Nghĩa vụ dân sự là sự ràng buộc về mặt pháp lý giữ bên có nghĩa vụ với bên có quyền, theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trước bên có quyền nhằm đem lại lợi ích nhất định cho họ. Tuy nhiên trong một số trường thì sẽ chấm dứt nghĩa vụ dân sự đó. Cùng bài viết tìm hiểu khái niệm và căn cứ để chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
Mục lục bài viết
1. Nghĩa vụ dân sự là gì?
Theo quy định tại Điều 274,
Nghĩa vụ được hiểu là xử sự mang tính bắt buộc của một chủ thể cụ thể đối với chủ thể khác. Tuy nhiên, tính “ bắt buộc ” này trong từng trường hợp khác nhau lại khác nhau: có những nghĩa vụ mà một người có thể thực hiện hoặc không thực hiện mà không phải chịu bất cứ một hậu quả pháp lý nào ( mặc dù có thể chịu hậu quả về mặt xã hội ) nhưng có những nghĩa vụ mà một người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng sẽ phải chịu các hậu quả pháp lý do pháp luật quy định. Những nghĩa vụ mà chủ thể có thể thực hiện nhưng nếu không thực hiện cũng không phải gánh chịu hậu quả pháp lý được gọi là nghĩa vụ thông thường, những nghĩa vụ mà chủ thể buộc phải thực hiện nếu không thực hiện phải gánh chịu hậu quả pháp lý dưới góc độ pháp luật dân sự được gọi là nghĩa vụ dân sự.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015: Nghĩa vụ dân sự là việc theo đó, một hoặc nhiều chủ thể( sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác nhau( sau đây gọi chung là bên có quyền).
Ngoài ra, nghĩa vụ dân sự là sự ràng buộc về mặt pháp lý giữ bên có nghĩa vụ với bên có quyền, theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trước bên có quyền nhằm đem đem lại lợi ích nhất định cho họ.
2. Đặc điểm của nghĩa vụ dân sự:
Thứ nhất, nghĩa vụ dân sự là quan hệ tài sản( quyền sản nghiệp): Bên cạnh quan hệ nhận thân thì quan hệ nhận thân thì quan hệ tài sản là đối tượng điều chỉnh của Bộ luật dân sự. Quan hệ tài sản được hiểu là quan hệ giữa chủ thể này với chủ thể khác có liên quan đến tài sản.
Thứ hai, nghĩa vụ dân sự được xác định là một quan hệ pháp luật dân sự: Nghĩa vụ dân sự trước hết được xác định là quan hệ xã hội, theo đó quan hệ xã hội này được các quy phạm pháp luật dân sự tác động tới thì trở thành quan hệ pháp luật về nghĩa vụ. Xác định nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật dân sự vì trong quan hệ nghĩa vụ xác định được cụ thể các yếu của một quan hệ pháp luật dân sự như yếu tố chủ thể , yếu tố khách thể , nội dung ( quyền và nghĩa vụ của chủ thể ), căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ dân sự cũng như các biện pháp cưỡng chế do Nhà nước quy định …
Thứ ba, nghĩa vụ dân sự là sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự mà chủ thể tham gia , sự ràng buộc này được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Trong một quan hệ xã hội thông thường cũng có thể có sự ràng buộc giữa các chủ thể ( tình thương , trách nhiệm … ) nhưng sự ràng buộc đó không dựa trên cơ sở pháp lý. Đối với quan hệ nghĩa vụ dân sự, sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa các chủ thể tham gia quan hệ nghĩa vụ dân sự là yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho bên có quyền.
Thứ tư, quyền của chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ là quyền đối nhân. Quan hệ pháp luật về nghĩa vụ là quan hệ pháp luật dân sự tương đối. Điều này khác biệt so với quan hệ pháp luật về sở hữu. Trong quan hệ pháp luật về sở hữu, chủ thể mang quyền muốn thỏa mãn quyền của mình sẽ bằng hành vi tác động vào tài sản (quyền đối vật), còn trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, chủ mang quyền và chủ thể mang nghĩa vụ luôn luôn được xác định cụ thể với những nội dung của nghĩa vụ, chủ thể muốn thỏa mãn quyền của mình sẽ tác động vào hành vi của người có nghĩa vụ (quyền đối nhân). Do đó, trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, tương ứng với quyền của chủ thể phía bên này là nghĩa vụ của chủ thể phía bên kia và ngược lại.
