Người nào tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê nhằm chống lại một nước bạn của Việt Nam hoặc một phong trào giải phóng dân tộc, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
2. Người nào làm lính đánh thuê, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.”
3. Cấu thành tội phạm của tội làm lính đánh thuê:
Khách thể của tội làm lính đánh thuê
Tội làm lính đánh thuê là tội phạm thuộc nhóm Tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Nên Tội làm chính đánh thuê có khách thể thuộc khách thể của nhóm tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
Khách thể của nhóm tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh gồm:
Trước hết, nhiều tội phạm quy định tại Chương XXVI BLHS Việt Nam 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 xâm phạm nghiêm trọng con người cơ bản được pháp luật quốc tế ghi nhận và bảo vệ như: Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn và an ninh, quyền được sống trong hòa bình. Những hành vi phạm tội này không chỉ xâm hại các quyền riêng biệt của từng con người mà xâm hại quyền của những cộng đồng người, những dân tộc nhất định, vì đều được xác định là những hành vi được thực hiện trên diện rộng, quy mo lớn hoặc có đối tượng tác động là những cộng đồng người (chủng tộc, bộ tộc, dân tộc).
Bên cạnh đó, hầu hết các tội phạm xâm phạm những giá trị cốt lõi của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền như: Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; quyền sở hữu tài sản của quốc gia; cơ sơ vật chất quan trọng và các khu dân cư. Đây là những yếu tố bảo đảm phát triển của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ độc lập. Ngoài lợi ích của con người và quốc gia, các tội phạm này còn xâm phạm đến cộng đồng quốc tế như an toàn và an ninh nhân loại; môi trường tự nhiên; các giá trị văn hóa nhân loại; sự đa dạng của các chúng tộc, dân tộc, tôn giáo trên thể
Đối tượng tác động tiếp theo là dân cư, các cộng đồng người và lực lượng vũ trang của một quốc gia. Bên cạnh đó, tài sản, cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa và các yếu tố của môi trường tự nhiên cũng là đối tượng tác động của nhóm tội phạm này.
Mặt khách quan của tội phạm
Theo mô tả của điều luật, các tội phạm thuộc nhóm này đều là các tội có cầu thành tội phạm hình thức. Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu duy nhất của mặt khách quan được phản ánh trong cấu thành tội. Hậu quả không phải là là dấu hiệu định tội trong các cấu thành tội phạm. Hành vi khách quan của các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh là những hành vi xâm hại chủ quyền quốc gia, các quyền con người cơ bản và các giá trị sống còn của nhân loại.
Mặt khách quan của tội làm lính đánh thuê đó chính là hành vi trở thành lính đánh thuê chống một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền. Việc trở thành lính đánh thuê có thể vì vì mục đích cá nhân, nhận lại những lợi ích vật chất hoặc tinh thần hoặc vì những mục đích chính trị, … Quốc gia, vùng lãnh thổ bị xâm hại đến là bất kì quốc gia, vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền mà không chỉ có Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc quy định như vậy hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế, bất kì người nào có hành vi làm lính đánh thuê đều phải chịu trách nhiệm hình sự.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm nói chung là con người cụ thể nhưng không phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm khi thực hiện hành vi được quy định trong luật hình sự. Để có thể có lỗi khi thực hiện hành vi khách quan đòi hỏi chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi theo yêu cầu của xã hội. Hai năng lực này được gọi chung là năng lực lỗi.
Chủ thể của tội làm lính đánh thuê là bất kì người nào, tức người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Luật Hình sự Việt Nam không trực tiếp quy định như thế nào là có năng lực trách nhiệm hình sự. Và bên cạnh đó, Luật cũng quy định về những trường hợp trong tình trạng không có năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi đòi hỏi của xã hội. Điều 21 Bộ luật Hình sự quy định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là tình trạng của người do “…mắc bệnh tâm thần hoặc một bênh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc làm khả năng điều khiển hành vi của mình”. Từ đó, người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người mắc bệnh tâm thần hoặc làm bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần, là người không có (hoặc không còn) năng lực nhận thức đòi hỏi của xã hội liên quan đến hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội, là người không có năng lực đánh giá hành vi đã thực hiện, là người không có năng lực đánh giá hành vi đã thực hiện là đúng hay sai, nên làm hay không nên làm.
Tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.”
Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của Tội làm lính đánh thuê là lỗi cố ý trực tiếp. Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Trong tội làm lính đánh thuê, người phạm tội biết được hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả có thể xảy ra. Nhận thức rõ tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi là sự nhận thức trên cơ sở nhận thức từ những tình tiết khách quan tạo nên tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi, có thể dựa trên mặt thực tế của hành vi, đối tượng tác động của tội phạm, công cụ, thủ đoạn, ….
Về ý chí, người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra. Khi chủ thể nhận thức được tính chất của hành vi mà vẫn được thực hiện thì có nghĩa đó chính là chủ thể mong muốn thực hiện hành vi đó.
Hình phạt của tội phạm
Khi hành vi làm lính đánh thuê đạt đủ cấu thành tội phạm, thì người phạm tội phải chịu hình phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Công ước chống lại việc tuyển mộ, sử dụng, tài trợ và đào tạo lính đánh thuê năm 1989
– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
– Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009