Khi phát hiện một vụ án hình sự của cơ quan điều tra, bảo vệ và khám nghiệm hiện trường được kịp thời, nhanh chóng, phục vụ tốt cho quá trình điều tra làm rõ sự việc đã xảy ra. Vậy bảo vệ hiện trường là gì? Mục đích ý nghĩa của công tác bảo vệ hiện trường như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời những câu hỏi này.
Mục lục bài viết
1. Bảo vệ hiện trường là gì?
Theo Từ điển Tiếng việt (NXB Khoa Học Xã Hội 1977), hiện trường là nơi xảy ra sự việc. Đây là một định nghĩa chung nhất vì không chỉ thời gian sự việc xảy ra và đó là sự việc gì mà chỉ rõ hiện trường là một không gian nào đó đã xảy ra sự việc mà ta đang nói tới. Theo Khoa học Hình sự, “Hiện trường là một không gian nhất định, đó là nơi xảy ra, nơi phát hiện vụ việc mang tính hình sự”. Theo đó, không gian hiện trường bao gồm: Những hành vi phạm tội được quy định trong luật Hình Sự; Những vụ việc xâm hại tới khách để được bộ luật Hình Sự bảo vệ, song chưa thể xác định được các yếu tố cấu thành tội phạm (Ví dụ: Các vụ tai nạn, cháy nổ, sự cố kỹ thuật, chết người,…mà có thể không do hành vi phạm tội gây ra).
Cụ thể, trong pháp luật hình sự, theo Điều 125
Tuy Bộ luật hình sự hiện hành không có khái niệm cụ thể về vấn đề này nhưng trên cơ sở định nghĩa hiện trường nêu trên và những quy định pháp luật hình sự hiện hành, có thể rút ra khái niệm hiện trường trong lĩnh vực hình sự như sau: Hiện trường là nơi xảy ra hành vi phạm tội hoặc nơi phát hiện tội phạm mà cơ quan điều tra cần tiến hành khám nghiệm để phát hiện, thu lượm dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án. Nơi phát hiện dấu vết tội phạm có khi không phải là nơi tội phạm đã được thực hiện. Một vụ án xảy ra có thể có một hoặc nhiều hiện trường; hiên trường thấy trước gọi là hiện trường số 1; hiện trường thấy sau gọi là hiện trường số 2, số 3,… theo trình tự phát hiện.
Như vậy, bảo vệ hiện trường là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền thông qua sử dụng những biện pháp nghiệp vụ hành chính công khai nhằm ngăn chặn những tác động làm thay đổi tình trạng hiện trường, dấu vết vật chứng hoặc ghi nhận những thông tin về thay đổi hiện trường có liên quan đến vụ, việc xảy ra, tạo điều kiện cho việc khám nghiệm hiện trường được tiến hành thuận lợi, khách quan.
Bảo vệ hiện trường tiếng anh là “Protect the scene”.
2. Phân loại hiện trường:
Hiện trường của vụ án có nhiều loại khác nhau, nó đa dạng về hình thức, phong phú về chủng loại. Mục đích của sự phân loại hiện trường nhằm giúp cho quá trình bảo vệ và khám nghiệm hiện trường được kịp thời, nhanh chóng, phục vụ tốt cho quá trình điều tra làm rõ sự việc đã xảy ra. Có thể dựa vào các căn cứ sau để phân loại hiện trường:
Thứ nhất: Căn cứ vào địa điểm xảy ra vụ việc
Hiện trường được chia thành các loại:
– Hiện trường trong nhà:
– Hiện trường ngoài trời:
– Hiện trường trên các phương tiện giao thông.
Cách phân loại này có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định các đặc điểm về sự hình thành, tồn tại và biến đổi của các dấu vết trên mỗi loại hiện trường.
Nếu hiện trường ngoài trời thì hệ thống dấu vết sẽ bị biến đổi rất nhanh chóng bởi các yếu tố tự nhiên như mưa, nắng, gió, độ ẩm, thời gian,.. các yếu tố sinh vật và con người. Loại hiện trường này cần được bảo vệ chu đáo, cẩn thận bằng các biện pháp thích hợp để tránh hiện trường bị xác trộn, có thể khoanh vùng không cho mọi người đi lại tại khu vực đó hoặc dùng vải bạt hay vải che để che đậy hiện trường.
Nếu hiện trường trong nhà thì các dấu vết ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên, sinh vật nhưng lại bị ảnh hưởng rất lớn bở con người, đặc biệt là thủ phạm do họ tìm cách để xóa dấu vết và phi tang vật chứng hoặc do chính nạn nhân do không biết đã vô tình làm xáo trộn hiện trường. Do vậy, khi nhận được tin báo lực lượng điều tra cần đến ngay hiện trường, yêu cầu mọi người ra khỏi khu vực hiện trường, không cho ai ra vào đó cho đến khi lực lượng khám nghiệm tiến hành khám nghiệm xong. Như vậy, đối với mỗi loại hiện trường cần có cách thức bảo vệ, thu lượm phủ hợp và hiệu quả.