3. Chấm dứt nghĩa vụ dân sự là gì?
Các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự được quy định tại Điều 372 Bộ luật dân sự như sau:
“Điều 372. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ
Nghĩa vụ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ được hoàn thành;
2. Theo thoả thuận của các bên;
3. Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ;
4. Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác;
5. Nghĩa vụ được bù trừ;
6. Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hoà nhập làm một;
7. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết;
8. Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
9. Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác;
10. Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ khác;
11. Trường hợp khác do luật quy định.”
Chấm sứt nghĩa vụ dân sự là một hiện tượng xã hội giống như bất cứ hiện tượng xã hội nào khác, nghĩa vụ dân sự khi phát sinh sẽ làm xuất hiện sự ràng buộc pháp lý giữa bên có nghĩa vụ với bên có quyền. Tuy nhiên, sự ràng buộc đó không tồn tại một cách “ vĩnh cửu ” mà sẽ chấm dứt khi xuất hiện những căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ dân sư. Xét trên phương diện vận động và biến đổi thì sự vật, hiện tượng không thể tồn tại vĩnh cửu – quan hệ nghĩa vụ dân sự cũng vậy. Nghĩa vụ dân sự phát sinh dựa trên những căn cứ nhất định và đây chính là sự tiếp nối tự nhiên, liên tục để đảm bảo cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, khi xuất hiện những căn cứ do pháp luật quy định thì nghĩa vụ dân sự cũng có thể chấm dứt.
4. Các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật:
– Chấm dứt sự ràng buộc giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ;
– Xác định trách nhiệm của các chủ thể có liên quan nếu việc chấm dứt nghĩa vụ dân sự lại làm phát sinh hậu quả pháp lý khác ( trách nhiệm dân sự );
– Là căn cứ để
Như vậy có thể thấy căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự là những sự kiện pháp lý do pháp luật quy định mà khi xuất hiện các sự kiện đó thì quan hệ nghĩa vụ được xác lập giữa các bên chấm dứt.
Tóm lại, về cơ bản căn cứ chấm dứt nghĩa vụ xuất phát từ sự thoả thuận của các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ. Đặc điểm này phù hợp với tính chất chung của quan hệ pháp luật dân sự là tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận. Ngoài ra, trong một số trường hợp nhất định nghĩa vụ dân sự còn chấm dứt dựa trên các căn cứ do pháp luật quy định. Điều đó cho thấy sự can thiệp nhất định của Nhà nước vào sự phát triển và tồn tại của các quan hệ dân sự nói chung và quan hệ nghĩa vụ dân sự nói riêng. Sự can thiệp đó là yêu cầu tất yếu nhằm mục đích tạo sự ổn định cho các quan hệ nghĩa vụ trong giao lưu dân sư, kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và chủ thể khác trong quan hệ nghĩa vụ dân sự.
Nguyên tắc chung, nghĩa vụ được coi là hoàn thành khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ dân sự. Nội dung của việc xem xét thực hiện toàn bộ nghĩa vụ được xác định theo thỏa thuận của các bên trước đó (nếu nghĩa vụ dân sự phát sinh theo hợp đồng) hoặc theo quy định của pháp luật, Bên cạnh đó, pháp luật luôn tôn trọng ý chí của chủ thể tham gia quan hệ nghĩa vụ, do đó nghĩa vụ cũng được coi là hoàn thành nếu bên có nghĩa vụ chỉ thực hiện một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên có quyền miễn cho việc thực hiện. Nghĩa vụ được coi là hoàn thành kể từ thời điểm bên có nghĩa vụ thực hiện xong nghĩa vụ trước bên có quyền.
Thông thường, việc thỏa thuận chấm dứt nghĩa vụ phổ biến trong quan hệ nghĩa vụ mà các bên có nghĩa vụ đối nhau (hợp đồng song vụ). Tuy nhiên, cũng có trường hợp bên có quyền và bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ không có nghĩa vụ/quyền gì đối với bên kia nhưng các bên vẫn có thể thỏa thuận chấm dứt nghĩa vụ dân sự. Tại thời điểm các bên thỏa thuận xong về căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự thì nghĩa vụ dân sự được coi là chấm dứt.
Miễn thực hiện nghĩa vụ của bên có quyền đối với bên có nghĩa vụ là căn cứ chấm dứt nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Ví dụ: A gây thiệt hại về tài sản cho B, theo đó A có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Tuy nhiên, B đã miễn việc bồi thường thiệt hại cho A – trong trường hợp này, quan hệ nghĩa vụ giữa A và B chấm dứt vì B ( người có quyền ) miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho A ( người có nghĩa vụ ).
Về nguyên tắc nghĩa vụ dân sự ban đầu phải tồn tại hiệu lực pháp lý thì các bên trong quan hệ nghĩa vụ mới có thể thỏa thuận để thay thế nghĩa vụ dân sự. Khi các bên trong quan hệ nghĩa vụ thoả thuận thay thế nghĩa vụ dân sự được xác lập ban đầu bằng một nghĩa vụ dân sự khác thì xét về hình thức sẽ có sự chấm dứt nghĩa vụ dân sự ban đầu nhưng về nội dung có sự thay thế của một quan hệ mới.
Tóm lại có thể thấy để chấm dứt nghĩa vụ dân sự phải dựa vào rất nhiều căn cứ phát sinh. Và mỗi một căn cứ phát sinh sẽ có những nguyên tắc riêng để các chủ thể được nắm rõ để không có những hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự. Ngoài ra để phòng ngừa những hành vi đó thì các chủ thể có thể đăng ký những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.