Thứ hai: Căn cứ vào nội dung và tính chất của vụ việc xảy ra
Hiện trường được chia thành:
– Hiện trường có người chết.
– Hiện trường có trộm.
– Hiện trường có súng đạn.
– Hiện trường có cháy nổ- sự cố kỹ thuật.
– Hiện trường có tai nạn giao thông…
Phân loại hiện trường theo cách này giúp cơ quan điều tra xác định nơi và loại dấu vết tồn tại trên hiện trường cũng như xác định được những loại dấu vết nào cần được phát hiện và thu lượm, đồng thời giúp cho công việc thống kê tội phạm được nhanh chóng. Dấu vết bao giờ cũng được hình thành theo quy luật nhất định phù hợp với tính chất của sự việc. Ví dụ; Khi cơ quan điều tra xác định hiện trường một vụ án mạng mà nạn nhân bị tử vong do bị trúng đạn thì dấu vết cần phải tìm kiếm là vỏ đạn rơi lại tại hiện trường,… hay hiện trường của các vụ trộm thường có các dấu vết vân tay, dấu giầy dép, các dấu vết của dụng cụ phá của,.. Đây sẽ là những định hướng cho các cán bộ điều tra trong quá trình khám nghiệm hiện trường.
Thứ ba: Căn cứ vào diễn biến của sự việc xảy ra
Một hiện trường có thể được quy tụ lại ở một địa điểm, nhưng cũng có thể có nhiều địa điểm khác nhau, đó chính là những bộ phận của hiện trường. Số lượng những bộ phận của hiện trường nhiều hay ít phần lớn phục thuộc vào diễn biến hành vi của kẻ phạm tội, do đó được chia thành:
– Hiện trường nơi chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
– Hiện trường nơi thực hiện hành vi phạm tội.
– Hiện trường nơi che giấu hành vi phạm tội (hay chính là hiện trường giả)
Thứ tư: Căn cứ vào tình trạng của hiện trường
Hiện trường thành hai loại:
– Hiện trường còn nguyên vẹn
– Hiện trường bị xáo trộn
Cách phân loại này có ý nghĩa chủ yếu trong khi đánh giá các dấu vết thu được trên mỗi loại hiện trường, từ đó nhận định về đối tượng gây án. Do vậy, những dấu vết thu được ở hiện trường bị xáo trộn cần phải được phân tích thận trọng và chính xác trong khi sử dụng chúng làm chứng cứ.
3. Mục đích ý nghĩa của công tác bảo vệ hiện trường:
– Bảo vệ hiện trường là công tác bảo vệ hiện trường, ngăn ngừa nhưng tác động làm thay đổi tình trạng hiện trường nói chung, dấu vết và vật chứng nói riêng cũng như ghi nhận những thông tin về thay đổi hiện trường có liên quan đến vụ việc xảy ra.
– Về nguyên tắc, bất kỳ hiện trường nào cũng cần được bảo vệ nhằm đảm bảo điều kiện cần thiết cho công tác điều tra đạt kết qủa tốt, vì chính ở hiện trường tồn tại những dấu vết, vật chứng phản ảnh sự tác động qua lại giữa nạn nhân với thủ phạm, giữa nạn nhân với mội trường xung quanh.
– Việc phát hiện những chứng cứ vật chất này là cơ sở khách quan để xác định diễn biến của vụ án.
Trong thực tế có nhiều vụ án bế tắc là do công tác bảo vệ hiện trường kém, không đạt yêu cầu dẫn đến hiện trường bị xáo trộn, dấu vết bị phá hủy. Có hai nguyên nhân chính gây nên sự thay đổi hiện trường.
– Do con người: Sự tị mị hoặc hoạt động thiếu hiểu biết của những người có mặt tại hiện trường, những hoạt động cứu chữa, cấp cứu, truy bắt thủ phạm, hay những hoạt động bắt buộc không thể trì hỗn được của sản xuất, giao thông. Những hoạt động của thủ phạm nhằm xóa dấu vết, vật chứng.
– Do các yếu tố khác tác động: Thiên nhiên: mưa, nắng, giĩ, bão, nhiệt độ,…; Sự tự hủy hoại của dấu vết theo thời gian, do quá trình oxy hóa, thối rữa; Các loại động vật: Chuột, bọ, kiến, cơn trùng,….
Việc nhanh chóng tổ chức bảo vệ hiện trường là yêu cầu cấp thiết để loại trừ hoặc làm giảm thiểu tác động của các yếu tố đã nêu trên vào hiện trường nói chung và dấu vết, vật chứng nói riêng. Song song với công tác bảo vệ hiện trường, chúng ta phải làm một số động tác khẩn cấp khác đó là: Cấp cứu nạn nhân, ngăn chặn những nguy hiểm có thể xảy ra; Bảo vệ các đồ vật có giá trị; Bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội khu vực hiện trường; Truy bắt thủ phạm: có nghĩa là vừa bảo vệ hiện trường, vừa tạo điều kiện để thực hiện các biện pháp khẩn cấp.
4. Nội dung cơ bản của công tác bảo vệ hiện trường:
a) Quan sát, xác định phạm vi hiện trường cần được bảo vệ:
Phạm vi hiện trường cần được bảo vệ bao gồm: những nơi có thể để lại dấu vết, vật chứng do thủ phạm để lại. Đặc biệt lưu ý đường vào ra của thủ phạm. Phạm vi bảo vệ phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể về vị trí, tính chất, quy mô của vụ việc.
b) Giữ nguyên trạng hiện trường:
– Không được vào hiện trường trừ khi phải tiến hành các biện pháp khẩn cấp (cấp cứu, chữa cháy, di chuyển,…)
– Không được mang theo đồ dùng cá nhân hoặc bất cứ vật gì vào hiện trường.
– Không được mang bất cứ vật gì ra khỏi hiện trường, trừ việc cứu người hoặc tài sản nhưng phải có biên bản ghi đầy đủ.
– Không thay đổi, sờ hoặc nắm vào các đồ vật trong hiện trường.
– Không ăn uống, hút thuốc trong khu vực hiện trường.
– Khi phải vào hiện trường cần lưu ý: hạn chế số lượng người và vật, phải thật sự cần thiết mới vào. Chỉ bước vào những nơi ít để lại dấu vết và phải đánh dấu những lối đã đi qua.
– Không được sử dụng vòi nước, nhà vệ sinh.
– Không làm vệ sinh như: thu dọn, lau chùi, quét rửa khu vực hiện trường.
– Phải rào chắn đối với hiện trường rộng lớn, phức tạp. Đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ người ra vào.
– Phối hợp với các lực lượng khác để giải quyết việc ùn tắc xe, giải tán đám đông.
– Không bỏ nhiệm vụ đi nơi khác, làm việc khác trong khi bảo vệ hiện trường.
– Giữ gìn trật tự, đảm bảo yên tĩnh cho lực lượng điều tra làm việc.
c) Bảo vệ dấu vết, vật chứng:
– Bảo vệ dấu vết, vật chứng là nhiệm vụ trọng tâm của bảo vệ hiện trường. Mọi biện pháp được tiến hành trong toàn bộ quá trình bảo vệ hiện trường đều nhằm mục đích bảo vệ các dấu vết, vật chứng tồn tại ở hiện trường, trách mọi tác động hoặc nguy cơ bị phá huỷ.
– Ngoài những biện pháp bảo vệ nguyên vẹn hiện trường như đã nêu trên, cần phải thực hiện một số động tác để bảo vệ dấu vết có nguy cơ bị phá hủy. Ví dụ: dùng tấm nilông, phên tre, mũ nón,… để rào chắn, che đậy dấu vết.
Cần chú ý là tuyệt đối không để vật che đậy tiếp xúc với dấu vết.
– Nếu có thể được thì di chuyển dấu vết tới nơi an toàn (trường hợp cháy nổ,…) nhưng phải đánh dấu vị trí trạng thái của nó. Trường hợp này hết sức hạn chế ( việc thu lượm dấu vết là nhiệm vụ của Công an, còn lực lượng bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ dấu vết giúp cho việc truy xét của Công an ).
– Đối với hiện trường bị xáo trộn ( cấp cứu, cháy,…) vẫn phải bảo vệ hiện trường.
– Phải bảo vệ dấu vết nguồn hơi để sử dụng chó đánh hơi nghiệp vụ.
– Trong trường hợp phạm pháp quả tang thủ phạm đã bị bắt vẫn phải bảo vệ hiện trường để Công an tiến hành khám nghiệm thu thêm dấu vết phục vụ cho việc xác lập chứng cứ.
d) Ghi nhận những tin tức có liên quan đến vụ việc:
Lực lượng bảo vệ hiện trường là những người có điều kiện quan sát và nắm vững được những tin tức quan trọng của sự việc, vì họ là những người đầu tiên có mặt tại hiện trường. Những thông tin cần ghi lại để cung cấp cho Công an là: Tên, địa chỉ nạn nhân, những ai đưa nạn nhân đi cấp cứu, nơi cấp cứu ở đâu,…; Tên, địa chỉ của tất cả những người có mặt tại hiện trường trước, trong và sau khi xảy ra sự việc; Phải nắm được tình trạng hiện trường trước khi tiến hành các biện pháp khẩn cấp và những thay đổi sau đó; Điều kiện thời tiết ( mưa, nắng, gió, nhiệt độ,…) trước, trong và sau khi xảy ra sự việc; Thu thập những hiện tượng đáng chú ý có liên quan đến vụ việc, nếu có phải xác định ngay tên tuổi, địa chỉ những người có biểu hiện nghi vấn. Trường hợp khám nghiệm hiện trường trong nhiều ngày thì việc bảo vệ hiện trường phải liên tục không được đứt quãng. Công việc bảo vệ hiện trường chỉ kết thúc khi có lệnh của Trưởng ban điều tra.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–